Kỹ thuật trồng cây Đinh Lăng – Hồ Tiêu – Tam Thất Bắc – Cà Phê – Bơ

Kỹ thuật trồng cây Đinh Lăng – Hồ Tiêu – Tam Thất Bắc – Cà Phê – Bơ

Đinh lăng là loại cây chịu hạn, không ưa đọng nước, phát triển tốt ở vùng đất pha cát, tơi xốp, có độ ẩm trung bình. Khi trồng đại trà, diện rộng, người dân phải cày bừa làm đất tơi, lên luống cao 20cm, rộng 50cm. Nếu ở vùng đồi, người trồng phải cuốc hốc sâu 20cm, đường kính hố 40cm. Đinh lăng trồng bằng cách giâm cành và có thể trồng được cả bốn mùa nhưng tốt nhất là giữa xuân.

 

I.1. Cây đinh lăng


Cây Đinh lăng (Polyscias fruticosa) thuộc họ Ngũ gia bì, có kỹ thuật trồng cây không quá khó. Loài cây này là một loại dược liệu quý bởi con người có thể sử dụng được toàn bộ cây từ rễ, củ, cành và lá để làm thuốc trị bệnh, bồi bổ sức khoẻ và làm gia vị cho các món ăn như gỏi cá, thịt chó…

Chuẩn bị trồng

Đinh lăng là loại cây chịu hạn, không ưa đọng nước, phát triển tốt ở vùng đất pha cát, tơi xốp, có độ ẩm trung bình. Khi trồng đại trà, diện rộng, người dân phải cày bừa làm đất tơi, lên luống cao 20cm, rộng 50cm. Nếu ở vùng đồi, người trồng phải cuốc hốc sâu 20cm, đường kính hố 40cm. Đinh lăng trồng bằng cách giâm cành và có thể trồng được cả bốn mùa nhưng tốt nhất là giữa xuân.

Thời vụ: Người nông dân nên trồng vào mùa xuân, từ tháng 1-4. Vào mùa hè, cây được trồng cần phải giâm hom giống 20-25 ngày cho ra rễ mới đem trồng. Người trồng có thể giâm cành bằng cách đem hom cắm xuống đống cát để trong bóng mát, khoảng cách trồng: 40 x 50 cm hoặc 50×50 cm. Mật độ của cây là khoảng 40.000 đến 50.000 cây/ha.

Phân bón và kỹ thuật bón phân

Bón lót: Mỗi hecta, người dân nên bón lót 10- 15 tấn phân chuồng, 400- 500 kg phân NPK, bón toàn bộ lượng phân lót, tránh bón sát và hôm giống.

Bón thúc: Ở năm đầu, vào tháng 6 sau khi trồng, cây cần được bón thúc 8kg urê/sào bằng cách rắc vào má luống rồi lấp kín. Cuối năm thứ 2, vào tháng 9 sau đợt tỉa cành, cây nên được bón thêm phân chuồng 6 tấn/ha và 300 kg NPK+100 kg kali. Ngoài ra người trồng cần bón thúc vào mùa thu, vun đất phủ kín phân bón để cây có điều kiện phát triển mạnh vào năm sau

Kỹ thuật trồng

Người trồng đặt hom giống cách nhau 50cm, đặt nghiêng hom theo chiều luống, giữa các hom bón lót bằng phân chuồng 4kg/sào và 20kg phân NPK (tránh bỏ phân sát hom giống), sau đó lấp hom, để hở đầu hom trên mặt đất 5cm. Khi trồng xong, người dân nên phủ rơm rạ hoặc bèo tây lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp. Nếu đất khô, người nông dân phải bơm nước ngập 2/3 luống hoặc tưới nước đảm bảo độ ẩm cho đất trong vòng 25 ngày nhưng không được để ngập nước, nếu trời mưa liên tục phải thoát nước ngay để tránh thối hom giống. Có hai cách trồng.

Một là kết hợp làm cảnh và thu dược liệu: Người dân có thể trồng thành từng hốc hoặc từng hàng thẳng tắp hoặc theo hình dáng tuỳ thích (hình thoi, vòng tròn, vòng ô voan…)

Trồng từng hốc: Người trồng đào hốc có đường kính 1m, sâu 35-40cm, lót đáy hố bằng miếng PE hay nilon cũ (để rễ cây tập trung trong hố, khi thu hoạch sẽ lấy gọn cả bộ rễ một cách dễ dàng). Sau đó, người dân trộn đất với phân chuồng hoai mục (10kg) cho đầy hố, nén đất xuống rồi trồng cây đã ươm vào, ba cây một hố theo hình tam giác đều, cây cách cây 50cm. Cây cần được tưới nước và ấn chặt đất xung quanh gốc, người chăm nên vun đất tạo thành vồng có rãnh thoát nước xung quanh. Nếu có, bèo tây ủ vào gốc để giữ ẩm là tốt nhất.

   

Trồng theo hàng thẳng hoặc tạo hình dáng: Bước đầu tiên là người trồng đào băng rộng 40cm, sâu 35-40cm,  lót nilon cũ hoặc PE cũ xuống đáy và trồng cây như trên (không đặt cây theo hình tam giác đều mà chỉnh theo hàng thẳng hoặc hình dáng định trồng).

Hai là trồng trên diện tích lớn: Người nông dân cần làm luống rộng 60cm, cao 35-40cm, bổ hốc thành hai hàng lệch nhau, cây cách cây 50cm. Bước tiếp theo là người dân cho phân hoai mục xuống, lấp đất mỏng, đặt cây đã ươm  vào trồng, tưới nước rồi ấn chặt đất quanh gốc. Nếu cây được trồng trên đất dốc, người trồng phải làm luống theo đường đồng mức để tránh trôi màu, hạn chế thoát nước nhanh sau khi mưa.

Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

Đinh lăng là cây phát triển quanh năm, chịu hạn, ít sâu bệnh. Hầu như không cần sử dụng thuốc BVTV. Từ năm thứ 2 trở đi, người chăm cần tỉa bớt lá và cành, mỗi năm 2 đợt vào tháng 4 và tháng 9. Mỗi gốc chỉ nên để 1-2 cành to.

Đinh Lăng là cây phát triển quanh năm, chịu hạn và ít bị sâu bệnh hại. Giai đoạn đầu mới trồng, cây thường bị sâu xám cắt lá mầm và ăn vỏ thân, giai đoạn cây phát triển mạnh hầu như không bị sâu hại.

