Kỹ năng lắng nghe – Chìa khóa dẫn lối đến thành công – Tổ chức giáo dục NIK

Nhiều người luôn cho rằng bản thân có kỹ năng lắng nghe, tuy nhiên có thật sự đúng như vậy hay họ chỉ đang nghe thông thường. Có câu nói: “Ba tuổi đủ để học nói nhưng cả cuộc đời không đủ để lắng nghe”. Lắng nghe ở đây không đơn thuần chỉ là dùng tai để nghe mà là nghe một cách chủ động, có sự thấu hiểu và và học hỏi. Bài viết dưới đây NIK sẽ phân tích rõ hơn về kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp, phương pháp sử dụng kỹ năng lắng nghe hiệu quả.

Kỹ năng lắng nghe là chìa khóa dẫn đến thành công

1. Hiểu về kỹ năng lắng nghe

Trong các kỹ năng mềm tạo nên sự thành công của một người thì kỹ năng lắng nghe là loại kỹ năng giao tiếp được nhắc đến nhiều nhất. Vậy nghe và lắng nghe khác gì nhau?
Nghe là việc thu nhận một cách thụ động các âm thanh phát ra từ xung quanh thông qua tai. Còn lắng nghe là quá trình tiếp nhận âm thanh có chủ động, có sự chọn lọc, phân tích thông tin để hiểu vấn đề và tương tác, đưa ra phản hồi với nội dung mình vừa nghe. Hay nói cách khác, lắng nghe là việc chú ý nghe người khác trình bày một vấn đề, câu chuyện, trong quá trình đó ta có được thông tin, thấu hiểu và những cảm nhận sâu sắc về vấn đề của người nói. Lắng nghe không phải là một dạng bản năng mà đó là một kỹ năng đòi hỏi phải có sự rèn luyện lâu dài.
Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp giúp bạn học hỏi, thu thập thông tin và thấu hiểu mọi người xung quanh. Từ đó có thể đưa ra nhận định, lời khuyên hay giải pháp để giải quyết một vấn đề. Mặc dù nghe là một loại phản xạ của con người, nhưng để có thể lắng nghe có hiệu quả, buộc chúng ta phải rèn tập luyện liên tục và trong thời gian lâu dài. Lắng nghe phải có sự logic, chọn lọc để đạt được mục tiêu hiệu quả cao trong giao tiếp.

Kỹ năng lắng nghe là tiếp nhận thông tin chủ động

Xem thêm về Teamwork là gì

2. Kỹ năng lắng nghe quan trọng như thế nào?

Biết cách lắng nghe người khác mang lại nhiều lợi ích trong công việc và cuộc sống. Những người có kỹ năng lắng nghe tốt sẽ dễ dàng có được thành công và nhiều người yêu quý, tin tưởng.

Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp mang lại nhiều cơ hội thành công

  • Khi bạn chú ý lắng nghe một ai đó nói, đó là cách thể hiện sự tôn trọng của bạn dành cho người nói, điều đó sẽ tạo ra một cuộc giao tiếp có sự tin tưởng, thẳng thắn giữa hai bên nhằm hiểu nhau hơn.
  • Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp tạo nên sự kết nối về mặc cảm xúc giữa cả hai, giúp bạn tạo ấn thiện cảm và sự quý mến từ đối phương.
  • Khi tiếp nhận đầy đủ thông qua việc lắng nghe sẽ giúp bạn thấu hiểu vấn đề một cách kỹ càng, từ đó có thể giải quyết vấn đề hoặc thương lượng dễ dàng hơn, hạn chế những xung đột không đáng có.
  • Một người có kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp là người có khả năng tập trung cao, khi lắng nghe vấn đề của người nói bạn sẽ rèn luyện được khả năng tập trung một cách tốt nhất.
  • Bên cạnh đó, lắng nghe còn là dấu hiệu để thể hiện mong muốn hợp tác của bạn với đối tác. Từ đó, tạo được những mối quan hệ tốt đẹp, làm tiền đề để đạt được thành công trong công việc và cuộc sống.
  • Lắng nghe hiệu quả là “vũ khí tối thượng” giúp bạn có được những mối quan hệ, cũng như mở ra cơ hội thành công.

