Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học ba mẹ cần hướng dẫn càng sớm càng tốt – Hệ thống trường quốc tế Việt Úc – VAS
Mục Lục
Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học ba mẹ cần hướng dẫn càng sớm càng tốt
Không phải lúc nào cha mẹ cũng có thể bao bọc con cái. Do đó để tự tin bước vào đời, trẻ cần được trang bị đầy đủ những kiến thức nào? Đâu là những kỹ năng sống cần thiết mà một đứa trẻ tiểu học cần có? Bài viết dưới đây VAS sẽ chia sẻ với các bậc phụ huynh về các kỹ năng sống cho trẻ tiểu học nên dạy từ sớm. Đừng bỏ lỡ ba mẹ nhé!
Kỹ năng sống học sinh tiểu học
Theo tổ chức thế giới (WHO), kỹ năng sống được định nghĩa là khả năng áp dụng các hành vi, cách ứng xử tích cực cho phép cá nhân thích nghi hiệu quả với những thách thức của cuộc sống hằng ngày. Dựa trên định nghĩa này, chúng ta có thể kết luận rằng kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là tập hợp các kỹ năng giúp trẻ thích nghi với cuộc sống và môi trường học. Điển hình như cách ứng xử với thầy cô, bạn bè, giao tiếp, diễn đạt, kỹ năng tổ chức, chuẩn bị thức ăn, vệ sinh cá nhân,…
Giáo dục cho các em kỹ năng sống của học sinh tiểu học để giúp trẻ phát triển những thói quen tích cực, tự tin thể hiện bản thân, không ngại đối mặt với thách thức trong mọi tình huống.
Trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời
Các kỹ năng sống cho trẻ tiểu học cần thiết
Kỹ năng tự phục vụ bản thân
Đây là một kỹ năng sống quan trọng đối với tất cả mọi người, không chỉ trẻ em. Cha mẹ phải nuôi dạy con tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ, vì đây là cơ sở để con chủ động giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Những việc đơn giản như dọn bàn, ăn uống, tắm rửa và mặc quần áo. Việc gì trẻ làm được thì nên để trẻ tự làm và phải kiên nhẫn quan sát. Cha mẹ chỉ nên can thiệp khi con cái cần giúp đỡ và chỉ làm theo cách hỗ trợ, không phải làm thay cho con.
Kỹ năng làm việc nhóm
Khi nói đến kỹ năng sống của trẻ, làm việc nhóm là điều bắt buộc. Dạy trẻ hiểu trách nhiệm của bản thân và chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm vì lợi ích và mục tiêu cuối cùng của cả nhóm. Làm việc nhóm cũng giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội và cách xây dựng, duy trì các mối quan hệ. Cách dạy kỹ năng này rất đơn giản, ngay tại nhà cha mẹ có thể tạo tình huống để cả nhà cùng làm với nhau như phân công việc nhà, cùng nhau nấu ăn, cùng nhau làm đồ chơi,… Hoặc để trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời như cắm trại, trại hè,…
Trẻ học cách làm việc nhóm với bạn bè
>>> Tìm hiểu: Chương trình học mầm non trường quốc tế Việt Úc
Quản lý cảm xúc
Theo các chuyên gia nghiên cứu, chỉ số EQ càng cao thì con người càng dễ thành công. Do đó, yếu tố tình cảm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Vì vậy, một trong những kỹ năng sống mà các bậc cha mẹ luôn mong muốn con mình sở hữu đó là giúp trẻ rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc.
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp đóng vai trò không thể thiếu trong sống hằng ngày. Độ tuổi tiểu học là thời điểm lý tưởng để gia đình và nhà trường dạy kỹ năng này cho trẻ. Đối với gia đình, cha mẹ cần tập cho trẻ khả năng giao tiếp phù hợp với người lớn, bạn bè cùng lứa tuổi và trẻ nhỏ. Ngoài ra, cũng nên dạy trẻ các hình thức giao tiếp khác nhau như: giao tiếp bằng lời nói, giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng từ ngữ phù hợp. Không chỉ là trẻ tiểu học cần rèn luyện kỹ năng này mà mọi trẻ ở mọi lứa tuổi đều cần phát triển kỹ năng này.
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Nếu theo dõi tình hình xã hội hiện nay có thể thấy rằng những nguy hiểm có thể rình rập ở bất cứ nơi đâu mà không phải lúc nào cha mẹ cũng có thể ở bên cạnh bảo vệ hay phòng tránh. Do đó, hãy dạy con kỹ năng tự bảo vệ bản thân. và cách đối phó với những tình huống nguy hiểm. Để dạy con hiệu quả, cha mẹ cần cùng con đóng các tình huống trong gia đình và tìm ra giải pháp, đây là cách trẻ học nhanh và nhớ lâu hơn. Cũng có thể tạo ra một số thử thách để xem trẻ có thể xử lý tình huống như đã được học hay không.
Những nguyên tắc vàng trong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học
Kiểm soát những lời chỉ trích
Không ai thích nghe những lời chỉ trích bất kỳ ai từng trong tình huống này sẽ hiểu được nỗi buồn và sự phẫn uất của những đứa trẻ. Điều này khiến trẻ càng khó mở lòng với cha mẹ hơn. Do đó phụ huynh cần cố gắng kiểm soát những lời chỉ trích thay vì áp dụng một cách cư xử nhẹ nhàng hơn, phê bình đi đôi với khen ngợi là rất hiệu quả.
Đưa ra cho con sự lựa chọn
Đưa ra lựa chọn và yêu cầu không có nghĩa là nghiêm khắc và ép buộc. Cho con những lựa chọn, điều này không chỉ khiến chúng cảm thấy được tôn trọng mà cha mẹ còn kiểm soát được hành vi của trẻ.
Trẻ được tham gia hoạt động ngoại khóa thú vị
Cho con cơ hội thay đổi
Người lớn thường nghĩ rằng ép trẻ tuân theo các quy tắc là một hình thức nuôi dạy con cái tốt, vì có rất nhiều quy tắc sau này khi lớn lên buộc phải tuân theo dù muốn hay không. Nhưng còn sự sáng tạo và trí tưởng tượng thì sao? Hãy để đứa trẻ đưa ra các quy tắc của riêng mình và có thể được điều chỉnh cho phù hợp với trẻ.
Thấu hiểu con cái
Khi trẻ nói về vấn đề của chúng, phụ huynh thường cảm thấy tội nghiệp và muốn dạy chúng cách hành động đúng đắn. Những câu như “Mẹ đã nói với con rồi…” được nói một cách tự nhiên. Tuy nhiên điều này chỉ khiến trẻ không muốn chia sẻ với cha mẹ hơn.
Rèn luyện kỹ năng sống trẻ tiểu học là vô cùng cần thiết và đòi hỏi sự quan tâm đầy đủ, toàn diện. Vì vậy sự phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng để giúp trẻ hình thành và phát triển các kỹ năng. Ba mẹ có thể đăng ký tìm hiểu thêm về các phương pháp giáo dục tiểu học VAS tại: ? www.vas.edu.vn – ☎ 0911 26 77 55
Chia sẻ