Kỷ luật tích cực cho trẻ, dễ hay khó – Trường Mầm Non Quốc Tế iBS
Ba mẹ đã có từng nghe đến phương pháp Natural Consequences và Logical Consequences chưa? Có thể rất nhiều ba mẹ đang ứng dụng nhưng chưa thực sự hiểu rõ rằng có 1 phương pháp như vậy đấy!
Vậy Natural Consequences và Logical Consequences là gì?
Natural Consequences hiểu nôm na là để trẻ lựa chọn và quyết định và trải nghiệm kết quả/hệ quả một cách tự nhiên do lựa chọn của trẻ. Lấy ví dụ: Trẻ đi dép và mang dép trái. Mẹ nói con đổi ngược lại cho đúng nhưng con nhất quyết không chịu. Sau đó thì con tự bị khó chịu và có thể vấp ngã khi mang dép trái. Trong tình huống này:
– Trẻ tự đưa ra lựa chọn và có trải nghiệm tự nhiên về hậu quả của việc mang dép trái
– Mẹ (người lớn) thì không ép buộc trẻ phải mang dép ĐÚNG mới được đi ra ngoài
Logical Consequences hiểu nôm na là để trẻ đưa ra lựa chọn và quyết định và trải nghiệm hệ quả/kết quả một cách có sắp đặt và chủ định của ba mẹ hay người thân. Ví dụ: Mẹ nói con tắt tivi vì đã coi quá lâu nhưng trẻ vẫn không chịu tắt. Mẹ đã yêu cầu trẻ phải tắt đi trong vòng 5 phút nữa, nếu không sẽ không được coi trong 1 tuần. Hầu hết mọi đứa trẻ vẫn lựa chọn là tiếp tục xem tivi, bỏ qua lời người lớn. Sau 5 phút, mẹ tắt tivi và trẻ sẽ không được coi tivi trong 1 tuần tiếp theo. Trong ví dụ này:
– Trẻ: Tự đưa ra lựa chọn coi hoặc không coi và trải nghiệm hệ quả trong quyết định của mình.
– Mẹ: Cho trẻ lựa chọn và đưa ra kết quả trải nghiệm dựa trên lựa chọn của trẻ.
Vậy vì sao nên áp dụng phần này vào phương pháp nuôi dạy con?
– Giúp giảm áp lực căng thẳng trong việc ứng xử với các hành vi không tốt của trẻ.
– Tập cho trẻ chủ động trong suy nghĩ và ứng xử, có trách nhiệm với hành vi và sự lựa chọn của mình.
– Tập cho trẻ tư duy logic và phân tích khi được đưa vào tình huống cụ thể, dần dần trẻ sẽ hiểu tihfnh huống tiếp theo là gì và ảnh hưởng tới trẻ như thế nào.
– Trong các tình huống của logical và natural consequences đưa ra cho trẻ lựa chọn, trẻ được lựa chọn thay vì bị ép buộc làm theo ý của người lớn.
Và điều quan trọng hơn hết đối với phương pháp này, chính là, khi trẻ làm một hành động sai, nếu chúng ta la mắng trẻ hay trách phạt nặng nề, trẻ sẽ rơi vào trạng thái buồn bã hoặc áp lực. Trẻ con sẽ không học được gì khi rơi vào trạng thái đó. Ngay cả người lớn chúng ta cũng vậy. Ba mẹ có thấy rằng, trong công việc, tuy chúng ta có sai nhưng nếu bị phê bình hay la mắng không đúng cách, cảm giác tiêu cực sẽ chi phối suy nghĩ và cảm xúc rất nhiều.
Chúc các mẹ ngày vui vẻ và có luôn ứng dụng phương pháp dạy con tốt, vì một thế hệ tương lai rạng rỡ!
Phùng Thị Hải Âu – Chuyên gia lĩnh vực giáo dục sớm cho trẻ em