 3. Những vấn đề khiến việc lắng nghe kém hiệu quả

Ai cũng biết rằng kỹ năng lắng nghe là kỹ năng quan trọng nhưng không phải ai cũng có thể thực hành và dễ mắc nhiều sai lầm trong quá trình rèn luyện và áp dụng, những vấn đề khiến việc lắng nghe kém hiệu quả:

  • Thiếu sự kiên nhẫn, không tập trung khi lắng nghe: việc lắng nghe không hề dễ dàng, nếu là những câu chuyện thú vị thì dễ kích thích chúng ta chú ý, tuy nhiên khi nghe những vấn đề nhàm chán, không thú vị thì nhiều người lại gặp khó khăn. Vì khi ấy bạn dễ bị sao lãng, mất tập trung, bạn thiếu đi sự quan tâm đến những vấn đề mà đối phương đang trình bày. Điều đó vô tình làm người nói bị tổn thương và cho rằng họ đang không được lắng nghe, họ cảm thấy không được tôn trọng. 
  • Chỉ tập trung trình bày ý kiến cá nhân hơn là lắng nghe người khác nói: một trong những sai lâm dễ mắc phải là nói nhiều hơn nghe. Con người có xu hướng thích nói lên quan điểm và ý kiến của mình hơn là việc lắng nghe. Tuy nhiên, điều đó lại vô tình khiến bạn trở thành người không có tính khách quan, ích kỷ chỉ quan tâm đến ý kiến của bản thân mà quên đi việc lắm nghe người khác. Đôi khi, khi không lắng nghe rõ vấn đề đã vội nói ra quan điểm, ý kiến sẽ khiến cuộc trò chuyện tệ hơn, không được được hiệu quả giao tiếp cao.
  • Không đặt mình vào vị trí của đối phương: sự khác biệt giữa nghe thông thường và lắng nghe là sự thụ động và không có sự đồng cảm. Nếu không đặt bản thân vào vị trí của người nói bạn sẽ dễ mất tập trung, không hiểu được vấn đề và gạt bỏ cảm xúc của người nói.

