Kỹ thuật trồng Hành tây năng suất vượt trội

Qua bài viết sẽ cung cấp cho bà con nông dân các kỹ thuật áp dụng đồng bộ vào quá trình canh tác hành tây làm tăng năng suất, hiệu quả kinh tế khi bà con trồng hành tây.

1. Một số công thức luân canh tăng vụ trong năm

Trong công thức luân canh tăng vụ tốt nhất đối với cây hành tây là cây trồng họ hoà thảo như lúa và ngô. Phản ứng của hành tây không ốt trên đất vụ trước trồng khoai tây và củ cải đỏ. Có thể bố trí một số công thức luân canh như sau:

Lúa mùa sớm

T6 – T10

Hành tây

T10 – T2

Bí xanh

T2 – T6

Lúa mùa sớm

T6 – T10

Hành tây

T10 – T2

Cà chua xuân hè

T2 – T6

Lúa mùa sớm

T6 – T10

Hành tây

T10 – T2

Rau xuân hè

T2 – T6

Lúa mùa sớm

T6 – T10

Hành tây

T10 – T2

Ngô

T2 – T6

Lúa mùa sớm

T6 – T10

Hành tây

T10 – T2

Lạc

T2 – T6

2. Thời vụ trồng Hành tây mang lại năng suất tốt nhất

– Các vùng Đồng bằng sông Hồng giwo hạt sớm vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 trồng vào tháng 10, thời vụ 10-15/10 là tốt nhất. Có thể gieo hạt sớm hơn vào tháng 7, nhưng năng suất không ổn định, củ nhỏ. Ưu điểm của vụ này là giá bán cao, cung cấp hành sớm cho thị trường. Trồng hành tây tháng 10 thích hợp cho xuất khẩu bảo quản và nhân giống.

– Với các tỉnh Phú Yên trở vào đến các tỉnh miền Đông Nam Bộ trồng hành vào mua khô. Thời vụ trồng hành tây ở vùng Đà Lạt (Lâm Đồng) thích hợp từ tháng 10 – tháng 12.

3. Kỹ thuật ươm hành tây đơn giản

Kỹ thuật trồng hành tây bằng hạt

– Chuẩn bị đất vườn ươm: Đất làm sạch cỏ, làm đất kỹ, nhuyễn, được bón phân lót đầy đủ với lượng phân như sau: Lượng tính cho 1 sào 500 m2: 1,5 tấn phân chuồng hoai mục + 12-15 kg lân + 3-4 kg Kali (hoặc 20 kg tro bếp).

– Xử lý hạt trước khi gieo: Hạt hành tây có nhiều góc cạnh, vỏ dày, sù dì nên cần xử lý hạt trước khi gieo bằng nước nóng 40-50oC trong 10-12 giờ.

– Lượng hạt giống gieo: Một sào hành tây cần hành giống gieo từ 1,4-1,5 kg hạt. Để trồng 1 sào hành tây cần gieo 80 g hạt giống trên 24 m2, trồng 1 ha cần gieo từ 2,2-2,5 kg hạt giống.

– Tuổi cây hành không được quá non, cũng không được quá già. Tuổi cây con từ 35-40 ngày, số lá trên cây từ 4,5-5 lá nhiều nhất là 6 lá.

– Có thể trồng hành tây bằng củ:

Kỹ thuật trồng hành tây bằng củ nhỏ

4. Phân bón cân đối cho cây hành tây

– Lượng phân bón cho hành tây tính cho 1 ha: Phân hữu cơ hoai mục : 20-25 tấn phân hữu cơ hoai mục, có điều kiện có thể bón tời 30-40 tấn, tốt nhất phân gà hoặc phân gia cẩm ủ hoai mục. Hàm lượng dinh dưỡng đa lượng nguyên chất tính cho 1 ha diện tích trồng hành tây: Đạm nguyên chất 60-80 kg không được quá 100 kg; P2O5: 80-90 kg; K2O: 120 kg.

