Kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2021)
Kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2021)
Lượt xem: 6424
Dưới sự lãnh đạo của Đông
dương cộng sản Đảng, ngày 28/7/1929. tại số nhà 15 phố Hàng Nón – Hà Nội đã
tiến hành Đại hội Tổng công hội đỏ Bắc kỳ (tiền thân của Công đoàn Việt Nam).
Đại hội đã bầu ra BCH TW do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh – UV BCH TW lâm thời của
Đông dương Cộng sản Đảng đứng đầu. Đại hội đã thông qua chính cương, Điều lệ,
quyết định ra Báo Lao động và Tạp chí Công hội đỏ làm cơ quan ngôn luận và
nghiên cứu lý luận của Công hội đỏ.
Số nhà 15 phố Hàng Nón – Hà Nội
Ngay
sau khi ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công hội đỏ trong cao trào 1930-1931
đã có cơ sở mạnh mẽ khắp trong nước và đi đầu trong các cuộc bãi công mở đường
cho việc thành lập Xô Viết Nghệ Tĩnh. Tháng 8-1930, thay mặt Đông phương Bộ của
Quốc tế cộng sản, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã chỉ định Công hội đỏ Việt Nam cử
đại biểu đi dự Đại hội Công hội đỏ quốc tế lần thứ VI ở Mát-xcơ-va. Khi ấy
thông qua Công hội đỏ, đồng chí Trần Phú đã đi khảo sát phong trào công nhân
Nam Định, Hải phòng, Hòn Gai & để viết bản Luận cương chính trị lịch sử.
Được cử làm trưởng ban Công vận trung ương, ngày 20-1-1931 tại Sài Gòn, đồng
chí Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã triệu tập Hội nghị công nhân
Đông Dương lần thứ I vạch ra phương hướng tổ chức và đấu tranh cho phong trào
công nhân và công đoàn.
Trong
thời kỳ mặt trận dân chủ Đông Dương (1936-1939) hưởng ứng phong trào Đông Dương
đại hội và đòi tự do cơm áo hoà bình, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông
Dương hàng ngàn cuộc bãi công của nửa triệu công nhân tham gia đã nổ ra liên
tiếp ở các thành phố lớn trong cả nước. Đầu năm 1937 công nhân đấu tranh sôi
sục đòi quyền tự do lập nghiệp đoàn ở Hà Nội, Sài Gòn, Vinh & Mặc dù bọn
phản động thuộc địa ngăn cản, nhiều nghiệp đoàn vẫn được thành lập và tự do hoạt
động, báo chí vẫn tự do xuất bản và công khai tuyên truyền Chủ nghĩa Mác-
Lênin. Chưa giành được toàn bộ quyền tự do nghiệp đoàn, công nhân Việt Nam
không bỏ lỡ cơ hội lập các Hội ái hữu ở khắp nơi.
Tháng
9-1939, Đại chiến Thế giới lần thứ II bùng nổ, các tổ chức của công nhân và
công bộ công đoàn phải rút vào bí mật.
Trong
thời kỳ vận động Cách mạng tháng Tám (1939-1945), Hội công nhân cứu quốc – một
lực lượng quan trọng của Mặt trận Việt Minh được thành lập nhất là ở Bắc và
Trung Bộ. Hội công nhân cứu quốc vừa bí mật đấu tranh đòi quyền lợi hằng ngày,
vừa tổ chức các đội võ trang làm nòng cốt cho cuộc nổi dậy ở đô thị.
Cách
mạng tháng Tám thành công, nhân dân lao động Việt Nam từ chỗ là dân nô lệ mất
nước đã đứng lên làm chủ đất nước, chủ xí nghiệp. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng
hoà- nhà nước do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Để thực sự thống nhất về
tổ chức công đoàn, Hội nghị cán bộ công nhân cứu quốc họp ngày 20-5-1946 quyết định đổi Hội công nhân cứu quốc thành Tổng Liên
đoàn lao động Việt Nam. Ngày 20-7-1946, tại thủ đô Hà Nội, Tổng Liên đoàn
lao động Việt Nam chính thức tuyên bố thành lập đánh dấu bước ngoặt của phong
trào công đoàn Việt Nam với một tổ chức thống nhất và ổn định thật sự trong cả
nước.
