Kỹ thuật nuôi cua biển trong bể xi măng đơn giản và hiệu quả
Nuôi cua biển trong bể xi măng là xu hướng nuôi trồng được nhiều gia đình áp dụng nhằm đạt hiệu quả về kinh tế. Song, để có thể tiết kiệm chi phí và nuôi trồng thành công, chúng ta cần phải có một số kiến thức nhất định. Bài viết này sẽ chia sẻ kỹ thuật nuôi cua cực kỳ đơn giản mà lại dễ thành công, các bạn hãy cùng tham khảo nhé!
Nuôi cua biển trong bể xi măng: Những ưu điểm nổi bật
Do tần suất đánh bắt của các tàu thuyền lớn ngày càng tăng cộng theo nhu cầu thưởng thức hải sản của người dân cũng khá nhiều nên số lượng cua biển cung cấp ngoài thị trường đang khá khan hiếm. Vì vậy, áp dụng mô hình nuôi cua biển trên cạn, điển hình là nuôi trồng cua biển trong bể xi măng đang ngày càng phổ biến, với mục đích tạo ra sản lượng lớn hải sản cung cấp cho thị trường theo cán cân cung – cầu.
Nhiều người lo ngại việc nuôi cua biển trong bể xi măng sẽ có nhiều hạn chế. Song, trên thực tế, không chỉ có cách nuôi đơn giản mà phương pháp này còn có một số ưu điểm nổi bật như sau:
- Dễ dàng chăm sóc, quản lý số lượng và thu hoạch.
- Thoải mái lựa chọn giống cua theo mong muốn của cá nhân.
- Mang lại hiệu quả kinh tế cao nếu nuôi trồng thành công.
Xem video Nuôi cua biển trong bể xi măng:
Kỹ thuật nuôi cua biển trong bể xi măng đơn giản, dễ thành công
Mặc dù mô hình nuôi cua biển trên cạn đang được nhiều gia đình áp dụng nhưng không phải ai cũng thành công khi triển khai phương pháp này. Để nuôi thành công, người nuôi cần phải nắm bắt các kỹ thuật cơ bản như sau:
Chuẩn bị bể xi măng
Đây là bước đầu tiên trong kế hoạch nuôi cua biển trên cạn mà bạn cần thực hiện. Theo đó, bạn cần phải xây dựng bể xi măng với kích thước từ 4 – 30m2, chiều cao khoảng 1,3m. Tùy theo sở thích mà bạn có thể thiết kế bể theo hình tròn, chữ nhật hoặc hình vuông, nhưng nhất định phải có mái che một phần hoặc toàn bộ để tránh mưa nắng cho cua. Tiếp theo, hãy rải một lớp cát từ 3 – 5cm ở dưới đáy bể và xếp thêm gạch để làm chỗ ẩn cho cua. Đừng quên lắp đặt van xả ở dưới đáy để thuận tiện cho việc thay nước nhé!
Sau khi đã thực hiện các công việc trên xong, bạn hãy lắp đặt hệ thống sục khí và đảm bảo mực nước trong bể từ 0,7 – 1m. Bạn cũng có thể chia ô nuôi riêng từng con hoặc nuôi chung, tùy theo điều kiện kinh tế và sở thích.
Chọn cua giống để thả bể
Khi công tác chuẩn bị đã hoàn tất, bạn hãy chọn số lượng cua biển cần nuôi và thả vào bể cùng lúc. Với cua đánh bắt được được buộc dây thì bạn cần rửa sạch sẽ, sau đó nhẹ nhàng cắt bỏ dây và đặt vào từng ô. Lưu ý, để thành công trong việc nuôi cua biển trong bể xi măng, bạn cần phải cẩn thận, không được làm gãy chân và càng cua khiến cua đổ bệnh và chết.
Về cách chọn cua, bạn cũng cần phải biết đến một số kiến thức cơ bản. Hãy chọn những con cua cùng lứa để tránh chúng ăn thịt lẫn nhau trong quá trình lột vỏ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chọn những giống khỏe mạnh đồng đều, vỏ sáng bóng, nhanh nhạy và không bị mất đi bất kỳ bộ phận nào như càng, chân, yếm,… hay bị nứt vỏ.
Hiện nay, cua giống được phân thành 3 loại cỡ khác nhau, bao gồm:
- Cua nhỏ: 60 – 120 con/kg.
- Cua vừa: 25 – 50 con/kg.
- Cua lớn: 10 – 15 con/kg.
Điều kiện nuôi cua biển trong bể xi măng
Điều kiện nuôi cua biển trên cạn cần phải đáp ứng hai yếu tố: nước và nhiệt độ. Thông thường, loài cua này thích hợp nuôi trong môi trường biển có độ mặn từ 25 – 32 phần ngàn với độ pH từ 7,5 – 8,5. Hàm lượng O2 hòa tan trong bể không được vượt quá 5mg/l.