Trong giai đoạn đầu, người trồng cần chú ý phòng từ kịp thời tránh ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây. Người chăm bón có thể dùng thuốc hoặc bắt sâu bằng tay vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Ngoài ra, người dân có thể dùng một số loại thuốc phòng trừ sâu xám như sau: Dùng thuốc đơn TP-Pentin 18EC, Basudin 50EC; Shecpain 36EC, Gottoc 250EC hoặc phối hợp hai loại thuốc khác nhau: Diptere 80WP + Karate 2,5EC, Sevin 40% + Sherpa 25EC, Ganoi 95SP + Abamectin 36EC, Regent 800WG + Sokupi 0,36AS… hoặc dùng một trong các loại thuốc sâu dạng hạt, bột như: Basudin 10H, Vibasu 10G, Furadan 3G, Regent 3G… trộn một phần thuốc với 10 phần đất bột khô rắc vào quanh gốc cây khi cấy trồng có tác dụng phòng trừ sâu xám rất tốt.

Thu hái, chế biến, bảo quản

Lá: Khi chăm sóc, người trồng cần tỉa bớt lá chỗ quá dầy. Khi thu vỏ rễ, vỏ thân , người thu nên thu hoạch lá trước, sau đó mới chọn hom giống. Lá thu được đem hong gió cho khô là tốt nhất (âm can), cuối cùng sấy cho thật khô.

Vỏ rễ, vỏ thân: Người nông dân có thể thu hoạch vào cuối thu năm thứ 2 (cây trồng 5 năm có năng suất vỏ rễ vỏ thân cao nhất). Rễ và thân câycần được rửa sạch đất cát, cắt rời rễ lớn, hong gió một ngày cho ráo nước (giúp bóc vỏ dễ hơn) để riêng từng loại vỏ thân, vỏ rễ sau khi bóc. Rễ nhỏ có đường kính dưới 10mm không nên bóc vỏ, loại đường kính dưới 5mm nên để riêng. Rễ cần được phơi, sấy liên tục đến khi khô giòn.

Phân loại: Loại I là vỏ, rễ cây loại có đường kính (lúc tươi) từ 10mm trở lên. Loại II là vỏ thân và vỏ rễ có đường kính dưới 10mm (vỏ thân gần gốc dày trên 2mm). Loại III là các loại rễ và vỏ thân mỏng dưới 2mm.

Tên khoa học:

Panax Pseudo – GinsengWall

Họ:

Ngũ gia bì (Araliaceae )

Tên gọi khác:

Cây điền thất, sơn thất, nhân sâm tam thất, hạn tam thất.

1. Hình thái

Là một loài cây thân nhỏ, thuộc loại thân củ, sống nhiều năm. Cây cao khoảng 30-65cm, mọc đứng, vỏ cây không có lông, có rãnh ( kẽ, đường nứt ) dọc. Củ ( rễ ) hơi hình trụ tròn gọi là “thất đầu tử”. Đầu củ có những kẽ nứt rõ rệt và những vết nẻ dọc đứt quảng, củ dài khoảng 2-6cm, đường kính độ 1-2,5cm, đống thời có nhiều rễ phụ, đầu trên củ nối liền với gốc thân cây, chỗ này người ta gọi là “ dương trường đầu”, có chồi, có mầu xanh sẫm, lúc bắt đầu mọc nhú lên khỏi mặt đất, đầu chồi ( mầm ) khum xuống, giống như cái móc câu, vào khoảng tháng 3-4 thì dần dần uốn thẳng lên. Lá kép kiểu bàn tay xòe, cây mọc một năm chỉ ra một lá kép, cây 1-2 tuổi thì có 2-6 là kép, mọc chụm vòng tròn quanh ngọ cây; cuống lá dài khoảng 3-10cm, trơn bóng, không có lông, lá đơn từ 5-7 lá, dài độ 7-13cm, hình trứng hay hình kim nhọn, các gân lá có mọc rất nhiều lông cứng màu trắng, mặt lá màu xanh sẫm, mặt dưới màu nhạt hơn, rìa lá có răng cưa nhỏ. Vào khoảng tháng 6-7 từ trên ngọ cây nhú lên hoa tự hình tán, gồm nhiều hoa đơn, hoa đơn từ xung quanh hoa tự nở dần vào trong giữa, cuống hoa trơn bóng không có lông; hoa lưỡng tính cùng lẫn với hoa đơn tính, có 5 cánh màu xanh, phần lớn là 2 tâm bì. Quả thuộc loại quả mọng, chín vào tháng 10-12, lúc chín màu đỏ tươi, thường gọi là “hạt đỏ”, mỗi quả có 1-3 hạt, hạt tròn như hình cầu, vỏ trắng. Dùng củ ( rễ ) làm thuốc.

   

 

        2. Điều kiện sinh trưởng

 Cây tam thất ưa thời tiết ấm áp và hơi râm, ẩm; sợ lạnh và nóng, mưa nhiều, phần lớn phân bố ở vùng núi cao hơn mặt nước biển 1.100-1.500m. Chúng thường mọc trên các dải đất trống trong rừng nơi có nhiệt độ bình quân hàng năm là 20ºC, cao nhất là 34ºC, thấp nhất 4ºC; độ ẩm tương đối là 70-80%; tổng lượng mưa hàng năm là 900-1.200mm, phần lớn là mưa tập trung vào tháng 6, 7, 8, 9, mùa mưa và mùa khô phân biệt rất rõ. Đất pha cát hay là đất thịt nhẹ pha chứa nhiều chất mùn. Người ta cho rằng đất hơi chua hoặc hơi kiềm đều có thể trồng tam thất được.Tìm đất trồng tam thất cần phải chọn chỗ đất tơi xốp, thoát nước tốt; những nơi đất thịt nặng, quá khô cằn, ẩm ướt nhiều, kết vón cục to đều là những nơi không thể trồng tam thất được. Nói chung, trồng tam thất trên đất mới khai hoang hoặc đất trồng luân canh là tốt nhất.

3. Kỹ thuật trồng

Trồng tam thất bằng hạt ở vườn ươm, sau đó mới đánh đi trồng.

*

Gieo ươm cây giống

– Chọn đất vườn ươm

 Nên chọn chỗ đất dốc hướng Nam hay Đông Nam khuất gió, độ dốc vào khoảng 15o, để sau này tháo tiêu nước dễ dàng, đất thịt nhiều thì nhất thiết không dùng làm vườn ươm; nếu dùng để gieo ươm thì cây giống sau này không những nhỏ mà bệnh hại cũng rất nhiều.

 Đất đã trồng ngô và các cây thuộc họ đậu ( trước kia đã trồng hoặc đang trồng ), đất hoang mới khai phá và đất luân canh bỏ hóa làm vườn ươm thì càng tốt; nhất thiết không làm vườn ươm trên đất trước kia đã và đang trồng rau, trồng các loại lúa mạch, các laoij cây thuoccj họ cà; và nên làm vườn ươm trên diện tích nhỏ, để tránh lấy truyền sâu bệnh hại.

– Làm đất

+

Cày bừa đất:

người ta thường làm đất bắt đầu từ hạ tuần tháng 8, cày sâu 10cm, tháng 9 cày lại lần thứ 2, cày sâu khoảng 10-13cm và bừa một lần; trước khi gieo hạt bón cho mỗi mẫu 2000-2.500 kg phân chuồng làm phân lót; cày lật úp, cày sâu khoảng 20-27cm, bừa cho thật nhỏ đất và san bằng để sau này đánh luống cho dễ. Bắt đầu từ tháng 9 cho tới trước lúc gieo, cày bừa đất từ 6-8 lần, làm cho đất nhỏ, tơi xốp.