Không đặt mình vào vị trí người khác bạn sẽ không hiểu họ nói gì

  • Thể hiện thái độ không quan tâm, hứng thú với cuộc trò chuyện: sẽ rất mất lịch sự khi trong cuộc đối thoại bạn tỏ thái độ không hứng thú, lạnh nhạt trong cuộc trò chuyện. Khi đồi phương không nhận thấy những phản hồi tích cực từ bạn với những gì họ đang nói, điều đó khiến họ tổn thương lòng tự trọng và mất thiện cảm với bạn. Trong công việc, khi có thái độ không quan tâm, hứng thú trong cuộc trò chuyện, dù là vô ý thì bạn vẫn sẽ bị đánh giá là làm việc không nghiêm túc và thiếu chuyên nghiệp khi đang nói chuyện với khách hàng.
  • Không có sự giao tiếp bằng mắt với người nói: giao tiếp không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn là những ngôn ngữ cơ thể, vì vậy khi ai đó đang chia sẻ về một vấn đề họ mong muốn được nhận lại những phản hồi qua ánh nhìn để cảm nhận được sự đồng cảm từ bạn. Tuy nhiên, trong quá trình giao tiếp hãy thể hiện sự đồng cảm của bạn qua ánh mắt một cách linh hoạt, không nên chỉ nhìn chằm chằm vào đối phương mà không có phản ứng, điều đó khiến họ khó chịu và ngại ngùng khi trình bày.
  • Cắt ngang lời mà người khác đang nói: đây là một hành động rất mất lịch sự trong giao tiếp. Tuy đôi khi trong cuộc trò chuyện bạn cảm thấy không đồng tình với ý kiến của người nói và muốn phản biện, hay bạn bất chợt muốn chia sẻ câu chuyện của mình cho mọi người nghe. Bạn hãy bình tĩnh chờ họ nói hết, vì nếu bạn cắt ngang lời của ai đó sẽ khiến bạn trở thành người vô duyên, mất lịch sự. Hãy cẩn thận trước khi muốn phát biển hay nêu lên ý kiến cá nhân.
  • Những thành kiến có xu hướng tiêu cực: con người có tính chủ quan trong suy nghĩ, nên những thành kiến tiêu cực khiến ta thể hiện sự chủ quan này cả trong việc lắng nghe, từ đó không chú ý lắng nghe và không quan tâm đến người nói. Những thành kiến đó có thể xuất phát từ vẻ bên ngoài, cách nói chuyện, ăn mặc, thậm chí là dân tộc, giới tính hay tôn giáo của của đối phương. Khi có quan điểm chủ quan, tiêu cực về người nói, bạn sẽ dễ thể hiện xu hướng bác bỏ hay gây khó khăn cho người nói, điều này còn thể hiện thái độ xem thường người khác của bản thân bạn. Những việc làm này đều cản trở quá trình lắng nghe của bạn.
  • Thiếu tôn trọng ý kiến của người khác: đừng vộ đưa ra đánh giá quan ý kiến của người khác khi bạn chưa suy xét kỹ, không nên đả kích hay chê bai ý kiến của họ. Mỗi người đều có lòng tự trọng, vì vậy dù bản thân có đồng tình hay không bạn cũng nên có thái độ tích cực, suy xét vấn đề rành mạch, nói ra quan điểm một cách xốc nổi, thiếu cẩn trọng khiến bạn trở thành người nhỏ nhen, ích kỷ, không khôn khéo. Nếu bạn cứ tiếp tục giữ tính cách đó trong giao tiếp bạn sẽ không thể tạo được những mối quan hệ tốt đẹp.
  • Lựa chọn các vấn đề giao tiếp phức tạp: việc chọn sai chủ đề cũng dẫn đến bế tắc trong cuộc trò chuyện, nếu bạn chỉ chọn bừa một chủ đề để bắt cuộc trò chuyện có thể dẫn đến mâu thuẫn hay gây tranh cãi vì những quan điểm khác nhau. Hãy suy xét kỹ chủ đề phù hợp cho cả bạn và đối phương để tránh gặp phải những tình huống không mong muốn.
  • Không có sự chuẩn bị, luyện tập từ trước: một trong những nguyên nhân mà bạn kỹ năng lắng nghe của bạn còn kém là chỉ nghĩ đến điều mình cần nói mà không chuẩn bị cho việc lắng nghe. Điều này khiến ta dễ mất tập trung và khó chọn lọc thông tin trong quá trình lắng nghe người khác chia sẻ.
  • Duy trì kiểu nghe “phòng thủ”, “phục kích”: con người dễ để tâm đến những thứ xấu, tiêu cực lvà chú ý hơn là những điều tốt. Chính vì cách tư duy này mà tạo nên thói quen kiểu lắng nghe phục trong quá trình giao tiếp của bạn. Điều này có nghĩa là bạn chỉ chú ý đến những lời nói sai để phản bác. Thói quen này không những không giúp bạn có thêm kiến thức, học hỏi mà còn ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ của cả hai. Thay vì chỉ nghe những điều xấu thì hãy chú ý đến những điều tích cực, tìm kiếm những ý tưởng hay trong cuộc hội thoại. Hãy ghi nhớ cây nói: “Gạn đục khơi trong” để bạn học hỏi được nhiều điều trong cuộc sống trong qua giao tiếp hằng ngày.
  • Tạo nên sự bất đồng quan điểm: trong cuộc đối thoại mà mỗi người đều có cái tôi quá cao sẽ khiến cuộc hội thoại kém hiệu quả. Bởi lẽ, dù đã cố gắng lắng nghe nhưng bản thân vẫn tập trung vào chính mình. Trong lúc lắng nghe bạn dễ mắc phải một sai lầm đó là nghe và suy nghĩ tìm ra những ý kiến sai của đôi phương để phản bác để đề cao cái tôi của bản thân mình. Bạn cho rằng đó là lắng nghe mà đó chỉ là bạn đang tập chung vào chính bản của bạn và đưa ra ý kiến mang tính chủ quan. Mỗi người có một quan điểm khác nhau, một góc nhìn khác nhau về một vấn đề. Bạn không thể áp đặt người khác phải đi theo ý kiến của bạn, điều đó dễ gây ra cãi vã trong quá trình giao tiếp.

Xem thêm về kỹ năng làm quen với người lạ

Để áp dụng kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp quả không phải là một việc dễ dàng. Chỉ cần bản thân bạn thiếu tinh tế, cẩn thận có thể phá hỏng một mối quan hệ chỉ vì những sai lầm trong kỹ năng lắng nghe. Vậy chúng ta cần thay đổi điều gì để lắng nghe hiểu quả hơn? Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp, chúng ta sẽ tiếp tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé.