Trong 9 năm kháng chiến
chống Thực dân Pháp, Công đoàn Việt Nam
đã thể hiện tính đa dạng và toàn diện. Tổ chức các phong trào thi đua
“Tham gia sản xuất vũ khí”, “tăng gia sản xuất tự túc ăn mặc”, động viên
công nhân tham gia lực lượng vũ trang, cử cán bộ xuống nghiên cứu tại các xưởng
máy, đề xuất với chính phủ nhiều biện pháp cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân để phục vụ kháng
chiến lâu dài. Những hoạt động ấy đã góp phần tích cực trong cuộc kháng chiến
chống Pháp của dân tộc giành thắng lợi.
Trong kháng chiến chống Mỹ
cứu nước, với chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, Công đoàn việt Nam
xác định: Giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn cần nêu cao ý chí cách mạng
cùng toàn quân và toàn dân chiến đấu đến cùng chống Mỹ và thắng Mỹ nhằm xây
dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, ủng hộ Cách mạng Niềm Nam thống
nhất đất nước. Các hoạt động của công đoàn, các phong trào thi đua “Ngày thứ 7
đấu tranh thống nhất nước nhà”, “chắc tay súng, vững tay búa”, “địch đến là
đánh , địch đi lại sản xuất”, “Mỗi công nhân là một chiến sỹ kiên cường
chống Mỹ”..v.v.
Trong
sự nghiệp cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và sự nghiệp giải phóng miền
Nam (1954-1975), công đoàn Việt Nam lớn mạnh vượt bậc. Ngày 14-9-1957, Quốc hội
nhất trí thông qua Luật công đoàn qui định vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của
công đoàn Việt Nam.
Thắng lợi vĩ đại mùa xuân
năm 1975 giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước và tiến lên chủ
nghĩa xã hội. Tổ chức công đoàn đã động viên CNVCLĐ bước vào xây dựng Đất nước.
Thi đua lao động sản xuất thực hành tiết kiệm, vượt qua mọi khó khăn thử thách,
năng xuất lao động không ngừng tăng lên, thường xuyên chăm lo đến quyền và lợi
ích cho người lao động, xây dựng và củng cố tổ chức Công đoàn vững mạnh, góp
phần thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, tạo đà chuyển sang giai đoạn mới,
giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Sau
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9-1960), trong Đại hội công đoàn Việt
Nam lần thứ II (tháng 2-1961), Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đổi tên thành
Tổng công đoàn Việt Nam cho phù hợp với tình hình mới. Tháng 2-1974, tiến hành
đại hội Đại biểu lần thứ III.
Đặc
biệt tại Đại hội Công đoàn lần VI, đại hội quyết định đổi tên Tổng công đoàn
Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhằm xác định rõ nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần, hoạt động công đoàn không thể chú trọng đến đối
tượng công nhân- viên chức trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước mà phải mở
rộng đến mọi công nhân lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cả
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Để
định hướng và xây dựng nền tảng cho hoạt động công đoàn trong giai đoạn mới,
Nhà nước ta đã ban hành Luật Công đoàn được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2012,
sửa đổi bổ sung Luật Công đoàn 1990; đồng thời các kỳ Đại hội Đại biểu toàn
quốc của Công đoàn Việt Nam đã thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam, và Điều lệ
Công đoàn Việt Nam hiện hành được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI (nhiệm
kỳ 2013-2018) thông qua. Đại hội lần XI công đoàn Việt Nam đã thành công tốt
đẹp, với sứ mệnh lịch sử của mình Công đoàn sẽ tiếp tục là một nhân tố không
thể thiếu được trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
phấn đấu không ngừng cho sự nghiệp công đoàn, cho việc bảo vệ quyền lợi của
người lao động.