+ Làm luống:

thường làm luống gồ sống trâu. Ở chỗ đất pha sét (đất thịt ) thì đánh luống cao 23-27cm; ở chỗ đất pha cát thì đánh luống cao 13-17cm. Rãnh luống rộng độ 33cm, chiều dài thì tuy theo địa hình, địa thế mà làm, nói chung không nên dài quá 6,5m. Sau đó lấy vồ đập cho luống bằng phẳng, đất mặt luống xẹp chắc hơn; làm như vậy sau này hạt tam thất sẽ mọc tốt hơn, nếu không sau này rễ cái của cây sẽ mọc đâm khá sâu, củ nhỏ, ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng. Dùng rơm rạ hay cỏ phủ lên mặt luoongsmootj lớp dày 17cm để đốt, làm cho đất thêm phân đồng thời để diệt mầm mống sâu bệnh trong đất. Sau khi đốt xong để cho đất nguội, vãi phân lợn lên mặt luống một lượt, khoảng 2-3cm. Sau khi phân khô thì lại dùng vồ đập nhẹ đất trên mặt luống cho bằng phẳng. Có vùng, sau khi đốt tiêu độc cho đất lại dùng đất hun 60% trộn với 30-40% phân lợn, vãi đều trên mặt luống trước khi gieo hạt, một lớp dày độ 1,5-3cm. Như vậy làm cho mặt luống khô, đồng thời cũng là bón thêm phân lót.

 Có thể đánh luống rộng 60-70cm, cao 17-23cm, nói chung đánh luống theo hướng Đông Tây, đất dốc thì nên đánh luống thẳng góc với hướng dốc. Sau khi đánh luống xong, dùng cát nhỏ trộn đều với trấu vãi trên mặt luống để cải tạo đất, sau đó tưới nước phân, phơi nắng cho khô đất để bừa lên cho tơi xốp. Nhìn qua 2 cách làm đất trên ta thấy: cách đầu làm luống khá rộng tận dụng được đất đai kinh tế hơn; lúc làm luống mặt luống được đập chặt đất, có thể làm cho củ tâm thất sinh trưởng tốt hơn; dùng cách rải rơm rạ, đốt cỏ tiêu độc cho đất, không những có thể tăng thêm độ phì nhiêu cho đất, mà còn có thể giảm bớt sự lây lan sâu bệnh hại, cho nên càng tốt.

+Làm giàn che:

tam thất là loài cây ưa bóng, cho nên sau khi gieo cần phải làm giàn che râm trên luống, mới có thể đảm bảo cho cây mọc tốt. Vật liệu dùng để dùng làm giàn che có thể bằng tre nứa, gỗ, thân cây ngô và cỏ tranh. Cứ cách 3,3m chôn một cột, cột cao hơn mặt luống 1,5-1,7m, đầu trên cột nên có nhánh nạng để gác xà dọc lên, sau đó buộc các xà ngang, cứ cách 30-60cm buộc một xà, bên trên rảu đều lớp rạ, cỏ, và trên cùng thì lấy phên nứa đan mắt cáo rộng đặt chặn lên trên và buộc lại, như thế vừa ngăn được gió vừa ngăn được gió thổi làm tung giàn. Độ dày của lớp che trên giàn phải đảm bảo cho luống được râm mát, mặt khác cũng cho một số ánh sáng lọt xuống, nhưng không để ánh sáng rọi mạnh; để ngăn cản trâu bò vào phá hoại, xung quanh cần làm hàng rào bảo vệ.

 Ở gần giữa ruộng hoặc ở góc ruộng làm một chòi để tiện nghỉ ngơi và canh gác.

+Gieo

+ Xử lý hạt giống:

Vào tháng 12 hàng năm, hạt lần lượt chín. Hạt hái đến đâu nên gieo ngay đến đó, nếu không thì sau đó 1 tuần, tỷ lệ nảy mầm sẽ giảm xuống, cho nên nói chung sau khi hái quả về, đem ra chỗ nước chảy lấy tay xát bóp, đãi rửa sạch lớp vỏ quả màu đỏ, sẽ được hạt màu trắng, sau đó đem gieo. Nhưng cũng có cá biệt một số nơi, trước khi gieo cứ để nguyên cả quả như vậy không xát sạch lớp vỏ thịt màu đỏ, đem gieo luôn, như vậy là không tốt. Vì trong mỗi quả tam thất có 1-3 hạt ( nói chung đa số là 2 hạt ) sau khi gieo không những tỷ lệ nãy mầm thấp mà cây sinh trưởng cũng không được đều.

Ngoài ra, để ngăn ngừa bệnh hại, trước khi gieo nên xử lý hạt; thường sử dụng các biện pháp sau:

·

Lấy 1kg tỏi giã nhỏ pha với 10 lít nước, lọc lấy nước pha với dầu cám 1%, sau đó đổ hạt vào ngâm 4h, vớt ra đem gieo.

·

Dùng dung dịch boocdo 1:1:100 ngâm hạt 10-15 phút, vớt ra hong khô đem gieo.

·

Dùng nước vôi xà phòng: xà phòng 50g pha với 2,5 lít nước, ngâm hạt 10 phút, sau khi hong khô lại dùng nước vôi ( 250g vôi pha với 5 lít nước ) ngâm 10 phút, sau đó vớt ra hong khô đem gieo.

·

Dùng dung dich Focmalin 0.2-1% ngâm hạt độ 5-10 phút, sau đó vớt ra, dùng nước rửa sạch, hong khô đem gieo.

+ Cách gieo:

Thường có nhiều nơi gieo vãi, nhưng cách này không tốt, hiện nay đã bỏ và tiến hành gieo vào lỗ.

 Lúc gieo đem cào, cào ngang và dọc luống 1 lần, cào rạch sâu 13-17mm, như thế sẽ trông thấy các ô vuông. Sau đó trên mỗi điểm giao nhau của các rạch ngang dọc gieo một hạt giống.Mỗi mẫu có thể gieo 10-15 vạn hạt.Sau đó lấp đất lên trên hạt, không trông thấy hạt là được.Trên mặt luống có phủ lớp rạ, phủ dày không trông thấy mặt đất là được. Nói chung, phủ bằng cỏ tranh hay rạ, tốt nhất là phủ bằng loại rạ cũ lợp nhà; sau khi phủ rạ xong thì tưới nước, làm cho đất ẩm.