4. Cần thay đổi những thói quen sau để việc lắng nghe trở nên hiệu quả

  • Thứ nhất, tập trung lắng nghe một cách tích cực

Tập trung lắng nghe một cách tích cực nghĩa là hãy lắng nghe với thái độ tôn người nói và thể hiện ý chí tích cực trong suốt quá trình giao tiếp. Hãy cởi mởi với những quan điểm, thông tin mà bạn được tiếp nhận, có góc nhìn đa nhiều trong một vấn đề. Bạn cần phải tập trung lắng nghe nội dung câu chuyện của đôi phương đồng thời đặt cảm xúc của mình vào họ. Kiên nhẫn lắng nghe toàn bộ thông tin.

Kỹ năng lắng nghe đòi hỏi bạn vừa nghe  vừa phân tích vấn đề, quan điểm của người nói, quan điểm của bản thân, sự khác biệt đến từ đâu,…. Lắng nghe một cách cẩn trọng không chỉ với nội dung mà còn phải chú tâm đến sắc thái, ngữ điệu, ngôn ngữ cơ thể của đối để hiểu rõ hơn về thông tin, ý tưởng mà họ muốn truyền đạt.

Hãy giao tiếp bằng mắt một cách linh hoạt, thể hiện sự đồng cảm thông qua ánh nhìn, cử chỉ, đừng ngại khi phải nhìn thẳng vào họ khi cần thiết. Không ngắt lời của người nói hay có những hành động mất lịch sự như bấm điện thoại, ăn,… trong khi lắng nghe. Khi bạn muốn thể hiện quan điểm của bản thân, đánh giá hay bác bỏ ý kiến của người nói, hãy thể hiện thật tinh tế, suy xét kỹ các quan điểm của họ và các tác động khách quan đến quan điểm của cả hai. Khi rèn luyện những kỹ năng này thì kỹ năng lắng nghe của bạn sẽ đạt hiệu quả cao.

  • Thứ hai, đặt câu hỏi và tương tác với người nói;

Đặt câu hỏi cho người nói là một trong những cách khuyến khích người đó nói ra ý kiến kiến của mình và việc tương tác giúp cuộc trò chuyện trở nên thú vik, mang tính hai chiều. Khi bạn khai thái thông tin thông qua việc đặt câu hỏi giúp bạn hiểu rõ vấn đề hơn, bên cạnh đó đối phương sẽ biết rằng bạn có sự quan tâm, lắng nghe đến chủ đề của câu chuyện. Hãy thể hiện rằng bạn luôn chú ý đến câu chuyện của người nói bằng cách lặp lại, tương tác những gì bạn đã nghe được. Đây cũng là cách để dẫn dắt người nói đến vấn đề mới để cuộc trò chuyện trở hơn sâu sắc và thú vị hơn.

Hãy tập trung lắng nghe khi người khác đang nói

  • Thứ ba, ngừng so sánh là một trong những biện pháp lắng nghe.

Bạn sẽ có xu hướng bỏ qua lời nói của người đối diện nếu bạn có tư duy so sáng. Việc so sánh bạn với người khác hay người khác người xung quanh bạn với nhau là một thói quen xấu, khiến mọi việc tệ đi. Bởi lẻ từ việc so sánh dẫn đế bộ não của bạn sẽ tạo ra phản ứng loại trừ. Khi bạn bị ảnh hưởng bởi những điều đó thì kỹ năng lắng nghe của bạn cũng sẽ không được hình thành.

Một ví dụ cho điều này: khi ai đó nói với bạn rằng họ đang rất đau đớn vì bệnh đau dạ dày, và bạn nói rằng bạn cũng bị bệnh đấy và nó không đau nhiều đến như vậy, bạn cho rằng người kia chỉ đang làm quá lên. Hành động này được coi là thiếu tôn trọng người đối diện và rất vô tâm. Bạn không những không thông cảm, chia sẻ một cách tích cực mà còn thèm thường lời nói và cả cảm giác của họ.

Hãy học cách đồng cảm và nói ra những lời tích cực. Cũng trong ví dụ đó, bạn hãy cho người nói một lời khuyên, giải pháp mà bạn thấy hữu ích. Như vậy sẽ tạo nên hình tượng tốt trong mắt mọi người và bạn cũng trở thành người tích cực hơn.

