Kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng – Bật mí cách tăng gấp đôi năng suất

Nuôi ếch trong bể xi măng là mô hình còn khá xa lạ với bà con. Tuy nhiên hình thức nuôi trồng này có lợi thế là không yêu cầu diện tích ao nuôi rộng, dễ quản lý, chăm sóc, hạn chế mầm bệnh và dễ thu hoạch do ếch không chui rúc vào bùn… Để giúp bà con ở các vùng miền nhân rộng quy mô nuôi ếch thịt này, khomay3a.com cung cấp đến bà con kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng đơn giản, hiệu quả cao.

CHUYÊN GIA CHIA SẺ KỸ THUẬT NUÔI ẾCH TRONG BỂ XI MĂNG CHỈ MẤT 1/2 CÔNG SỨC MÀ THU LÃI CAO

 

Cách xây bể xi măng nuôi ếch 

Vị trí xây bể xi măng nuôi ếch cần thoáng mát. Tuy nhiên ếch rất nhát và sợ va chạm nên vị trí đó cần yên tĩnh, tách biệt, tránh xa tiếng ồn. Xung quanh khu vực xây bể có thể trồng một số cây xanh để che bớt ánh sáng mặt trời hoặc dùng lưới nilon phủ bên trên nhưng không phủ hết vì ếch rất cần hấp thụ ánh sáng tự nhiên từ mặt trời.

Xây bể hình chữ nhật có diện tích từ 6 – 10m2, phần tường bao quanh cao từ 1,2 – 1,5m. Chia bể nuôi thành nhiều ô liền kề nhau, ở giữa có lối đi thuận tiện cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng.

Phía bên ngoài khu vực nuôi có thể dùng lưới thép để quây cao lên tránh trộm cắp, rắn, chuột, chim cú gây hại.

Đáy bể láng xi măng, xây với độ nghiêng từ 3 – 5% về phía ống thoát nước để tiện cho việc thay nước thường xuyên trong quá trình nuôi.

Bên trong, bà con có thể thiết kế thêm bè nuôi bằng tre, nứa, gỗ cao hơn đáy khoảng từ 15 – 20cm để ánh trú ngụ.

 

Ở vị trí cống thoát nước, đặt một ống bằng nhựa vừa đường kính của cống để dẫn nước từ trong ra ngoài. Ở vị trí phía dưới ống nhựa, chọc nhiều lỗ nhỏ thoát nước. Mặt xả nước bên ngoài làm một nắp bịt, khi muốn thay nước chỉ cần mở nắp bịt ra. 

Đối với bể mới, cần chuẩn bị trước 1 tháng, ngâm nước trong bể cho bớt mùi của xi măng. 

Theo kinh nghiệm của nhiều hộ dân nuôi ếch trong bể xi măng, bà con có thể băm thân cây chuối cho vào nước ngâm trong bể hoặc dùng thuốc tím, chlorine, vôi sống. Tổng thời gian khử trùng bể nuôi kéo dài 2 – 3 tuần. 

Độ pH của nước để duy trì từ 6,5 – 7.

Nhiệt độ nước: 22 – 28 độ C

Độ sâu của nước đạt khoảng 30cm

Cách chọn ếch giống 

Chọn ếch giống là bước quan trọng trong kỹ thuật nuôi ếch. Hiện nay trên thị trường đã có giống ếch được nhập từ bên ngoài. Bà con có thể tham khảo chọn lựa một số giống ếch cho năng suất cao dưới đây:

  • Ếch đồng Việt Nam (Rana tigerina):

    kích thước trung bình từ 50 – 200gr/con. Tuy chất lượng thịt được đánh giá cao nhưng giống ếch này chưa thích nghi được với điều kiện nuôi công nghiệp, hiệu quả kinh tế chưa cao.

  • Ếch Thái Lan (Rana Rugulosa):

    Kích cỡ trung bình từ 200 – 400gram/con. Giống ếch này có khả năng thích nghi tốt với điều kiện nuôi tập trung, cho hiệu quả kinh tế cao.


Ếch đồng                                                                      Ếch Thái Lan 

Với mô hình nuôi ếch thịt, bà con nên chọn ếch giống Thái Lan. 

Ếch giống Thái Lan giá bao nhiêu? Hiện nay ếch giống Thái Lan được bán ở nhiều nơi, mức giá trung bình: 1.000 – 1.300 đồng/con. Ếch bố mẹ sau 2 tháng nuôi sẽ có giá từ 100 – 150 nghìn đồng/con. 

