Kỹ thuật canh tác cây đậu xanh chuẩn từ Bắc vào Nam
Cây đậu xanh là cây quen thuộc ở nước ta. Với đặc tính dễ trồng và có khả năng thích ghi với nhiều loại chân đất khác nhau. Cây đậu xanh được chọn lựa canh tác hầu khắp các miền trong cả nước. Tuy nhiên hàng năm diện tích cây đậu xanh ở nước ta ngày càng thu hẹp. Nhưng nhu cầu ngày một gia tăng, giá thành khá ổn định và có xu hướng tăng nhẹ. Vậy tại sao người nông dân lại ít lựa chọn gia tăng diện tích trồng cây đậu xanh? Lý do lớn nhất là việc canh tác cây đậu xanh chưa mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế. Để hỗ trợ nhà nông có thể tận dụng quỹ đất, thời vụ canh tác hiệu quả từ cây đậu xanh mang lại hiệu quả kinh tế, cẩm nang cây trồng thực hiện bài viết kỹ thuật canh tác cây đậu xanh chuẩn từ Bắc vào Nam với nội dung cụ thể như sau:
Kỹ thuật trồng đậu xanh từ Bắc vào Nam
Mục Lục
1. Thời vụ trồng cây đậu xanh theo từng vùng ở nước ta
– Với điều kiện thời tiết nóng ẩm ở nước ta rất thích hợp canh tác cây đậu xanh, có thể trồng quanh năm. Ở các vùng khác nhau việc canh tác thời vụ trồng cây đậu xanh cũng khác nhau. Để cây đậu xanh cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao cần căn cứ vào điều kiện khí hậu của từng vùng để lựa chọn thời vụ trồng cây đậu xanh cho phù hợp.
– Đối với vùng ĐBSH: Có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên cây đậu xanh được trồng phân thành 4 vụ trong năm. Vụ xuân từ cuối tháng 2 đến tháng 5 thu hoạch. Vụ hè từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 7. Vụ thu trồng tháng 8 đến tháng 10 thu hoạch. Vụ đông trồng tháng 9, thu hoạch tháng 12.
Trồng đậu xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao
– Vùng miền Trung bộ thường trông 3 vụ/năm: Vụ xuân hè trồng tháng 3 thu hoạch tháng 6. Vụ hè thu trồng tháng 6 thu hoạch tháng 8. Vụ thu đông trồng tháng 9 thu hoạch tháng 12.
– Vùng ĐBSCL: Trồng 2 vụ/năm. Vụ đầu mùa mưa trồng vào tháng 6 thu hoạch tháng 9. Vụ cuối mùa mưa trồng giữa tháng 8 thu hoạch tháng 11.
– Các vùng canh tác có điều kiện chủ động được nước tưới và thoát nước tốt có thể trồng quanh năm tùy vào nhu cầu, mục đích để mở rộng diện tích canh tác.
2. Cách chọn giống cây đậu xanh cho năng suất vượt trội
– Hiện nay các giống cây đậu xanh có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, chỉ khoảng 60-70 ngày. Có rất nhiều giống đậu xanh cho năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng kháng được sâu bệnh và thích ứng cao với điều kiện thời tiết biến đổi như hiện nay.
– Một số giống được chọn canh tác phổ biến như: Giống V87-13, HL89E3, 91-15, V94-208, … Giống được sử dụng nhiều nhất là giống V87-13. Do đặc tính giống V867-13 có khả năng thích ứng rộng, được thị hiếu người tiêu dùng ưa chuộng, cho năng suất cao, khả năng kháng sâu bệnh khá.