-Chăm sóc:

+ Tưới nước và tháo nước:

Sau khi gieo, cho tới trước lúc đánh cây đi trồng, phải chú ý tưới nước luôn, làm cho cây sinh trưởng được tốt, tránh được bệnh tật. Ngoài ra, tháo nước cũng là công tác rất quan trọng.Bộ rễ của cây chưa phát triển, nước trong đất quá nhiều, không khí thiếu, rễ hô hấp rất khó khăn, thân cây sẽ non yếu, lá chúc xuống, lúc này cây rất dễ bị bệnh hại.Đặc biệt là thời tiết mùa hạ, mưa nhiều nên cần phải chú ý tháo nước, rãnh tiêu nước phải luôn luôn thông, tuyệt đối không được ứ đọng nước.

+ Làm cỏ:

Trong cả thời gian sinh trưởng của cây cần phải thường xuyên làm cỏ bằng tay.

+ Phòng hỏa:

Vườn trồng tam thất có cỏ, rạ phủ trên mặt luống, lại có giàn che, cho nên ở trong vườn không được dùng lửa, để tránh xảy ra hỏa hoạn.

+ Bón phân thúc:

Vào tháng 3 cây đã mọc đều, bắt đầu bón phân thúc, mỗi lần mỗi mẫu bón độ 1.000-1.250kg phân: phân trộn theo tỷ lệ 35% tro bếp, 15% phân lợn, 50-75% khô dầu. Lúc bón bỏ phân vào xung quanh gốc cây, chờ cho mưa hoặc tưới nước làm cho phân ngấm xuống đất, mỗi cây bón độ 50g phân.Về sau lớp cỏ, rạ phủ trên mặt luống cũng mục nát sẽ biến thành phân. Từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 7 mỗi tháng bón 1 lần phân, số lượng cũng giống như lần thứ nhất.

 Có thể áp dụng cách một năm bón ba lần phân, thời gian vào các tháng 5, 6, 8. Bón loại phân hỗn hợp ( khô dầu sở 50kg, khô dầu trẩu 50kg, phân trâu, bò, ngựa 100kg ); lần thứ nhất mỗi mẫu bón 200kg, lần thứ 2 và lần thứ 3 mỗi lần đều là 150kg.

 Các loại phân dùng để bón cho tam thất ở mỗi nơi một khác, tùy hoàn cảnh cụ thể từng nơi.

+ Điều tiết giàn che:

Ánh sáng lọt xuống đất qua giàn che có mối quan hệ rất lớn đối với sinh trưởng của tam thất. Nói chung về mùa hạ, cần phải giữ cho ánh sáng lọc được 1/3; từ sau tháng 8, 9, ánh sáng chiếu đã yếu, dần dần bỏ bớt vật che phủ ở trên, làm cho giàn che có một nửa ánh sáng lọt xuống dưới.

*

 Đánh cây đi trồng

 Mùa xuân gieo hạt đến mùa đông cùng năm đó đánh cây đi trồng, nếu không đánh trồng lúc này thì rễ của chúng sẽ ăn thẳng xuống sâu, về sau chỉ được loại củ “cắt đầu đuôi” hoặc “rễ tam thất” mà không thể thu hoạch được củ tam thất bình thường, đồng thời các bệnh hại cũng xảy ra nhiều. Nhưng trước khi đánh đi trồng, cần phải chọn được đất trồng tốt, làm đất kỹ và sau khi đã làm giàn che.

a) Thời gian đánh cây đi trồng:

Ở chỗ đất cao hơn mặt biển 1.500m, cây sớm bị khô héo, cứ vào khoảng giữa tháng 9 đã bắt đầu rụng lá; ở chỗ đất cao hơn mặt biển 1.100m thì vào tháng 10-11 cây rụng lá, cho nên vào tháng 11-12 là thời gian đánh cây đi trồng là thích hợp nhất.

b) Đánh cây:

Trước hết xới tơi đất hai bên mép luống, lấy chiếc dầm tre bứng nhẹ cây. Từ lúc bứng đến lúc đặt cây trồng xong, không được làm giập gãy đầu chồi, cũng có cây lúc đó chưa rụng lá, cần phải lấy kéo cắt hết là từ gốc lên, để nó ngủ qua đông được bình thường; nên bứng đến đâu đem trồng ngay đến đấy, không được để cách đêm, nếu trồng không thẻ hết thì giâm cây vào chỗ đất ẩm.

Đào xong phải phân loại cây, mỗi 1.000 cây nặng 1.5kg là loại một, 1-1,5kg thì thuộc loại hai, 1kg trở xuống thì thuộc loại ba. Trồng theo từng loại riêng sẽ dễ chăm sóc. Cây to thì trồng thưa hơn một chút, cây bé thì trồng dày hơn. Nếu không phân loại theo cây to, cây nhỏ, trồng lẫn lộn ở cùng một chỗ, cây bé trước hết tiếp thu được ít ánh sáng, trong quá trình trồng bị cây lớn che lấp, làm cho cây bé ngày càng thiếu ánh sáng, về sau không bao giờ mọc đuổi kịp các cây lớn; nếu phân loại để trồng riêng từng nơi thì có thể khắc phục thiếu sót trên.

Nhưng để phòng bệnh hại thường thấy, sau khi phân loại, nên tiêu độc. Cách xử lý là ngâm rế cây vào dung dịch boocdo 1:1:200 trong khoảng thời gian 10-15 phút.

c) Trồng:

Luống đã làm xong, cuốc lỗ theo ô vuông khoảng cách giữa các hàng là 20-27cm, sâu độ 13-17cm, sau đó đem cây trồng, đầu cây hướng về một bên, để cho cây mọc đều, dễ chăm sóc.

Có thể trồng theo hai cách, một là trồng nằm cây, hai là trồng cây đứng.

1000 mét vuông đất có thể trồng được 8.000-10.000 cây. Đặt cây xuống lấp đất nhỏ ( có nơi thì lấp phân lên trên ) lấp độ dày 17mm. Bên trên lại rải một lớp rạ lợp nhà cũ hoặc rạ đã mục nát để phủ kín luống. Theo kinh nghiệm cho biết thì loại rạ này, ngoài tác dụng ngăn chặn nước bốc hơi và lớp đất mặt đóng váng, còn có tác dụng tăng độ phì nhiu cho đất và diệt trừ các loại sâu hại. Sau khi che phủ, tưới nước 1 lần, yêu cầu tưới nước ẩm sâu 17-20cm; nếu tưới một lần chưa đủ thì phải tưới liên tục mấy ngày liền.

Một số nơi đã dùng cách trồng dày, hai cây một lỗ, kết quả tăng sản lượng tốt. Cách trồng này làm như sau: trên luống trồng soi những rạch nhỏ ngang luống, rạch nọ cách rạch kia 13-17cm, sâu 13-17cm; sau đóđem cây trồng chụm đầu vào nhau, hoặc đầu củ hơi so le với nhau, mỗi cây cách nhau 13-17cm, đặt nằm trong rạch, hai đầu rạch phải đặt cây quay đầu ra ngoài, củ phía trong, để dễ mọc và chăm sóc. Như vậy, mỗi sào có thể trồng được 16.000-20.000 cây. Đây là cách trồng tốt, các nơi nên tham khảo và áp dụng.

d) Chăm sóc:

Là khâu quan trọng nhất trong sản xuất tam thất, công việc khá phức tạp, có tính chất kỹ thuật cao. Ở những nơi trồng tam thất đều có người chuyên môn chăm sóc riêng, có làm nhà để người ở trông nom.