– Phương pháp bón: Toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân + 2/5 phân kali + 1/3 tổng lượng phân đạm trộn đều vào đất ở độ sâu 7-10 cm. Mức phân bón như vậy có thể thu được 30 tấn củ/ha đối với giống Granex.

5. Khoảng cách và mật độ trồng hợp lý cho hành tây

– Sau khi tiến hành làm đất bằng phẳng, sạch cỏ dại, lên luống 1,2-1,3 m, luống cao 20-25 cm, trộn đều phân bón vào mặt luống. Trồng trên luống 4 hàng, khoảng cách hành cách hàng 22-25 cm, khoảng cách cây cách cây 13-15 cm, 1 ha trồng 21-22 vạn cây.

– Trồng thưa, diện tích dinh dưỡng lớn sẽ làm cho thân lá phát triển mạnh, cây chậm ra củ, củ cây hành phát triển to, cây lâu chin già, lâu khô.

– Khi trồng dùng que nhọn chọn lỗ, đặt nhẹ cây hành, không vùi sâu, lấp đất nhẹ vừa kín đế là được. Lấp sâu thân củ khó sinh trưởng.

6. Quy trình chăm sóc hành tây sau trồng

– Xới vun:

+ Thực hiện với 2-3 lần tuỳ theo tính chất đất đai. Sau trồng 10-15 ngày xới sâu, rộng khắp mặt luống, kết hợp bón thúc phân đạm lần 1, 1 ha bón 24-54 kg phân đạm.

+ Sau trồng 25-30 ngày với lần thứ 2, bón thúc lần thứ 2: tưới 42-56 kg đạm.

+ Sau trồng 40-45 ngày xới hẹp nông xung quanh gốc tưới thúc lần 3: 56-84 kg phân đạm. Nồng độ 0,5-1% tuỳ theo thời kỳ sinh trưởng của cây hành. Sau khi tưới thúc cần dùng thùng ô doa tưới nhẹ để rửa lá.

+ Sau trồng 40 ngày bón thúc kali lần thứ 1: 56-84 kg/ ha, Sau trồng 50-60 ngày khi củ phình to, bón kali lần 2: 56-84 kg, nồng độ 1 %. Nếu cây hành tây sinh trưởng phát triển bình thường thì ngừng bón đạm.

– Tưới nước: Tiến hành tưới nước giữ độ ẩm cho cây con sau trồng cho đến khi hồi xanh. Khi cây hồi xanh có thể tưới bằng thùng o doa. Sau trồng 30 ngày trởi đi thì tưới rãnh, trung bình 7-10 ngày tưới rãnh 1 lần, tuỳ theo độ ẩm đất và thời tiết. Sauk hi đất ngấm nước đều cần tiêu thoát nước kịp thời, cho ruộng khô cạn. Trước khi thu hoạch 1 tháng thì ngừng tưới nước.

– Phòng trừ bệnh cho hành tây:

* Bệnh đốm kho lá hành tây (Stemphylium botryosum W.)

+ Đặc điểm phát sinh: Bệnh gây hại chủ yếu ở thời kỳ hình thành củ trng vụ đông. Bệnh hại trên lá là chủ yếu, trên lá xuất hiện những vết, khi bệnh phát triển thì vết bệnh có hình bầu dục kéo dài, mầu htaam đen, sau khi bị bệnh khoảng một tuần lá bị gẫy ở đoạn giữa và khô lụi. Bệnh phát triển trong điều kiện thiếu ánh sáng, trời âm u, độ ẩm không khí cao, nhiệt độ không khí từ 20-30oC.

+ Biện pháp phòng trừ: Tiến hành đồng bộ quản lý dịch hại tổng hợp từ khâu đầu tiên: từ các biện pháp luân canh, bón phân NPK cân đối, mật độ thích hợp, ruộng hành tây cần khô ráo và kịp thời xử lý lá bị bệnh. Có thể xử lý bằng biện pháp hoá học: dùng các dạng thuốc như Rovral 50WP,, Score 250EC… nồng độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

* Bệnh thán thư hành tây (Colletotrichum Circinans Vogt.)