Giai cấp công nhân có vai
trò tiên phong trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng
giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của
bản thân giai cấp công nhân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong đó tổ chức
công đoàn có trọng trách lớn, góp phần đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng
của người lao động. Hiện nay trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, đội ngũ
công nhân lao động Việt Nam đang đứng trước những thử thách lớn về nhận thức xứ
mệnh lịch sử, tiếp cận công nghệ kỹ thuật mới về tác phong kỷ luật lao động, về
sự phân hoá giào nghèo, tính phức tạp trong quan hệ lao động, áp lực của tình
trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, các tệ nạn xã hội… Vì vậy tổ chức công
đoàn thông qua hoạt động của mình là nhịp cầu nối liền giữa Đảng với người lao
động, là người cộng tác đắc lực với nhà nước, là người đại diện bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động. Tập hợp tài năng, trí tuệ của
giai cấp công nhân, đẩy mạnh phong trào thi đua góp phần xứng đáng vào xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Cùng với sự lớn mạnh của
phong trào cách mạng, sự trưởng thành và phát triển của giai cấp công nhân Việt
Nam và tổ chức công đoàn trên suốt chặng đường 92 năm phong trào CNVCLĐ và Công
đoàn huyện Hải Hậu đã từng bước được hình thành, củng cố và phát triển. Năm
1947 dưới dự lãnh đạo của Huyện uỷ và liên Hiệp công đoàn tỉnh Nam định, Công
đoàn huyện Hải Hậu được thành lập gồm các tầng lớp thợ thủ công, thợ dệt, thợ
cơ khí, đánh cá… và từng bước phát triển sang nhiều ngành nghề khác. Trong cuộc
kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Công đoàn huyện
Hải Hậu tuy còn nhỏ bénhưng đội ngũ công nhân lao động tích cực sản xuất, đóng
góp sức người, sức của tham gia kháng chiến cống xâm lược bảo vệ Tổ quốc và xây
dựng đất nước.
Bước vào thời kỳ công cuộc
đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Huyện uỷ Hải Hậu
và Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, sự phối hợp của UBND huyện, các ban ngành đoàn thể,
cấp uỷ đảng chính quyền cơ sở. Tổ chức công đoàn huyện nhà luôn được củng cố,
phát triển và ổn định về tổ chức. Phong trào CNVCLĐ ngày càng vững mạn, hiện nay Liên đoàn Lao động huyện quản lý 178 CĐCS với tổng
số 11.978 đoàn viên, hàng năm tỷ lệ Công đoàn cơ sở vững mạnh đạt 85% trở lên. Đây
là lực lượng quan trọng đi đầu trong công cuộc đổi mới quê hương đất nước.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, các cấp CĐ tập
trung cao tuyên truyền kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước, đặc biệt tuyên
truyền Đại hội và Nghị quyết Đại hội Đại biểu quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị
quyết Đại hội Đảng các cấp; tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ
2021- 2026.
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19
xuất hiện trở lại trong cộng đồng ở nước ta với diễn biến nhanh và phức tạp, Ban Thường vụ LĐLĐ huyện đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng
dẫn các cấp CĐ trong huyện chủ động
tuyên truyền và phối hợp với các cơ quan chức năng, NSDLĐ tích cực triển khai
các biện pháp phòng chống dịch trong CNVCLĐ, đặc biệt
chú trọng phòng chống dịch trong các doanh nghiệp đông CNLĐ; đồng thời chủ động, linh
hoạt trong tổ chức các hoạt động, vừa chăm lo Tết vừa đảm bảo an toàn cho NLĐ với những hoạt động thiết thực như: tăng cường tuyên truyền, vận động cán
bộ, đoàn viên, CNVCLĐ nâng cao ý thức tự giác, thực hiện nghiêm sự chỉ đạo của Đảng, nhà nước, các cấp chính quyền và cơ
quan chức năng về thông điệp 5K của Bộ Y tế nhất là việc đeo khẩu trang
bắt buộc nơi công cộng; quán triệt sâu sắc phương
châm “chống dịch như chống giặc”, bình tĩnh, sáng tạo, chủ động ứng phó với
tình hình dịch bệnh; thực hiện chi hỗ trợ cho 20 CNLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh
COVID- 19 với số tiền 10 triệu đồng;
vận
động cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ tích cực tham gia đợt cao điểm quyên góp ủng hộ
phòng chống dịch COVID-19 do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN huyện phát động, đến