  • Thứ tư, sử dụng đúng ngôn ngữ cơ thể

Việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò quan trọng đến cách thể hiện kỹ năng lắng nghe của bạn. Cơ thể con người thường có xu hướng phản ứng đúng với những gì mà ta đang suy nghĩ và cảm nhận. Việc sử dụng đúng ngôn ngữ cơ thể là một cách cách mà não bộ gửi tín hiệu đến người nói về những ta đã tiếp thu từ thông tin của họ truyền đạt. Từ đó, người nói thấy được sự quan tâm và đồng cảm của bạn về chủ đề mà họ chia sẻ. Những ngôn ngữ cơ thể thường đi kèm trong quá trình lắng nghe như:

  • Gật đầu: thể hiện sự đồng tình với ý kiến của đối phương. Nó còn cho thấy bạn đã hiểu và tiếp thu vấn đề mà người nói chia sẻ. Điều này giúp người nói cảm thấy tự tin và tin tưởng vào bạn hơn.
  • Nhìn thằng: việc nhìn thằng vào mắt người nói thể hiện sự tập trung, tôn trọng và thấu hiệu của bạn. Hãy tạo một ánh mắt trìu mến và đồng cảm khi cả hai đang chia sẻ một câu chuyện sâu sắc.
  • Những cử chỉ khác: các cử chỉ, tư thế linh hoạt khiến bạn và người nói trở nên gần gũi và thân mật hơn. Tùy thuộc vào tình trạng mối quan hệ của hai bạn, hoàn cảnh và chủ đề trò chuyện mà sử dụng những ngôn ngữ cơ thể phù hợp.
  • Lưu ý: không nên khoanh tay trước ngực hoặc chỉ ngón tay khi nói, đây là những hành động thiếu tế nhị có thể khiến đối phương khó chịu, không được thoải mái.
  • Cuối cùng, tập trung và theo dõi câu chuyện

Một trong những cách để rèn luyện kỹ năng lắng nghe đạt hiệu quả mà bạn cần nhớ là hãy tập trung theo dõi câu chuyện khi giao tiếp. Hãy kìm chế cái tôi của bản thân và suy nghĩ đi theo mạch câu chuyện của đối phương. Nên nên nghe có chọn lọc, nắm bắt những ý chính trong câu chuyện, không nhất thiết phải nhớ toàn bộ, hãy hỏi lại nếu bạn vô tình quên. Thay vì phản bát lại ý kiến của người nói, hãy tập trung lắng nghe, bạn sẽ thu nhập được rất nhiều thông tin hữu ích.

Cuối cùng, đồng cảm trong quá trình lắng nghe.

Hãy luôn cố gắng làm chủ cảm xúc của bản thân để có thể lắng nghe một cách tốt nhất. Cho dù bạn đang nghe một ai đó than vãn, kể lễ về những bất hạnh,…. Việc đầu tiên bạn cần phải làm là đặt mình vào vị trí của họ để cảm thông. Thay vì tạo ra trở ngại hay đưa ra phán xét điều gì đó, hãy thử bình tĩnh lắng nghe và suy nghĩ một cách khách quan và tích cực. Những câu nói cởi mở hay những hành động nhỏ sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp nhận thông tin tốt hơn. Hãy lắng nghe có chủ động sẽ giúp tiềm thức bạn phản ứng một cách tích cực.

5. 7 Nguyên tắc vàng rèn luyện kỹ năng lắng nghe

  • Nguyên tắc 1: Tuyệt đối không được ngắt lời

Một người có thói quen cắt ngang lời nói của người khác là một người thiếu tính kiến nhẫn, mất lịch sự và không có kỹ năng lắng nghe tốt. Muốn lắng nghe tốt, buộc bạn phải để cho đối phương trình bày trọn vẹn vấn đề của họ thay vì cố dành phần nói.

Việc ngắt lời khi người khác đang nói sẽ khiến người khác khó chịu và không muốn tiếp tục trò chuyện với bạn nữa. Bạn hãy thử đặt mình vào vị trí của người khác để cảm nhận rõ vấn đề này. Bạn sẽ cảm thấy thế nào khi bạn đang nói mà bị người khác ngắt lời?