– Làm cỏ:

Làm cỏ là công việc thường xuyên, cũng không hạn chế số lần nhất định. Từ tháng 2 trở đi, sau khi cây đã mọc đều, nguyên tắc là hễ trông thấy cỏ là làm ngay, đều dùng tay để nhổ. Đồng thời vào lúc làm cỏ, nếu thấy củ nhô lên khỏi mặt đất thì phải vun đất vào ngay để cho cây sinh trưởng tốt.

– Tưới nước và tháo nước:

Nói đến tưới nước thì cứ nghĩ là việc đơn giản, nhưng trên thực tế là công việc rất tỉ mỉ, có tính kỹ thuật cao. Có cần hay không cần phải tưới nước? số lượng nước tưới bao nhiêu? tưới vào lúc nào? đều phải qua phân tích tỉ mỉ mới tiến hành, nếu không thì lại biến việc làm tốt thành việc làm xấu. Nói chung, độ ẩm lớp đất mặt (1-2cm) vào khoảng 20-25%, độ ẩm lớp đất dưới khoảng 30-35%, thì cây tam thất sinh trưởng bình thường nhất. Trong lúc độ ẩm mặt đất khoảng 6,5-10%, độ ẩm lớp dưới 20%, nhiệt độ mặt đất cao tới 50-52ºC, buổi trưa cây bị nắng độ nửa giờ, lá tam thất cuốn cong lên, bị nắng 2,5 giờ, thân cây uốn gục xuống; nếu che râm không kịp thời trong 3 ngày như vậy cây sẽ chết. Nếu che râm, có một số lá cá biệt uốn cong lên nhưng sau khi mặt trời lặn chúng lại trở lại bình thường. Từ diễn biến trên cho thấy rằng, trong thời gian khô hạn, lúc độ ẩm mặt đất thấp hơn 20% thì cần phải tưới nước; số lượng nước tưới mỗi lần nên căn cứ vào tình hình khí hậu nơi đó để quyết định, sau khi tưới đất có thể nắm thành cục, không có nước nhỏ xuống, bỏ rơi xuống thì đất tỏa vỡ tan ra, thế là vừa. Thời gian tưới cũng cần phải nắm vững, tốt nhất là tưới xong trước 9h sáng hay sau khi mặt trời lặn là lúc nhiệt độ của nước với nhiệt độ của mặt lá chênh lệch nhau không xa lắm; nếu dùng nước lạnh tưới vào cây đang nóng thì sẽ xảy ra bệnh thối lá, nếu bị nắng thì cây sẽ chết.

Công việc tháo tiêu nước cũng rất quan trọng, mùa mưa lượng mưa nhiều, các tế bào trong cây tam thất chứa đầy nước, mà số nước bốc hơi đi lại rất ít, cây chịu đựng không được, lá bị chúc xuôi xuống; nếu có gió sẽ đổ ngã gục, lá dính chặt đất, trời nắng ráo phải dựng cây lên, lấy nước dội sạch đất trên lá, cây sẽ có thể đứng lên được. Gặp phải trường hợp như vậy, sinh trưởng của cây bị chậm lại, dễ xảy ra bệnh thối củ ( rễ ) hoặc bệnh thối lá, rất khó cứu chữa. Nên làm giàn che mưa để hạn chế nước mưa, không để nước mưa rọi trực tiếp xuống luống, sau khi trồng dùng biện pháp điều tiết nước như trên thì cây tam thất sinh trưởng tốt. nhưng cách tiến hành khá phức tạp, trời nắng phải dỡ bỏ mái giàn ra, để cho ánh nắng lọt xuống đất, trước khi mưa phải đem che lên, phải làm nhẹ nhàng, không làm cọc, vật che chóng hỏng. Lúc trồng trên diện tích nhỏ, thì có thể dùng nhà kính làm giàn che mưa, bên trên lại lấy cành cây hay rơm rạ, cỏ che râm để độ chiếu sáng xuống bao nhiêu là tùy ý, buổi chiều phun một ít nước thể thay nước sương, cây tam thất sẽ sinh trưởng rất tốt; các nơi có thể áp dụng.

Nhìn về các mặt, tháo tiêu nước so với tưới nước thì khó làm hơn.Đương nhiên còn phải tháo sạch nước ứ đọng ở rãnh đi, là việc rất dễ; nhưng muốn cho độ ẩm của đất giữ được giới hạn 25-35% thì là việc làm khó.Tất cả những cây ta thất bị bệnh hại đều tập trung vào mùa mưa.

-Bón phân thúc:

Từ tháng 4 bắt đầu bón thúc lần thứ nhất, đến tháng 7 bón lần thứ hai, về sau trừ những tháng mùa đông ra, mỗi tháng bón 1 lần, lấy “ nhiều lần bón ít” làm nguyên tắc. Loại phân và tỷ lệ dùng mỗi lần cũng giống như trong thời kỳ ươm. Mỗi cây mỗi lần bón 50g, bón trực tiếp vào gốc cây.

Có địa phương cuối tháng 4 trở đi, mỗi tháng bón phân 1 lần, thông thường là bón phân hỗn hợp, mỗi mẫu mỗi lần bón 525kg ( 14kg khô dầu sở, ngoài ra là phân trâu, bò, ngựa ) hoặc là bón nước phân lợn. Nhưng đến tháng 8 lúc tam thất đã ra hoa, không nên bón phân nữa để tránh làm rụng hoa, ảnh hưởng đến sự kết quả, giảm thu hoạch quả. Bón lần thứ 5 ( hạ tuần tháng 8 ), nên bón tăng thêm 10kg bột xương, để thúc đẩy hạt chắc, mẩy.

– Điều chỉnh giàn che:

Về mùa hè nên đẩm bảo cho cây được 3 phần ánh sáng, còn 7 phần là bóng râm; nếu giàn che dày quá hoặc quá thưa thì phải điều chỉnh giàn che cho hợp lý. Từ mùa hạ đến mùa đông, giàn che cũng có thể làm cho thưa dần để cho ánh sáng chiếu xuống ở mức độ thích hợp. Ơ vùng chân núi có thể đẩm bảo cho đất trồng nửa sáng nửa tối trong cả năm; ở vùng đồng bằng thì ánh sáng ít, bóng râm nhiều là chính (độ ánh sáng lọt xuống 25-40%). Trong thời gian cây có quả thì điều chỉnh giàn che cho độ chiếu sáng xuống dưới 2/3, bóng râm 1/3 (ánh sáng lộ xuống 50-60%) để cho cây có đủ ánh sáng mặt trời, như vậy quả sẽ nhiều, chín nhanh, đẫy chắc, củ ( rễ ) cũng to. Hoặc dùng những cành cây có lá rụng tự nhiên để làm vật liệu lợp giàn che. Tất cả công việc điều chỉnh giàn che, nêntùy thời gian, tùy địa điểm, tùy theo vật liệu mà áp dụng cho linh hoạt, thích hợp, không nên áp dụng máy móc để tránh xảy ra thiệt hại.

