Kỹ thuật nuôi cua đinh trong bể xi măng đạt hiệu quả cao – Thủy Hải Sản Việt Nam

Kỹ thuật nuôi cua đinh trong bể xi măng đạt hiệu quả cao

Cua đinh hay còn được gọi là ba ba Nam Bộ. Đây là loại cua có nhiều giá trị dinh dưỡng. Hiện cua đinh đang được nhiều người áp dụng nuôi thương phẩm với nhiều cách nuôi khác nhau. Nhưng phổ biến và mang lại giá trị kinh tế cao là phương pháp nuôi cua đinh trong bể xi măng. Hôm nay, thuyhaisanvn sẽ cho bạn biết tần tần tật về kinh nghiệm nuôi trên.

Đặc tính sinh học

Cua đinh – một loài bò sát họ rùa, có tên khoa học là Amyda Cartilaginea. Loài cua này sinh sống ở các sông ngòi vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên, ở Việt Nam cua đinh xuất hiện nhiều nhất vùng Nam Bộ. Do vậy mà còn có tên thông thường là ba ba Nam Bộ.

Cua đinh thông thường nặng khoảng 5 – 15 kg. Nếu nuôi càng lâu trọng lượng sẽ càng lớn.

Cua đinh có nhiều nét giống với ba ba gai. Nhưng nếu quan sát kĩ sẽ phân biệt được chúng.

  • Phần đầu có bông vàng.
  • Phần mai xù xì, quanh cổ có các mấu nhô ra.
  • Trứng của cua đinh to hơn.

Do những đặc điểm giống nhau trên, các bạn sẽ dễ nhầm lẫn giữa ba ba gai và cua đinh. Quan sát hình ảnh dưới đây để tránh sự nhầm lẫn này.

Quy trình nuôi cua đinh trong bể xi măng

Chuẩn bị bể xi măng

Trước khi nuôi cần chuẩn bị những việc sau:

  • Địa điểm nuôi thuận lơi: nền đất vững chãi, có ánh sáng mặt trời chiếu vào bể, gần nguồn nước sạch.
  • Bể xi măng được xây có rào chắn. Kích thước của bể tùy thuộc vào điều kiện của nông hộ. Có hệ thống cấp, thoát nước cho bể.
  • Ngoài ra, nếu nuôi cua đinh trong bể xi măng cần bố trí thêm lớp cát dưới đáy bể. Độ dày cát từ 10 – 30 cm. Cát sử dụng phải sạch, không lẫn sỏi, đá, vật cứng.

Cách chọn giống cua đinh

Chọn giống cũng là một khâu quan trọng khi nuôi bất cứ loài nào. Người nuôi có thể mua giống tại những trại giống uy tín.

  • Chú ý trong quá trình vận chuyển giống sao cho an toàn, không gây ảnh hưởng quá nhiều tới cua.
  • Chọn những con giống kích cỡ đồng đều nhau, khỏe mạnh.
  • Có ngoại hình bóng, không bị xây, dị hình, bị tật
  • Cua có trọng lượng từ 50 – 80 g/con.
  • Mật độ thả: Ban đầu khoảng 30 con/m2. Khi cua cỡ 3 -5 kg/con mật độ thưa hơn, từ 2 – 4 con/m2.

Điều kiện môi trường

Nguồn nước để nuôi cua đinh trong bể xi măng khá đa dạng: nước máy, nước sông, nước ngầm,… Môi trường nuôi cần đảm bảo các yếu tố:

  • Nước sử dụng nuôi cua đinh phải sạch, không có tạp chất.
  • Mực nước trong bể thích hợp nhất là từ 0,8 – 1,0 m.
  • Độ pH cần đảm bảo từ 7,5 – 8,5.
  • Nhiệt độ 26 – 32 độ C phù hợp để cua sinh trưởng và phát triển.

Thức ăn khi nuôi cua đinh trong bể xi măng

Cua đinh thường ăn các loại cá tạp, ốc, cua, giun…tươi sống được cắt nhỏ từng miếng. Cần lưu ý cách cho ăn.

  • Mỗi ngày cho cua ăn 2 bữa, sáng và chiều.
  • Lượng thức ăn trong 2 năm đầu khoảng từ 5 – 10% trọng lượng thân.
  • Từ năm thứ 3, cho ăn 3 -5% trọng lượng cua.
  • Sử dụng sàn ăn để kiểm soát dễ dàng hơn.

Quy trình quản lý và chăm sóc cua đinh

Cách chăm sóc khi nuôi cua đinh trong bể xi măng cũng khá giống với nuôi các giống cua khác.

  • Luôn luôn kiểm tra các điều kiện môi trường. Bể nuôi được che mát 50 – 70%.
  • Mỗi tháng, cần bắt cua lên kiểm tra sức khỏe để có những biện pháp xử lí kịp thời.
  • Thức ăn luôn đáp ứng đủ cho cua. Kiểm tra lượng thức ăn để điều chỉnh, vệ sinh sau mỗi lần cho ăn.
  • Thường xuyên vệ sinh bể nuôi, thay nước định kỳ.

Thu hoạch

Cua đinh năm đầu tăng trưởng khá chậm nên hầu hết mọi người đều thu hoạch khi nuôi tới 2 năm. Đến năm thứ 2 cua tăng 2 -3 kg/con, thậm chí có những con còn đạt khoảng 4 -5 kg/con. Với trọng lượng như vậy, người nuôi hoàn toàn có thể đem bán ngoài thị trường.

Những lưu ý khi nuôi cua đinh trong bể xi măng

Có thể thấy, mô hình này cũng rất giống với nuôi các loài cua khác trong bể xi măng. Tuy nhiên, cần chú ý những điều sau trong quá trình nuôi:

  • Bể xi măng sau khi xây xong sẽ còn tồn lại nhiều vật liệu xây dựng thừa. Nông hộ cần vệ sinh sạch sẽ trước khi nuôi cua đinh.
  • Thức ăn cần đảm bảo vệ sinh, không ôi thiu, không để thức ăn dư thừa.
  • Đảm bảo môi trường cua luôn ổn định để chúng có thể sinh trưởng tốt nhất.
  • Không nên nuôi ở mật độ quá dày.

Tìm hiểu thêm: Mô hình kiếm tiền tỷ khi nuôi cua nước ngọt của nhiều hộ gia đình nuôi thủy sản.

Trên đây là toàn bộ kỹ thuật nuôi cua đinh trong bể xi măng đã được áp dụng thành công. Mọi người có thể tham khảo để có những kiến thức cần thiết khi bắt đầu nuôi cua đinh thương phẩm. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số mô hình nuôi các loài thủy sản khác.