  • Nguyên tắc 2: Tập trung vào cuộc giao tiếp

Giao tiếp là sự tương tác hai chiều, bạn sẽ không thể hiểu được những gì người khác nói nếu bạn không tập trung lắng nghe.

Việc tập trung lắng nghe không những giúp bạn tiếp nhận thông tin mà còn giúp người nói cảm thấy sự tôn trọng từ bạn, có thiện cảm với bạn tốt hơn.

Trước khi tham gia vào một cuộc trò chuyện bạn nên hạn chế những tác nhân gây xao nhẵng như tắt chuông điện thoại, tìm không gian yên tĩnh, hạn chế làm việc riêng,….

  • Nguyên tắc 3: Biết cách đặt các câu hỏi

Để bạn có thể hiểu sâu hơn vấn đề mà đối phương đang trình bày, đồng thời cho họ biết là bạn đang quan tâm theo dỗi câu chuyện mà họ đang nói, bạn có thể đặt ra vài câu hỏi liên quan đến ý của người nói.

Tuy nhiên, đặt câu hỏi cũng cần có sự khéo léo, linh tế. Bạn nên đặt những câu hỏi thử hiện sự đồng tình kèm với một vài cảm xúc trong lời nói của bạn như “Thật sao?”, “Tại sao chuyện đó lại xảy ra với bạn?”,…. Những câu hỏi này giúp người nói biết rằng bạn đang chú ý và bị thu hút bởi câu chuyện của họ. Đồng thời, việc bạn đặt câu hỏi phù hợp sẽ giúp đối phương cởi mở hơn từ đó chia sẻ nhiều thông tin hơn về chủ đề mà cả hai đang nói đến.

Hãy đặt câu hỏi cho người nói trong quá trình lắng nghe

  • Nguyên tắc 4: Đưa ra các ý cá nhân

 Một người có kỹ năng lắng nghe tốt không có nghĩa là bạn phải im lặng suốt cuộc trò chuyện, điều đó chẳng khác gì đối phương đang độc thoại, họ sẽ thấy dễ mất hứng vì điều đó. Thay vào đó, bên cạnh việc đưa ra các câu hỏi bạn nên nêu các ý kiến, quan điểm cá nhân. Tốt nhất nên sử dụng những câu đồng cảm như: “Tôi cũng nghĩ giống bạn…”, “Tôi hiểu được điều đó…”,…. Người nói sẽ cảm thấy tự tin và mở lòng chia sẻ nhiều hơn. Hãy nói những lời phù hợp tùy vào từng thời điểm của cuộc hội thoại sẽ giúp kỹ năng lắng nghe của bạn cải thiện tốt hơn.

Việc đưa ra ý kiến cá nhân về vấn đề mà đối phương đang trình bày là một cách khẳng định rằng bạn đang thật sự lắng nghe họ nói.

  • Nguyên tắc 5: Ngôn ngữ hình thể

Bên cạnh lắng nghe và đưa ra ý kiến, còn một cách khác để thể hiện kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp của bạn đó là sử dụng ngôn ngữ hình thể. Hãy thể hiện suy nghĩ của mình thông các biểu cảm như: ngạc nhiên, xúc động, cười,…, hay các hành động như gật đầu khi bạn đồng tình quan điểm của đối phương, nắm tay họ khi xúc động, tư thế ngồi hướng về phía người nói,…. Hãy lựa chọn ngôn ngữ cơ thể phù hợp.

  • Nguyên tắc 6: Không phán xét và áp đặt đối phương

Một trong những nguyên tắc rất quan trọng để có kỹ năng lắng nghe tốt là bạn cần phải có tư duy cởi mở và cái nhìn khách quan. Bởi lẻ không ai muốn trò chuyện với một người có tư duy bảo thủ, áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác, yêu cầu người khác phải chấp nhận và không được đưa ra ý kiến. Điều đó thể hiện sự ích kỷ trong giao tiếp, khiến bạn khó tạo được những mối quan hệ tốt đẹp.

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn không được phép có chính kiến cá nhân, mà bạn nên kiềm chế cái tôi của mình khi giao tiếp để thực sự thấu hiểu người khác. Quan điểm của bạn chưa hẳn là đúng và phù hợp trong mọi hoàn cảnh, vì vậy việc lắng nghe ý kiến của người khác sẽ giúp bạn hoàn thiện kỹ năng lắng nghe tốt hơn.

