Kỹ thuật chăm sóc cây cam sau thu hoạch
Cây cam là một loại trái được trồng từ rất lâu đời và được sử dụng rất là phổ biến trong đời sống ngày nay. Đây là một loại trái cây mang trong mình rất nhiều vitamin C, ngoài ra còn là một thức uống giải khát tuyệt vời. Tuy nhiên để có thể trồng cam một cách hiệu quả và chất lượng nhất thì dù là mới trồng hay sau khi thu hoạch đều có kỹ thuật chăm sóc cây cam riêng. Vậy hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về điều này nhé!
Kỹ thuật chăm sóc cây cam –
Đặc điểm sinh thái của cây cam
Những cây có múi nói chung và cây cam nói riêng thường ưa khí hậu á nhiệt đới, bởi vậy hầu hết những vùng có điều kiện khí hậu như trên đều có thể trồng cam. Nhưng ngoài ra còn một số yếu tố khác quyết định tới sự sinh trưởng và phát triển cũng như chất lượng của cam, cụ thể như sau:
Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp nhất để trồng cây cam đó chính là từ 23 – 29 độ C, tuy nhiên ở nhiệt độ từ 12 – 39 độ C cũng có thể trồng cam. Nếu nhiệt độ dưới 12,5 độ C hay cao hơn 40 độ C đều có thể khiến cho cây cam ngừng sinh trưởng. Tuy nhiên sự sinh trưởng của cây cam còn phụ thuộc vào nhiệt độ của các mùa, như:
-
Mùa xuân: 12 – 20 độ C
-
Mùa hè: 25 – 30 độ C
Nhiệt độ thích hợp nhất để trồng cây cam đó chính là từ 23 – 29 độ C
Ánh sáng
Bởi cây cam không hề ưa ánh sáng mạnh mà lại ưa những ánh sáng tán xạ có cường độ 10000 – 15000 lux tương ứng với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 16 – 17 giờ chiều vào màu hè.
Đất trồng
Cây cam hầu hết có thể trồng ở trên nhiều loại đất, tuy nhiên loại đất tốt nhất để trồng cam vẫn nên là những loại đất giàu mùn với hàm lượng chất dinh dưỡng phải đạt được mức độ từ trung bình trở nên. Với độ PH thích hợp nhất đó là 5,5 – 6,5 và tầng dày cần trên 1m, độ dốc khoảng từ 3 – 8 độ.
Đất giàu mùn rất thích hợp để lựa chọn trồng cam
Kỹ thuật chăm sóc cây cam – Cắt tỉa cành và tạo tán
Việc cắt tỉa cành và tạo tán cho cây cam không chỉ giúp cho cây hạn chế được sâu bệnh mà còn làm tăng năng suất quả, giúp cây phát triển tốt hơn. Bà con nên học theo các cách sau đây:
Cắt tỉa cành cho cây cam
Bà con nên cắt tỉa cành cho cây cam hằng năm và sau khi thu hoạch thì nên loại bỏ những cành sau đây:
-
Đối với những cành đã mang quả, bà con chỉ cần cắt ngắn khoảng 10 – 15cm
-
Những cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán lá mà không có khả năng mang quả
-
Những cành đan chéo nhau, cành vượt trong thời cây đang mang quả để có thể nhằm hạn chế được việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả
-
Bà con nên ngắt bỏ hoàn toàn hoa trong thời gian cây 1 – 2 tuổi và nên tỉa bớt những hoa dị hình.
Cắt tỉa cành và tạo tán cho cây cam đúng cách
Tạo tán cho cây cam
-
Cây con nên được cắt ngắn ở độ cao từ 50 – 80cm tính từ mặt đất nhằm kích thích cho các chồi non
-
Bà con nên chọn 3 cành khỏe và mọc từ thân chính, phát triển theo 3 hướng đối đồng đều nhau để làm cành cấp 1. Sau đó thì dùng cột giữ cho cành cấp 1 tạo với thân một góc đúng 35 – 40 độ.
-
Sau khi cảnh cấp 1 phát triển cao khoảng 50 – 80cm thì cắt ngọn để các mầm ngủ trên cành cấp 1 được phát triển và hình thành cành cấp 2 và chỉ nên giữ lại 2 – 3 cành
Làm cỏ và bón phân
Việc làm cỏ và bón phân cho cây cam sau khi thu hoạch rất quan trọng, để tránh việc cây cam trở thành nơi trú ngụ cho các loại sâu bệnh, gây ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của cây cam.
Làm cỏ
-
Bà con nên làm cỏ theo hình chiếu tán của cây khoảng 1 – 1,2m. Nên làm sạch quả trước khi dọn dẹp cỏ. Hạ thấp cỏ xuống để tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng với cây cam mà vẫn có thể giữ ấm được cho đất trồng.
-
Nên lưu ý không được sử dụng các loại thuốc trừ cỏ để phun vào vườn cam. Bởi cây sẽ bị thối hỏng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp thụ phân của cây
-
Xới đất cho cây cam bà con nên thực hiện hàng năm để có thể tạo nên độ thông thoáng và cung cấp oxy cho đất.
Bón phân
- phân hỗn hợp NPK VIA King
Để cây cam có thể nhanh chóng phục hồi sau thu hoạch thì bà con nên lựa chọn các loại phân bón hữu cơ nhưlà một trong những dòng phân hỗn hợp mang lại hiệu quả cao cho cây trồng. Để có thể phục hồi sức và tạo năng suất cao hơn cho những mùa vụ tiếp theo.
-
Nên dựa vào loại đất trồng để bón phân, mang lại những năng suất cho quả và độ tuổi vườn cam mà liều lượng phân bón khác nhau.
Phân hỗn hợp NPK VIA King
Tưới nước và phòng trừ sâu bệnh
Nói đến cây cam thì đây là loài cây ưa ẩm, ít chịu hạn nhưng lại rất dễ bị úng nước, bởi vậy lượng nước tưới cho cây cũng rất quan trọng. Bà con nên cung cấp lượng nước tưới cho cây vào mùa khô hạn và nắng nóng, chỉ nên tưới nước đủ ẩm cho cây mà không cần tưới quá đẫm. Ngoài ra để có thể ngăn ngừa các loài sâu bệnh, bà con có thể sử dụng các sản phẩm sinh học để phòng ngừa kịp thời.
Lời kết
Cây cam có phát triển tốt hay không đều là nhờ vào bàn tay khéo léo của nhà nông cùng với lượng kiến thức vừa đủ để áp dụng. Nếu bà con đang có nhu cầu mua phân bón dành cho cây trồng hoặc muốn được tư vấn thêm thì liên hệ ngay với Việt Âu Group chúng tôi luôn sẵn sàng 24/24 để được tư vấn cho bà con.