Đa dạng các giống đậu xanh cao sản cho năng suất vượt trội
3. Kỹ thuật canh tác cây đậu xanh cho năng suất cao
3.1 Làm đất trồng cây đậu xanh như thế nào là đúng kỹ thuật?
– Đất cần được thu dọn sạch tàn dư thực vật vụ trước. Tiến hành cày bừa kỹ, tơi xốp. Cây đậu xanh là cây không chịu úng nên đất trồng cần thoát nước, cao ráo. Tùy vào điều kiện trồng ở mỗi nơi để lựa chọn phương pháp làm đất như đánh luống hoặc tỉa lan. Để cây đậu xanh ddtj năng suất cao, tiện lợi cho chăm sóc nên tỉa theo hàng, chọn hướng tỉa là hướng đông tây.
Kỹ thuật làm đất trong canh tác cây đậu xanh
Xem thêm: Kỹ thuật canh tác lạc che phủ nilong.
3.2 Cách gieo hạt đậu xanh
– Gieo hạt đậu xanh trực tiếp xuống đất nên để hạt nảy mầm cần đảm bảo hai yếu tố nhiệt độ và độ ẩm. Muốn tỷ lệ nảy mầm cao cần căn cứ vào điều kiện thời tiết. Thời điểm gieo tốt nhất khi nhiệt độ trên 18oC và có mưa hoặc đất đảm bảo độ ẩm 70-85%. Trên thực tế việc gieo để đúng mật độ cần gieo dặm 2-3 lần.
Cây đậu xanh có thể sử dụng các phương pháp gieo sạ, gieo hốc. Tùy vào mỗi phương pháp gieo mà lượng giống thay đổi.
Kỹ thuật chỉa hạt đậu xanh theo hàng
3.3 Phương pháp bón phân cho ruộng đậu xanh
– Lượng phân bón tính cho 1 ha: 60 kg Uree + 250 kg Super lân + 90 kg Kali.
– Phương pháp và thời điểm bón: Tổng lượng phân chia làm 3 lần bón. Lần 1 bón lót (bón kết hợp khi làm đất): Toàn bộ lân + 1/3 lượng kali. Lần 2 bón thúc (khi cây ra 3 lá thật): 1/3 lượng đạm +1/3 lượng Kali. Lần 3 bón thúc (khi gieo được 25-30 ngày): Toàn bộ lượng phân bón còn lại.
Bật bí cách bón phân cho cây đậu xanh đúng kỹ thuật
3.4 Cách chăm sóc cây đậu xanh đúng cách
– Chắm dặm: Sau gieo cần tiến hành chắm dặm từ 2-3 lần để đảm bảo mật độ gieo trồng.
– Xới xáo làm cỏ cần kết hợp cùng hai lần bón thúc để tiết kiệm công chăm sóc, giảm chi phí sản xuất.
– Chế độ nước tưới: Việc trồng đậu xanh phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời. Tùy từng giai đoạn phát triển của cây đậu xanh cần đảm bảo độ ẩm khác nhau. Giai đoạn nảy mầm cần đạt độ ẩm đất trên 70%. Trong suốt quá trình cây đậu xanh phát triển cần duy trì độ ẩm từ 60-70%.
4. Thời điểm thu hoạch đậu xanh tốt nhất?
– Cây đậu xanh thường được thu hoạch sau gieo từ 60-70 ngày. Thời điểm thích hợp nhất khi quả chín chuyển sang quả màu nâu.
– Nên thu hoạch vào buổi chiều, tránh thu hoạch vào buổi trưa vì những quả chín khô sẽ rụng làm tăng hao phí thu hái.
– Sau khi thu hoạch cần phơi nắng khoảng 3-4 ngày rồi tách lấy hạt, làm sạch tạp chất. Phơi tiếp 1-2 ngày rồi cho vào bảo quản.
– Bảo quả đậu xanh nên bảo quản trong các dụng cụ như chum sành sứ là tốt nhất.
Thu hoạch đậu xanh đúng thời điểm nâng cao hiệu quả kinh tế
Xem thêm: Trồng vừng giải pháp cho các vùng khô hạn vụ Hè Thu.
Nguồn: Admin tổng hợp – NO