Tiêu chuẩn chọn giống:

  • Màu sắc: vàng sậm, da bóng và đẹp, không bị đuối chân, không bị bệnh tật, dị dạng

  • Độ tuổi: Nên chọn ếch từ 1,5 tháng tuổi trở lên, chiều dài khoảng 4 – 6cm

  • Chọn ếch giống cỡ 30 – 35 ngày tuổi (khoảng 350 – 400 con/kg). Nên chọn giống ếch cùng lứa, có kích thước đồng đều tránh tình trạng con to con nhỏ cắn nhau. 

Thời vụ và mật độ thả giống ếch

Mùa vụ thả ếch giống kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm.

Mật độ thả phụ thuộc vào từng thời điểm nuôi. Khi mới bắt về có thể nuôi với mật độ dày, sau một thời gian nên tách bể để chúng có điều kiện sinh trưởng tốt nhất.

 

  • Tháng thứ nhất: 150 – 200 con/m2

  • Tháng thứ hai: 100 – 150 con/m2 đối với ếch đạt kích cỡ 2 – 5g/con.

  • Tháng thứ ba: 80 – 100 con/m2, ếch lớn hơn chút có thể nuôi với mật độ 70 – 80 con/m2. 

Trước khi thả giống có thể đem chúng rửa qua dung dịch nước muối pha loãng 3% hoặc 20mg/ml dung dịch kali pemanganat hoa tan. Tắm cho ếch từ 20 – 30 phút để khử trùng, bụi bẩn, mầm bệnh.

Nên thả ếch vào thời điểm mát trời, sáng sớm hoặc chiều tối để tránh tình trạng sốc môi trường. 

  • Xem thêm: Tăng gấp đôi hiệu quả nhờ nắm vững 

    kỹ thuật nuôi lươn không bùn

Thức ăn cho ếch nuôi trong bể xi măng 

Nguồn thức ăn 

Trong kỹ thuật nuôi ếch thịt, thức ăn chiếm vị trí rất quan trọng giúp chúng lớn nhanh, nâng cao hiệu quả kinh tế. 

Nguồn thức ăn của ếch khá phong phú gồm:

  • Thức ăn có nguồn gốc động vật: cá nhỏ, cá tạp, tôm, thịt trai, sò, nội tạng động vật, phế phẩm từ lò mổ, trùn quế, giun đất, côn trùng, sâu…

  • Cám viên 

Khẩu phần ăn hàng ngày

Liều lượng thức ăn hàng ngày điều chỉnh theo trọng lượng phát triển của ếch như sau:

            Lượng thức ăn hàng ngày            

         Trọng lượng bản thân         

7 – 10%

Ếch từ 3 – 30g/con

5 – 7%

Ếch từ 30 – 150g/con 

3 – 5%

Ếch trên 150g/con

Chia thức ăn hàng ngày của đàn ếch thành nhiều lần ăn khác nhau. Cụ thể:

  • Khi ếch đạt trọng lượng cơ thể từ 3 – 100gram, chia làm 3 – 4 lần ăn/ngày. Chiều tối và đêm cho ăn nhiều hơn.

  • Khi ếch đạt trọng lượng cơ thể trên 100gram, chia làm 2- 3 lần/ngày.

Cách chế biến thức ăn:

Ếch có thể ăn được nguyên con cá nhỏ, tuy nhiên bà con cần lưu ý một số điểm sau:

  • Chỉ cho ăn cá con có kích thước phù hợp với trọng lượng cơ thể của chúng. 

  • Thường xuyên kiểm tra sau khi cho ăn để điều chỉnh phù hợp tránh dư thừa gây lãng phí và ô nhiễm nguồn nước trong bể.

  • Trường hợp ếch ăn quá 2 tiếng mà thức ăn tươi sống vẫn còn dư lai trong bể nuôi thì cần vớt ra ngay.

Ngoài cho ăn nguyên con, đối với các loại cá tạp có kích thước lớn như cá mè bà con có thể dùng máy cắt cá inox để cắt cá tạp, cá nhỏ thành từng đoạn ngắn giúp đàn ếch dễ ăn, dễ hấp thụ hơn.

 

Nuôi ếch trong bể xi măng nếu muốn ếch lớn nhanh, đạt năng suất cao, bà con có thể kết hợp mô hình nuôi trùn quế trong khay nhựa. Thức ăn của trùn quế rất đơn giản, có thể là cơm rau ăn thừa, rác từ nhà bếp trong quá trình chế biến, các loại phân gà, phân bò, phân trâu… Trùn quế là nguồn thức ăn giàu đạm, giàu dưỡng chất rất bổ dưỡng đối với ếch.

