Kỹ thuật trồng cây lá lốt

Kỹ thuật trồng cây lá lốt

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây lá lốt bao gồm: thời vụ trồng, kỹ thuật làm đất, biện pháp nhân giống và trồng, quy trình bón phân, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch cây lá lốt

I/ Đặc tính thực vật

– Là cây thảo sống nhiều năm.
– Thân có rãnh dọc.
– Lá đơn, nguyên, mọc so le, hình tim, có màu xanh đậm, mặt lá bóng.
– Lá có 5 gân chính toả ra từ cuống lá, cuống có bẹ ôm lấy thân.
– Hoa mọc từ nách lá, quả mọng chứa một hạt.
II/ Kỹ thuật trồng
1/ Thời vụ:
 Trồng quanh năm.
2/ Làm đất
– Lá lốt thích hợp trên nhiều chân đất, nhưng để cây phát triển tốt thì chọn chân đất nhiều mùn, nhiều dinh dưỡng.
– Lên liếp: chiều cao x chiều dài x chiều ngang tương ứng với tỉ lệ sau:15 cm x chiều dài vườn x 1,2 m. 
– Khoảng cách giữa các liếp khoảng 3 cm.
3/ Nhân giống và trồng
Chọn những cây lá lốt sinh trưởng mạnh (lá xanh bóng, mượt, kích thước lá to) cắt thành từng đoạn dài 20 – 30 cm để giâm.
Giâm những đoạn thân vừa cắt trực tiếp trên liếp đã chuẩn bị để trồng, giâm từng hàng vào đất (ngập 2/3  đoạn thân vừa cắt), sau đó tưới nước nhẹ cho cây đủ ẩm. Hằng ngày tưới nước 2 lần cho cây.
4/ Bón phân
Lượng phân bón cho 1.000 m2 như sau
Bón lót: Phân chuồng hoai 1,5 tấn, phân lân 35 kg.
Bón thúc: phân Urê 10 – 12 kg.
5/ Phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch
Lá lốt là loại cây trồng ít sâu bệnh hại. Trong trường hợp trồng cây với mật độ dày thì những lá phía dưới hay bị cháy đầu lá nhưng sản phẩm thu được từ lá lốt thường là những lá non, do đó công tác bảo vệ thực vật trên cây tương đối nhẹ.
Sau khi trồng khoảng 1 tháng thì có thể thu hoạch lá lốt. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà cắt nguyên đoạn thân (chừa lại 10 – 15 cm để cho cây tái sinh) hoặc hái lá.

52515-ky-thuat-trong-cay-la-lot.pdf

Lê Thị Nghiêm