đầu tháng 7, tổng số tiền CNVCLĐ trong huyện ủng hộ được trên 750 triệu đồng; ủng hộ nông dân tỉnh Bắc Giang tiêu thụ 800 kg vải thiều
do ảnh hưởng của dịch COVID-19…
Trong Tháng Công nhân năm 2021
(tháng 5) LĐLĐ
huyện và CĐCS đã tổ chức thăm hỏi, trao quà cho 170 đoàn viên, CNLĐ có hoàn
cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo với tổng số tiền trên 70 triệu đồng (trong
đó LĐLĐ huyện trao 120 xuất, CĐCS trao 50 xuất); tiếp
nhận và trao 5 suất quà trị giá 5 triệu đồng của Tổng Liên đoàn hỗ trợ đoàn viên, NLĐ tỉnh Nam Định bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19;
Phối hợp với Công an huyện, Phòng Kinh tế- Hạ tầng xây dựng
mô hình tại cụm Công nghiệp Hải Phương “Khu công nghiệp, cụm công nghiệp an toàn về an ninh trật tự”. Tổ chức Hội nghị tập huấn Bộ Luật lao động sửa đổi năm 2019 cho
cán bộ chủ chốt CĐCS trong toàn huyện; đẩy mạnh các hoạt động tư vấn pháp luật, giải đáp các băn
khăn, kiến nghị chính đáng của CNLĐ
Nhân dịp tết nguyên đãn, Liên đoàn Lao động huyện tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho
các CĐCS có đông công nhân lao động, các CĐCS có đoàn viên công đoàn trực tết;
tổ chức gặp mặt, tặng quà và tổ chức đoàn đi thăm hỏi tặng quà cho 282 đoàn
viên, CNVCLĐ, con đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn, bị bệnh hiểm nghèo
với tổng số tiền 147 triệu đồng; các CĐCS thăm hỏi tặng quà cho đoàn viên,
CNVCLĐ với tổng số tiền 3.456.809.000đ; chỉ đạo CĐCS doanh nghiệp tổ chức Tết Sum vầy cho CNLĐ với chủ đề “ Tết sum vầy kết nối yêu
thương”, động viên CNVCLĐ đón
xuân vui vẻ, an toàn, tiết kiệm.
Tiếp tục thực hiện chương trình nhà ở “Mái ấm Công đoàn”giai đoạn 2019 – 2023, đã xét
hỗ trợ kinh phí xây mới 02 nhà cho
đoàn viên CĐ có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền 80 triệu đồng.
Chỉ đạo các CĐCS tham gia chương
trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát
triển” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động, kết quả toàn huyện có
21 sáng kiến tham dự.
Công tác phát triển tiếp tục được quan tâm, đã
kết nạp mới 286 đoàn viên, kiện toàn
02 CĐCS trường học, tổ chức đánh giá, xếp loại CĐCS năm học 2020 – 2021 ; giới thiệu 56 đoàn viên CĐ ưu tú cho Đảng và đã có 53 đồng chí được kết nạp, 10 đồng chí được Tổng
Liên đoàn tặng kỷ niệm chương “Vì sự
nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn” .
Phong trào thi đua
“Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học
tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” tiếp tục thu được kết quả
đáng phấn khởi, LĐLĐ huyện chỉ đạo công
đoàn cơ sở tổ chức kỷ niệm 20 năm Ngày Gia đình Việt Nam và Tháng hành động
quốc gia phòng chống bạo lực gia đình năm 2021; Phối hợp với Hội LHPN huyện chỉ
đạo các công đoàn cơ sở bầu đại biểu đi dự Đại hội Phụ nữ huyện lần thứ XXII,
nhiệm kỳ 2021 – 2026
Tổ chức kiểm tra,
giám sát việc thực hiện pháp luật lao động, việc thực hiện Điều lệ công đoàn
Việt Nam và công tác quản lý tài chính, tài sản công đoàn tại 8 công đoàn cơ
sở.
Giai cấp
công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam nói chung, CNVCLĐ và tổ chức công đoàn
huyện Hải Hậu nói riêng rất tự hào, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 92 năm ngày
thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2021).
Ngày
thành lập Công đoàn Việt Nam, mỗi chúng ta có dịp ôn lại truyền thống vẻ vang
của giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn Việt Nam và của huyện Hải Hậu qua các thời kỳ Cách mạng. Từ truyền thống đó
nhắc nhở mỗi người tự vươn lên phát huy vai trò làm chủ, ý chí tự lực, tự
cường, hăng hái thi đua lao động sản xuất, công tác, góp phân thực hiện thắng
lợi NQ Đại hội Đảng, nghị quyết đại hội Công đoàn các cấp. Phát huy truyền thống 92 năm xây dựng và trưởng thành,
đoàn viên CNVCLĐ toàn huyện tiếp tục đoàn kết, thống nhất ý chí, năng động sáng
tạo, phấn đấu vươn lên cùng đảng bộ, nhân dân huyện nhà thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ của huyện, góp phần xây dựng quê hương Hải Hậu ngày càng giàu mạnh,
văn minh.
Liên đoàn
lao động huyện Hải Hậu