 

Đối với giống ếch Thái Lan, chúng có thể ăn được cám viên từ khi mới được 1 tháng tuổi. Bà con có thể tận dụng ngô, thóc, hạt đậu nành, các loại bã đậu, bánh dầu, rỉ mật đường, chế phẩm sinh học… để phối trộn và ép thành cám viên cho ếch ăn hàng ngày. Nguồn thức ăn tự chế này vừa an toàn, sạch sẽ lại giúp bạn tiết kiệm được từ 30 – 35% nguồn chi phí cho chăn nuôi. 

Cám viên tự làm từ nhiều thành phần khác nhau có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể thay thế hoàn toàn cám công nghiệp mua sẵn ngoài thị tường. Bà con có thể chủ động điều chỉnh hàm lượng dinh dưỡng, bổ sung thêm một lượng thuốc, vitamin, men tiêu hóa để nâng cao tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng. 

Ngoài ra bà con có thể sử dụng máy ép cám viên thủy sản 3A7,5Kw (cấp liệu bán tự động) để ép cám viên nổi nuôi ếch. Khi cho ăn, cám này sẽ tự nổi trên mặt nước giúp ếch dễ ăn hơn, ăn được hết, không gây ô nhiễm nước bể. 

 

Kích thước viên cám sẽ phụ thuộc vào giai đoạn nuôi:

   Hàm lượng Protein   

   Kích thước cám viên   

   Thời gian nuôi từ giai đoạn ếch con   

35%

2,2 – 2,5 mm

15 ngày đầu nuôi (3 – 30g/con)

30%

3,0 – 4,0 mm

30 ngày tiếp theo (30 – 100g/con)

25%

5,0 – 6,0 mm

30 ngày tiếp theo (100 – 150g/con)

22%

8,0 – 10 mm

Sau 75 ngày nuôi (>150g/con)

Sử dụng cám viên nổi, ếch Thái Lan có thể tăng trưởng như sau:

Ngày nuôi

Tăng trưởng 

30 ngày nuôi

30 – 50 gram

60 ngày nuôi

100 – 120 gram

90 ngày nuôi

150 – 180 gram

                  120 ngày nuôi

                  
                  

200 – 250 gram

                   

Cách chăm sóc ếch trong bể

Thay nước trong bể 

Trong kỹ thuật nuôi ếch thịt ở bể xi măng, bà con cần kiểm tra và thay nước thường xuyên.

Trong tháng đầu tiên, thay nước từ 2-  3 ngày/lần, mực nước trong bể duy trì từ 20 – 30cm

Từ tháng thứ hai, thay nước 1 lần/ngày, mức nước trong bể nuôi giảm xuống còn 10 – 15cm.

 

Nên thay nước vào buổi sáng sớm. Nếu như thay vào chiều tối thì cần thay nước trước khi cho ăn.

Nếu sử dụng nước giếng khoan để thay nước trong bể xi măng nuôi ếch thịt, thì nguồn nước phải được bơm lên và dự trữ trước 1 ngày để loại bỏ mùi kim loại, các thành phần hóa học trong nước. Tuyệt đối không bơm trực tiếp vào bể sẽ làm ếch bị sống. 

Phân đàn ếch thịt

Trong quá trình rút nước thay bể, bà con nên quan sát tổng thể, phân loại riêng những con bị bệnh để có phương án điều trị kịp thời, tránh lây lan sang cả đàn.

Ngoài ra, cần giảm mật độ nuôi theo quá trình sinh trưởng của cả đàn. 

Cứ 3 ngày tiến hành tách đàn những con nhỏ hơn để nuôi trong bể riêng tránh tình trạng con to cắn chết hoặc tranh giành thức ăn với con nhỏ. 

 

Chăm sóc thường xuyên

Cứ 2 tuần tiến hành cân đàn ếch 1 lần để theo dõi sự phát triển và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp tránh để thức ăn dư thừa ôi thiu, mầm bệnh phát triển.

Nuôi ếch thịt nên tạo thói quen cho chúng ăn đúng giờ, tạo phản xạ để chúng xác định được giờ ăn. 

Người nuôi phải có cảm giác thân quen, tránh làm cho chúng sợ (vì ếch rất nhát). Không nên la hét, đập, gõ sẽ khiến chúng giật mình, nhảy loạn khu vực bể nuôi. 

 

Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh khu vực xung quanh bể nuôi. Theo kinh nghiệm chia sẻ từ các chuyên gia, bà con có thể trồng các bụi sả xung quanh, vì rắn sợ mùi sả. 