*

 Chọn để giống

Nói chung chọn lấy hạt của những cây đã trồng 3 năm, nhiều hạt chắc mẩy là tốt hơn hạt của những cây trồng 2 năm. Trước hết chọn những cây to khỏe, để lại làm giống. Có nơi đã chọn những cây không bị sâu bệnh, trong khi ruộng rất nhiều cây bị sâu bệnh hại để làm cây giống vì những cây này có sức chống bệnh khỏe, kết quả cũng rất tốt, nhưng để chắc chắn hơn lúc gieo phải dùng thuốc xử lý hạt, còn các cây khác lúc bắt đầu hình thành nụ hoa, phải ngắt bỏ đi ngay để tránh ảnh hưởng đến chất lượng của củ ( rễ ).

a) Công việc chăm sóc và bảo vệ cây mẹ:

Sau khi đã chọn được cây mẹ dùng để lấy hạt giống, cần phải tiến hành một số chăm sóc đặc biệt.

– Cắm cọc buộc cây:

Ở chỗ cách gốc cây khoảng 10cm, cắm một cọc cao 0,7-1m làm cây choái, lấy sợi dây buộc vào cây choái này để đề phòng cây mẹ bị gió thổi đỗ ngã. Đồng thời cọc cắm này còn có thể làm cọc mốc, để chăm sóc đặc biệt.

– Bón phân thúc:

Lúc bắt đầu thấy nụ hoa xuất hiện, nên bón phân thúc ngay, chủ yếu là phân lân, kali, để thúc hạt thêm chắc, mẩy. Về sau cứ mỗi tháng bón thúc một lần, mỗi lần mỗi cây bón độ 50-100g phân hỗn hợp bột xương, tro bếp và phân chuồng. Mỗi cây như vậy có thể thu hoạch được 50-60 hạt chín; mặt khác không vì thế mà giảm phẩm chất củ ( rễ ).

– Tỉa bỏ hoa, lá:

Lúc đầu hình thành chùm hoa, rất nhiều phiến lá nhỏ mọc xung quanh chùm hoa không có lợi cho quá trình hình thành hạt, cần phải ngắt bỏ kịp thời.

– Ngắt bỏ hoa rìa cạnh:

Sau khi kết quả, các hoa ở rìa xung quanh hoa chính phần lớn là lép, cần phải ngắt bỏ kịp thời, để giảm bớt tiêu tốn chất dinh dưỡng, thúc đẩy cho hạt chắc thêm.

b) Hái và bảo quản chuyên chở giống:

Quả cây 2 năm thì thu hoạch vào mùa đông, cây 3 năm thì thu hoạch vào tháng 10. Lúc đã có 80-90% số quả chín đỏ thì hái. Hái nên chọn vào những ngày nắng, lấy tay ngắt chọn những quả to mập, chín không bị sâu hại làm giống. Hái được đến đâu đem gieo ngay đến đó, nếu không thì thịt quả sẽ thối, ảnh hưởng đến sức nảy mầm. Hạt đã rửa sạch vỏ và thịt quả thì tốt nhất là gieo hết trong ngày đó, nếu không gieo hết trong ngày hôm đó, và ngày hôm sau lại bận không gieo tiếp được thì nên bỏ vào sàng, rải thành lớp dày 1,5-3cm, treo ở chỗ thoáng gió, như thế có thể bảo đảm được 10 ngày hoặc đem quả nguyên vùi vào trong cát ẩm để bảo quản.

Lúc chuyên chở hạt đi xa ( chỉ trong vòng một tháng ) có thể dùng nước để rửa sạch vỏ quả, thịt, sau đó trộn với 2 phần cát mịnẩm, trộn đềuđóng vào thùng gỗ chởđi, trên nắp thùng có dùi những lỗ hổng thông hơi, tốt nhất là đựng vào bồ cứng để chuyên chở. Hạt nhất thiết không để tiếp xúc với dầu, muối, dấm, nếu không sẽảnh hưởng đến sức nảy mầm.

*

 Phòng trừ sâu bệnh hại

Tam thất bị sâu bệnh hại khá nặng, nếu không chúý, rất dễ gây ra thiệt hại.Về phòng trừ nên quán triệt phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

– Bệnh thối phân gà ( bệnh thối đỏ ): Bị nấm xâm nhập vào, rễ trở thành trắng, mềm nhũn, có mùi thối như phân gà nên gọi là bệnh thối phân gà. Phần lớn phát sinh vào lúc cây sắp thu hoạch trong năm như năm thứ tư; ở các cây 1, 2 tuổi cũng thấy có. Bệnh phát sinh mạnh vào các tháng 6, 7, 8, 9. Nấm bệnh từ ngoài xâm nhập vào rễ ( củ ) thời kỳ đầu cây vẫn bình thường, các bộ phận trên đất vẫn không biểu hiện gì, đến lúc “đuôi củ” thối hết rồi lan dần đến “đầu ruột dê” thì cây đổ gục đột ngột. Nấm bệnh lây lan rất nhanh, chỉ cần 1-2 hôm là có thể làm cho cây trong cả ruộng chết hết; vì khó phát hiện nên nó là bệnh hại có tính chất tiêu hủy.

Nguyên nhân gây bệnh:

Phần lớn là do mưa nhiều hoặc tưới nước quá nhiều, thoát nước kém, đấtđóng váng và giàn che râm kiểu cũ cây bị gió lay gốc mà gây nên. Ngoài ra, rơm rạ, cỏ phủ trên luống thối nát cũng là cơ sở hoạt động của nấm bệnh và sâu hại mang nấm bệnh.

Cách phòng trừ:

Chủ yếu là dùng biện pháp ngăn ngừa, nên tăng cường biện pháp tháo tiêu nướcở ruộng và trong thời kỳ phát sinh bệnh, cứ cách 10-15 ngày lại dùng dung dịch boocdo theo tỷ lệ 1:1:120 phun hay tưới vào gốc cây một lần, đồng thời cải tiến cách phủ rạ trên luống, dùng cỏ tranh khô rải chéo xen giữa các gốc cây, như vậy có thể hạn chế được cỏ dại mọc, lại có thể làm cho dễ tháo tiêu nước lúc nước bị ứ đọng, có thể đạt hiệu quả tốt. Có khi vì khô hạn trong thời gian khá dài, khiến cho sự lây lan của nấm bệnh bị hạn chế

1. Đất trồng:

   Cây bơ trồng được ở nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất ở đất đỏ bazan. Địa hình đất trồng bơ bắt buột phải thoát nước tốt, đây là lý do miền Tây Nam bộ khó phát triển được bơ. Độ pH đất từ 5 – 6, trên đất cà phê cần bổ sung vôi. Ở vùng đất quá dốc thì thiết kế theo đường đồng mức, tạo băng để hạn chế xói mòn.