Bên cạnh đó, nhiệt độ nước trong bể cua biển cần đạt từ 27 – 30 độ C (bạn có thể dùng thủy kế để đo) và không bị nhiễm bẩn vô cơ hoặc hữu cơ. Bạn cũng cần thay 20 – 30 phần ngàn nước trong bể mỗi ngày và vệ sinh toàn bộ bể mỗi tuần. Lưu ý, cần phải sục khí nhẹ cho cua trong quá trình nuôi ở bể xi măng.
Thức ăn của cua biển
Những loài cua sống ở biển có thức ăn rất đa dạng và phong phú. Thức ăn của chúng chủ yếu là cá, tôm, sò, vẹm, nghêu và một số loài thực vật thủy sinh. Vì thế, khi nuôi cua biển trong bể xi măng, bạn hãy cắt cá lớn thành các miếng nhỏ, gỡ bẻ đôi còng và xẻ lấy thịt các loài nghêu, vẹm, sò, sau đó rải đều khắp ao. Nếu cua ăn hết thì hãy cho thêm, còn thừa thì nên giảm bớt lại để tránh lãng phí và làm bẩn ao, ảnh hưởng đến môi trường sống của cua.
Vệ sinh cua biển trong bể xi măng như thế nào?
Để vệ sinh cua biển trong bể xi măng, bạn cần phải xả hết nước cũ và thay nước mới, tuyệt đối không để cua ăn phải thức ăn đã ôi thiu. Trong khoảng thời gian khi cua còn bé, 5 ngày bạn nên thay nước 1 lần vào tháng đầu. Các tháng tiếp theo, hãy thay nước theo chu kỳ 2 ngày/lần. Như thế, cua sẽ có điều kiện để lột vỏ nhanh và phòng trừ một số bệnh ký sinh trùng ở cơ thể.
Về thời gian thay nước, bạn nên thực hiện vào buổi trưa – thời điểm cua còn đang nghỉ ngơi trong hang. Nếu thấy con nào chết, hãy nhặt nhanh ra khỏi bể để tránh cua ăn thịt đồng loại, dễ bị nhiễm bệnh và làm bẩn ao. Bên cạnh đó, trong lúc thay nước và vệ sinh bể, bạn cần dùng lướt bịt chặt miệng cống đế cua không thể thoát ra ngoài, gây thất thoát về kinh tế.
Trong thời gian nuôi, bạn nên bắt cua lên cân theo định kỳ 2 tuần/lần để kiểm tra sinh trưởng của cua và xem xét tình trạng sức khỏe của chúng, xem liệu có ký sinh ngoài vỏ hay trong xoang có mang ký sinh hay không. Nếu phát hiện cua bị nhiễm bệnh, bạn cần phải tìm ra nguyên nhân và có những phương pháp xử lý kịp thời.
Thời gian nuôi cua mất bao lâu?
Thời gian thu hoạch cua sẽ phụ thuộc vào loại cua mà bạn đang nuôi. Trung bình, thời gian nuôi cua gạch chỉ mất từ 15 – 20 ngày, còn cua thịt là khoảng 5 – 6 tháng để đạt đến trọng lượng 3 – 4 con/kg.
Một số lưu ý khi nuôi cua biển trên cạn
1. Chọn địa điểm nuôi
Dù bạn có thể xây bể xi măng ở bất kỳ địa điểm trống nào trong nhà hoặc khuôn viên nhà nhưng để thuận tiện hơn, bạn nên chọn xây bể cua ở gần sông, có nguồn nước dồi dào và dễ cấp thoát nước.
2. Khi cải tạo ao
Sau mỗi mùa vụ, bạn nên vệ sinh cho thật sạch rồi mới thả lớp cua kế tiếp. Tuyệt đối tránh sử dụng lại nước cũ bởi trong nước khá bẩn và khác môi trường với lớp cua tiếp theo. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh lấy nước trong các trường hợp sau:
- Nước nằm trong vùng có dịch bệnh.
- Nước có nhiều váng bọt, màng nhầy, phù sa đen lơ lửng.
- Nước có hiện tượng phát sáng vào ban đêm.
- Nước vào thời điểm thủy triều đang lên.
Hi vọng những thông tin mà Vựa Hải Sản chia sẻ trong bài viết có thể giúp các bạn nắm vững kiến thức cơ bản về kỹ thuật nuôi cua biển trong bể xi măng để có thể áp dụng đúng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
Nếu không có nhiều diện tích để xây bể xi măng và nuôi cua, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp nuôi cua biển trong thùng nhựa. Trong trường hợp không có nhiều thời gian để đầu tư, bạn hãy mua cua tươi sống tại Vựa Hải Sản về làm mặt hàng kinh doanh buôn bán. Đây là phương pháp nhanh, gọn và không phải chịu nhiều rủi ro so với phương pháp nuôi cua biển trong bể xi măng.