+ Đặc điểm phát sinh gây hại: Bệnh gây hại trên cây hành tây ở thời vụ sớm, gây hại thời kỳ cây con, hại lá hại củ non. Vết ban đầu có hình bầu dục, mầu xám trắng, trên nền trắng xám xuất hiện nhiều vòng tròn đồng tâm. Bệnh phát triển mạnh khi thời tiết ấm áp, nhiệt độ từ 25-28oC, khi nhiệt độ thấp dưới 20oC thì bệnh ngừng phát triển.

– Biện pháp phòng trừ: Thực hiện phương pháp phòng trừ tổng hợp, trồng mật độ hợp lý, không bón đạm quá nhiều, bón cân đối NPK. Ở thời kỳ cây con 2-3 lá thật, khi thấy cây bị cong queo, lá vươn dài thì phun thuốc Benlate 70WP, trước khi nhổ đi phun lặp lại thuốc trên. Sauk hi trồng 1 tháng cây thường bị bệnh thán thư, dùng thuốc Benlate 70WP, Sumi – 8,… Trước khi thu hoạch 1 tháng ngừng phun thuốc. Sâu hại trên hành thường thấy là rệp, trừ rệp bằng thuốc thảo mộc Trebon 10EC…

7. Thu hoạch và bảo quản hành tây

– Xác định thời gian thu hoạch phụ thuộc vào đặc tính của giống và mục đích sử dụng.

– Sau khi trồng được 60-70 ngày có thể dùng củ non để làm rau, trộn salat. Nhưng thông thường thu khi củ chin thì phạm vi sử dụng sẽ mở rộng, bảo đảm được năng suất và chất lượng.

– Củ hành khi chin già có thể dùng làm rau, làm nguyên liệu chế biến, bảo quản, vận chuyển xếp lên tầu để xuất khẩu và những củ giống thì bảo quản cho tới vụ sau.

– Khi kiểm tra đồng ruộng có từ 1/4 – 1/2 số cây hành đã đổ gập thì có thể thu hoạch. Trong thời gian thu hoạch thời tiết phải khô ráo trong một số ngày. Ở nước ta thì thu hoạch thủ công. Khi hành chin thì nhổ cây khỏi mặt đất, trải đều trên mặt ruộng để hong khô, có thể dồn hành, tập trung vào một số luống. Sau khi làm sạch hành tây cần phơi, hong khô hành trong điều kiện 25-30oC vài ba ngày, khi củ hành khô chắc thì xếp lên dàn, mỗi tầng dàn xếp 2-3 lớp dầy 20-25 cm.

– Bảo quản hành trong kho lạnh cần khống chế nhiệt độ ở 0oC, ẩm độ không khí 60-65%. Nếu nhiệt độ trên 0oC và độ ẩm trên 65% thì củ bắt đầu nảy mầm, rễ cũng sinh trưởng, củ hành trở nên xấu xi, nhanh chóng bị mất giá trên thị trường.

– Trong thời gian bảo quản thường xuyên kiểm tra loại bỏ những củ bị thối hỏng, củ bị bệnh, củ nẩy mầm. Sau thời gian bảo quản củ hành bị mất nước, hành trởi nên khô cứng, giảm khối lượng và thể tích, nhiệt độ càng cao, ẩm độ không khí càng thấp, củ hành bị mất nước nhiều. Khối lượng củ bị giảm nhanh khi ẩm độ không khí trong kho thấp và thông gió quá mạnh. Tốt nhất nên xếp hành vào các thùng để trong nhiệt độ -1- (-2oC),độ ẩm không khí 80-85% với vận tốc thông gió hợp lý.

Nguồn: Admin tổng hợp – NO