2. Giống trồng:

     Cây bơ trồng từ hạt phân ly rất lớn trên nhiều tính trạng và chất lượng quả. Phải trồng cây ghép đúng giống tốt, cây sinh trưởng khỏe, chống chịu sâu bệnh, năng suất đạt cao, dạng quả và chất lượng quả đãm bảo được thị trường trong nước và phù hợp một số tiêu chuẩn xuất khẩu. Hiện nay Công ty TNHH Một Thành Viên  Dak Farm – Đơn vị duy nhất sở hửu 05 cây đầu dòng bơ mùa nghịch được tỉnh DakLak công nhận qua Hội đồng khoa học theo quyết định số 814/QĐ-SNNNT ngày 29/12/2009 và Thông báo số 29/SNNPTNT-TB ngày 27/04/2010 (www.caygiongdakfarm.vn).

3. Mật độ, cách trồng

– Điều kiện trồng thuần bơ, thiết kế khoảng cách 8m x 7m hoặc 9m x 6m, trồng xen kết hợp che bóng, chắn gió cho cà phê thiết kế 9m x 9m hoặc 9m x 12m, vườn trồng mới cà phê nên hạn chế xen bơ ở khoảng trống nơi ngã tư

 

–  Hố đào 60 x 60 x 60cm bón lót mỗi hố 15 – 20 kg phân chuồng hoai (bổ sung men vi sinh), 0,5kg lân Ninh Bình, rải 0,3 -0,5kg vôi.

– Dùng dao rạch vòng tròn bỏ đáy túi nilông, cắt bỏ những rễ mọc dài ra khỏi bầu đất, rạch dọc từ đáy lên 10cm, đặt mặt bầu thấp hơn mặt đất 5 cm có ngọn quay về hướng gió và lấp đất

½ bầu cây, rút túi ny lon từ từ kết hợp lấp và nén đất vào xung quanh bầu đất, nên xen kẽ các giống nhóm hoa A, B. Bơ mới trồng rất cần che nắng, cắm cọc.

4. Phân bón:

      Cây con nên bón 4 -5 lần/năm, lượng bón tùy tuổi cây. Khi cây bắt đầu cho quả, nhu cầu phân Kali cao hơn, và lượng bón ổn định ở năm thứ 9, thứ 10. Các giai đoạn sinh trưởng của cây bơ mùa nghịch khác nhiều so với cây cà phê nên cần có chế độ dinh dưỡng cân đối theo tuổi và giai đọan.

Cần bổ sung vôi và phân hữu cơ, phun bổ sung phân qua lá như phân bón lá cao cấp Alpha Super, Antonic, Thần Dược giai đoạn KTCB hoặc sau bón lần 1 và lần 3; Dùng Grow More trước và sau bón lần 4.

5.Tỉa cành tạo tán

     Tiến hành 2 -3 lần/năm giai đoạn KTCB hoặc 1 lần sau thu hoạch, chú ý tỉa chồi của gốc ghép, tỉa những cành sâu bệnh sát đất, tỉa trống gốc nâng dần độ cao, tạo tán tròn đều thông thoáng đôi khi lệch về hướng gió lớn. Nên bỏ hoa ra trong năm đầu để cây đủ sức phát triển. Ơ cây còn nhỏ, chưa ổn định, điều kiện chăm kém, thiếu nước, tỉa không hợp lý đôi khi cây ra lệch mùa so với đặc tính giống!

6. Tưới và tủ gốc

     Cây bơ cần lượng nước vừa phải nhưng tưới nhiều lần. Có thể  tưới 10-15 ngày/lần trong mùa khô kết hợp tủ gốc, không cần tưới quá đẫm hay đầy bồn, kết hợp bón 2 lần phân trong mùa khô.

Việc tưới quá đẫm, sau đó để đất khô nứt sẽ làm đứt rể non, cây không phát triển hoặc chết.

7. Phòng trừ sâu, bệnh

       Ở cây bơ, thiệt hại do bệnh nguy hiểm hơn sâu hại và nên quản lý theo hướng IPM (hạn chế dùng thuốc BVTV), nên tạo vườn thông thoáng, dọn sạch tàn dư, hạn chế ẩm ướt và phun thuốc phòng trị cục bộ.

 

1. Chuẩn bị đất trồng cà phê

Đất trồng phải là đất tốt, tầng đất dày, tơi xốp, dễ thoát nước, giàu dinh dưỡng.

Nếu phải trồng lại trên 

chu kỳ trước đã trồng cà phê

 thì phải trồng cây cải tạo đất như các cây họ đậu từ 2-3 năm.

Đất chu kỳ trước đã bị bệnh thối rễ thì không nên trồng lại cây cà phê mà cần phải luân canh với cây trồng khác.

2. Thiết kế vườn cây

Vườn cà phê thiết kế hoàn chỉnh ngay từ đầu đảm bảo yêu cầu sau:

*Thâm canh tăng năng suất lâu dài * Bảo vệ đất chống xói mòn * Bảo vệ cây trồng, chống các yếu tố thời tiết bất thuận (sương muối, gió nóng, bão) * Bảo đảm cơ giới hóa trong các khâu chăm sóc, vận chuyển. * Tiết kiệm đất (đất dành cho đai rừng và đường đi dưới 15%).

Tuỳ theo địa hình bằng phẳng hoặc dốc mà thiết kế vườn cây thành từng lô, mỗi lô 16-20 ha. Chiều dài của lô song song với đường đồng mức. Mỗi lô được phân thành từng lô nhỏ 1 ha (50x100m) để tiện quản lý. Chiều dài hàng cà phê trong lô là 50 m, chiều dài hàng cà phê trong 1 lô là 400-500m.

Xung quanh mỗi lô có các đai rừng và đường vận chuyển chính đồng thời là đường quay máy vuông góc với hàng cà phê, rộng 7-7,5m (tính từ gốc cà phê đến chân đai rừng). Nếu bề rộng của khoảnh là 400 m thì có 1 đường trục chính giữa song song với hàng cà phê rộng 6m.

Các đường phụ giữa các lô rộng 5 m (tính từ gốc cà phê lô này sang gốc cà phê lô kia).

Nếu địa hình có độ dốc trên 80 phải chú ý thiết kế đảm bảo cho cơ giới chăm sóc và vận chuyển, bảo đảm các biện pháp chống xói mòn như thiết kế hàng cây theo hình đồng mức (vành nón), trồng cà phê theo kiểu nanh sấu, trồng các băng cây chống xói mòn.