  • Nguyên tắc 7: Thấu hiểu khi lắng nghe

Trong suốt quá trình lắng nghe, bạn cần sử dụng tư duy và cảm xúc của mình để hiểu sâu sắc hơn câu chuyện của đối phương đang nói. Bởi lẽ đối phương không thể trình bày một cách cụ thể rõ ràng trực tiếp với bạn, hay có những cảm xúc mà người nói không thể diễn đạt được bằng lời nói.

Ắc hẳn ai cũng cảm thấy quý trọng và tin tưởng một người có thể thấu hiểu mình. Bên cạnh đó, nhận ra ẩn ý của người nói cũng là căn cứ để bạn phản hồi hay đặt ra những câu hỏi để người nói chia sẻ và giải tỏa được khuất mắc bên trong họ. Việc thấu hiểu khi lắng nghe sẽ giúp bạn tránh những lời nói gây mất lòng hoặc tổn thương họ.

6. Một số cuốn sách có ích cho việc rèn luyện kỹ năng lắng nghe

Sách cũng là một nguồn tham khảo bổ ích cho việc phát triển kỹ năng lắng nghe của bạn. Dưới đây là một số tựa sách về kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp rất hay và hữu ích:

  • Kẻ thành công phải biết lắng nghe

Tác giả viết nên cuốn sách “Kẻ thành công phải biết lắng nghe” là Mark Goulston. Ông là một chuyên gia tâm thần học, chuyên gia kinh doanh và một nhà tư vấn. Nội dung quyển sách xoay quay việc phân tích sức mạnh của suy xét nội tâm. Đọc vào nội dung chúng ta có thể nhìn sau vào nội tâm của chính mình và các mối quan hệ với những người xung quanh, việc khai mở nhận thức khiến ta có thêm nhiều sức mạnh, đạt được nhiều thành công trong công việc và cuộc sống. 

  • Đôi tai thấu suốt thế gian

Tác giả Oopsy đã truyền tải những kỹ nắng lắng nghe của các bận thầy giao tiếp trong nội dung cuốn sách này. Việc học hỏi từ người khác chính là cách hiệu quả để bạn mài giũa bản thân mau chóng. Đặc biệt, học từ các bậc thầy giao tiếp sẽ giúp bạn nhân đôi hiệu quả, bạn sẽ thấy bản thân tiến bộ mỗi ngày.

Kỹ năng lắng nghe tốt mang lại cho bạn nhiều thành công

  • Sức mạnh của lắng nghe

Nội dung của quyển sách “Sức mạnh của lắng nghe” giới thiệu cho người đọc về các kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp của tác giả Bernard T.Ferrari. Ông Bernard cho rằng kỹ năng lắng nghe kém sẽ gây tác động lớn trong công việc và cả trong cuộc sống. Đặt biệt trong lĩnh vực kinh doanh, nếu bạn không đánh giá đúng vấn đề thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.

  • Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

Được viết vào năm 2016, tác giả Hiraki Noriko cho ra mắt quyển sách về chủ đề giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp.

Tác giả sẽ tiết lộ cho bạn biết rằng: “Biết lắng nghe nghĩa là bạn đã giành được 50% chiến thắng”. Khi bạn có kỹ năng lắng nghe tốt, bạn không những có được nhũng cuộc trò chuyện hiệu quả mà còn tạo ảnh hưởng tích cực cho người nói. Bạn có thể thuyết phục họ một cách dễ dàng, đàm phán hoặc giảm thiểu những mâu thuẫn,… Trong cuốn sách này có chứa rất nhiều câu chuyện và các mẹo nhỏ hay ho trong quá trình rèn luyện kỹ năng lắng nghe đang chờ bạn khám phá.

Kỹ năng lắng nghe là một trong những kỹ năng hết sức quan trọng và mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta trong công việc và cuộc sống. Người thành công là người biết lắng nghe. Vì vậy, bạn hãy luôn ghi nhớ những nguyên tắc và không ngừng học hỏi, rèn luyện kỹ nằng này để gặt hái được nhiều thành công. Hy vọng qua bài viết Nik Edu đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích và cần thiết về kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp. Chúc bạn thành công hơn trong cuộc sống.