Ếch rất thích sưởi nắng, nếu được tắm nắng thường xuyên thì chúng sẽ nhanh lớn. Tuy nhiên, vào ngày nắng nóng gay gắt thì phải có biện pháp che bớt để giảm nhiệt độ nước trong bể nuôi. 

Sau khi nuôi khoảng 3 tháng, ếch sẽ ăn ít lại, đây là thời gian để chúng phát triển thịt, đùi nên bà con đừng quá lo lắng. 

Kiểm tra cả những con nằm dưới nước hoặc nằm ở khe.

Thường xuyên bổ sung thêm vitamin C, men tiêu hóa, thuốc kháng sinh nhẹ để hỗ trợ tăng sức đề kháng cho đàn ếch.

 

Các phòng và trị bệnh cho ếch

Bệnh đường ruột cho ếch

Nguyên nhân do ăn phải thức ăn ôi thiu, mốc khiến bụng ếch bị phồng lên bất thường, bơi khó khăn, không thể nằm ngang mà thường nằm thẳng.

Bà còn bắt riêng từng con ra một chậu nước, trộn thêm ganidan hoặc berberin đã nghiền nát với thức ăn, cho chúng ăn liên tục từ 3 – 5 ngày.

 

Hoặc bà con cũng có thể trộn sunphadiiazinc liều lượng 4 – 5g/1kg thức ăn cho ếch ăn từ 4 – 5 ngày liên tục. 

Tuy nhiên trước khi cho ăn thức ăn pha thuốc, bà con nên để ếch nhịn ăn khoảng 1 – 2 ngày. 

Bệnh giun sán trên ếch:

Nguyên nhân có thể do nguồn thức ăn hoặc nước bể. Ếch thường mắc bệnh sán lá, sán xơ mít, giun ký sinh.

Điều trị bằng cách trộn thuốc sổ giun, sán với thức ăn hoặc dùng piperacilin tỉ lệ 0,1% trộn với thức ăn, cho ăn vài lần đến khi khỏi hẳn. 

Bệnh mù mắt của ếch:

 

Nuôi ếch trong bể xi măng rất dễ bị mắc bệnh mù mắt. Quan sát kỹ bà con sẽ thấy mắt chúng trắng đục, nếu lây lan sang con thứ 2, ếch sẽ chết. 

Bắt những con ếch bị bệnh ra ngoài, ngâm riêng trong iodine liều lượng 3-  5%/m2 nước. Nếu ếch bị vẹo cổ, sử dụng thêm Norocine liều lượng 100g/500 – 700kg ếch thịt. 

Điều trị cho ếch trong thời gian từ 4 – 5 ngày cho đến khi ếch khỏi bệnh. 

Những con bị bệnh chết cần có biện pháp tiêu hủy tránh lây lan sang những con khác.

Nói chung cách nuôi ếch trong bể xi măng này không có lần bùn đất, ếch khá sạch sẽ, nước trong nên bà con dễ dàng quan sát, chăm sóc và phát hiện con bị bệnh. 

Bệnh ăn nhau trên ếch

Trong bể nuôi sẽ xuất hiện hiện tượng ếch lớn ăn ếch nhỏ. Nguyên nhân do thiếu thức ăn, kích thước phát triển không đồng đều, nuôi quá dày.

Bà con cần kiểm tra bể nuôi thường xuyên, tách đàn những con nhỏ hơn để nuôi riêng lẻ. Cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn, sau 2 tiếng cho ăn, nếu đàn ếch ăn hết mà còn nháo nhác thì bà con có thể bổ sung thêm.

Thu hoạch ếch thịt nuôi trong bể xi măng 

Nuôi ếch trong bể xi măng dễ thu hoạch hơn so với nuôi trong ao bùn. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật nuôi ếch, chỉ từ 3 – 3,5 tháng, bà con có thể thu hoạch lứa đầu tiên, lúc đó ếch sẽ được khoảng từ 250 – 300g/con. 

Trước khi tiến hành thu hoạch cần ngừng cho ăn trước khoảng 12 tiếng, sau đó tháo cạn nước trong bể xi măng, dùng vợt hoặc lưới để thu hoạch.

 

Thực tế, cách nuôi ếch thịt trong bể xi măng này đã được nông dân ở một số vùng miền áp dụng và thành công, cho thu lãi cả trăm triệu đồng mỗi năm. Chúc bà con áp dụng thành công kỹ thuật nuôi ếch trong bể xi măng!