Đối với hộ nông dân có diện tích nhỏ thì không cần phải phân lô, tuy nhiên phải trồng theo đường đồng mức.

3. Đào hố, trộn phân lấp hố

Kích thước hố đào:

 Đất tốt đào dài 40cm, rộng 40cm và sâu 50cm. Đất xấu đào dài 50cm, rộng 50cm và sâu 60cm.

Trộn phân lấp hố:

 Phân hữu cơ, lân trộn đều với đất mặt và lấp xuống hố. Hỗn hợp đất phân lấp cao hơn mặt hố từ 10-15cm. Trộn phân, lấp hố phải xong trước khi trồng mới khoảng 1-2 tháng.

Liều lượng phân cho 1 hố:

 Phân hữu cơ 10-15 kg, phân lân 0,5 kg.

4. Khoảng cách, mật độ trồng

Cà phê chè Catimor khoảng 5.000cây/ha, hàng cách hàng 2m, cây cách cây 1m. Nếu đất xấu có thể trồng dày hơn.

Cà phê vối (Robusta): 3,5×2,5m tương ứng 1.330 cây/ha, trồng 1 cây/hố; 3,0×2,5m tương ứng mật độ 2.660cây/ha, trồng 2 cây/hố.

5. Thời vụ trồng

Trồng đầu mùa mưa là tốt nhất.

6. Kỹ thuật trồng

Dùng cuốc móc 1 lỗ nhỏ giữa hố sâu 25-30cm, rộng 15-20cm ở chính giữa hố đã được lấp trước. Xé túi ni lon, nhẹ nhàng đặt cây vào giữa hố, điều chỉnh cây đứng thẳng, lấp đất từ từ vừa lấp vừa dùng tay nén chặt đất, lấp đất ngang mặt bầu.

Trồng xong cần làm bồn tạo thành bờ xung quanh hố. Phải cẩn thận tránh không làm vỡ bầu. Đặt bầu sao cho mặt bầu âm dưới mặt đất 7-10cm để dễ đánh ổ gà, đắp bùn giữ nước cho cây.

Cây trồng thẳng và ém đất quanh bầu thật chặt, không làm vỡ bầu.

Sau khi trồng cây xong phải thực hiện ngay các biện pháp chăm sóc bảo vệ cây: Đánh bồn, tủ gốc bằng rơm rạ, rác, cỏ thành vòng tròn, cách gốc 20cm dày ít nhất 20cm, trên phủ nhẹ một ít đất cho rác dẹp xuống. Phun thuốc trừ sâu Confidor 100 SL để chống mối.

7. Tủ gốc, che túp

·

        

Ngay sau khi trồng xong cần tiến hành tủ gốc cho cà phê. Dùng rơm rạ, cỏ khô, cây phân xanh… tủ gốc với độ dày 5-10cm, cách gốc 5-10cm để tránh mối làm hại cây. Ở những nơi sau thời gian trồng mới thường gặp hạn cần che túp. Mùa mưa không cần che túp song mùa nắng che túp có tác dụng chống gió, chống hạn, chống rét.

Chọn cây giống

    Cây giống được chọn trong dự án là giống tiêu Ấn Độ vì chùm quả dài, đóng hạt dày, năng suất cao, cho thu hoạch sớm.

Trụ tiêu

      Dự án sẽ sử dụng loại trụ chết trong thời gian đầu, đồng thời trồng các loại trụ sống với

những loại cây có thời gian sinh trưởng nhanh, rể cọc ăn sâu ít rể ngang, không thay vỏ, ít sâu bệnh như các cây sau: cây lồng mức, muồng đen, cây hông, keo đậu… Khoảng cách trồng từ 2.5*3m.

Trồng tiêu

Đào hố trồng tiêu: Đào 2 hố 2 bên cây trụ tạm, mỗi hố trồng 1 dây tiêu hay 1 bầu tiêu. Kích thước mỗi hố 40cmx40cmx50cm, mép hố cách trụ tạm 10-15cm, sao cho tâm hố (vị trí đặt bầu tiêu) cách cây trụ sống từ 40-50cm. Cũng có thể đào 1 hố với kích thước 60cmx60cmx50cm để trồng 2 dây hay 2 bầu tiêu vào cùng 1 hố.

Mỗi trụ tiêu được bón lót 10-20kg phân chuồng, 0,2-0,5kg phân lân, 0,2-0,3kg vôi bột, trộn đều phân với đất mặt và lấp xuống hố. Xử lý đất trong hố trước khi trồng bằng 1 trong các loại thuốc như Confidor 100SL 0,1%, 0,5 lít/hố hoặc Basudin 10H, 20-30 g/hố.

Che bóng cho cây tiêu non: khi tiêu mới trồng cần dùng cỏ, rác, lá dừa… che tủ tránh nắng và gió làm tiêu mất nước và bị cháy nắng. Có thể che bằng tấm liếp hoặc làm dàn che. 

Làm sạch cỏ xới xáo: Làm cỏ sạch quanh gốc và gữa các hàng tiêu. Không xới xáo trong gốc tiêu, nên xới cách gốc 50-60 cm. Nếu cỏ mọc trong gốc nên dùng tay nhổ bỏ, tránh gây tổn thương cây). Mùa mưa cần tránh xới xáo vì dễ làm tổn thương bộ rễ giúp mầm bệnh xâm nhập vào làm chết tiêu… 

Tưới nước và chống úng cho tiêu

 

    Trong mùa nắng cần tưới nước thường xuyên (không thừa nước), kết hợp với các biện pháp che chắn, tủ gốc giữ ẩm cho tiêu. Trong thời kỳ kinh doanh, việc tưới nước cho tiêu có khác hơn. Trong thời kỳ này, đặc biệt sau thu hoạch, chỉ tưới cho cây tiêu khi thấy thật cần thiết, đủ cho cây sống, chịu đựng được cho mùa khô hạn để bước vào mùa mưa. 

Bón phân

 

     Phân hữu cơ: Được bón hàng năm với liều lượng 30-40m3/ha. Vào đầu mùa mưa, đào rãnh vành khăn quanh gốc tiêu, mép rãnh cách mép tán tiêu 15-20cm, sâu 5-10cm, rộng 15-20cm bón phân hữu cơ đã hoai hoàn toàn, bón xong phải lấp đất lại. Khi đào rãnh bón phân, hạn chế tới mức tối đa làm tổn thương bộ rễ tiêu. 

Phân khoáng: Dùng các loại NPK Đầu Trâu có công thức phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây tiêu, đặc biệt chú ý tới các loại có vi lượng (TE) rất tốt cho cây tiêu. Loại và liều lượng NPK hỗn hợp bón cho tiêu. Thời kỳ kiến thiết cơ bản chia lượng bón 4-6 lần/năm. Lượng bón ở thời kỳ kinh doanh chia bón 4 lần/năm vào các thời kỳ sau thu hoạch quả, đầu, giữa và cuối mùa mưa.