Kỷ luật thuộc linh là gì?
Câu hỏi
Kỷ luật thuộc linh là gì?
Trả lời
Kỷ luật được định nghĩa là “quá trình rèn luyện cần có để có được những tính cách hoặc đặc điểm hành vi cụ thể nào đó.” Kỷ luật không phải là một phần của bản chất tội lỗi, nhưng nó là một phần tất nhiên của đời sống Cơ Đốc nhân. Trong thực tế, hầu như không có bất cứ điều ý nghĩa nào trong cuộc sống có thể được thực hiện mà không có kỷ luật. Các kỷ luật thuộc linh có thể được mô tả như những hành vi giúp làm tăng cường sự phát triển thuộc linh và giúp chúng ta phát triển đến mức trưởng thành thuộc linh. Quá trình tăng trưởng và phát triển thuộc linh này bắt đầu diễn ra ngay khi một người gặp Chúa Giê-su phục sinh và đến với Ngài để được cứu.
Mục đích của kỷ luật thuộc linh là để giúp cho sự phát triển con người bên trong của chúng ta, là phần đã được biến đổi trong sự cứu chuộc của Chúa Giê-su (2 Cô-rinh-tô 5:17). Các tín đồ được cứu đã trải qua sự đổi mới hoàn toàn từ bên trong, bao gồm cả sự đổi mới trong suy nghĩ, cảm giác và những đặc điểm khác, là những đặc điểm chậm hơn để có thể thấy rõ thông qua hành vi bên ngoài của mỗi người. Đây là những gì Phao-lô đã nghĩ đến khi ông nói về việc cởi bỏ “con người cũ” và trở nên con người mới, trở nên con người giống với hình ảnh của Đấng Tạo Hóa (Cô-lô-se 3: 9-10).
Có một số chương trình và sách phổ biến hiện nay về các kỷ luật thuộc linh, nhưng một số đã đi quá xa Kinh thánh trong việc khắc họa các phương pháp kỷ luật bản thân khác nhau. Một số trong những phương pháp này gần giống với huyền bí và ngoài Kinh thánh, đôi khi đi sâu vào các lĩnh vực của chủ nghĩa thần bí phương Đông, thần bí Công giáo và triết học Thời đại mới. Ra khỏi xu hướng này đã xuất hiện những thực hành ngoài Kinh Thánh như nghe tiếng Chúa hay hơi thở / ngâm / cầu nguyện chiêm niệm. Cách tốt nhất để tránh nhầm lẫn trong sự hiểu biết về các kỷ luật thuộc linh là dựa vào những lời trong Kinh thánh để có thể đắm mình vào Lời Chúa, là nơi mà Chúa sẽ phán với chúng ta; và qua lời cầu nguyện, nhờ đó mà chúng ta thưa chuyện với Ngài.
Kỷ luật thuộc linh quan trọng nhất chính là kỷ luật liên quan đến Lời Chúa và việc đọc, học, nghiên cứu, ghi nhớ và suy gẫm Kinh thánh (Giô-sue 1:8; Ma-thi-ơ 4:4; Cô-lô-sê 3:16. Nếu kỷ luật này bị bỏ qua, sẽ không có một nỗ lực tự rèn luyện bản thân nào có thể thành công được, vì đơn giản chúng ta không có sức mạnh để vượt qua sự kháng cự của bản chất tội lỗi trong con người mới của mình. Chúng ta cũng không có sức mạnh để vượt qua sự ảnh hưởng của ma quỷ, mục tiêu của chúng luôn là tách chúng ta ra khỏi phương tiện duy nhất để tăng trưởng thuộc linh, đó chính là Lời của Chúa (so sánh Ma-thi-ơ 13:19). Phao-lô đã nhắc Ti-mô-thê về bản chất vốn có của Kinh thánh, rằng bản chất của Kinh thánh chính là lời của Chúa, như là “Hơi thở của Chúa”, và vì thế nó chứa đựng quyền năng của Ngài (2 Ti-mô-thê 3: 16 .17). Ông cũng nói đến phúc âm là quyền phép của Đức Chúa Trời (Rô-ma 1:16) và khuyến khích các tín hữu cầm gươm Đức Thánh Linh, chính là Lời của Chúa, như vũ khí tinh thần tấn công duy nhất của chúng ta chống lại các thế lực ma quỷ (Ê-phê-sô 6:17). Chúng ta phải bắt đầu bất kỳ nỗ lực kỷ luật thuộc linh nào với nguồn sức mạnh duy nhất, Lời Chúa.
Ghi nhớ kinh thánh cũng rất cần thiết (Thi-thiên 119:10, 105). Chúng ta luôn có quyền tự do lựa chọn những gì chúng ta đặt trong tâm trí. Với ý nghĩ đó, ghi nhớ là rất quan trọng. Nếu chúng ta thực sự tin rằng Kinh Thánh là Lời của Chúa, sao chúng ta có thể không ghi nhớ Kinh Thánh? Ghi nhớ giúp chúng ta giữ lời Chúa luôn luôn trong tâm trí, và điều đó giúp chúng ta phản ứng lại với mọi hoàn cảnh trong cuộc sống theo lời dạy của Chúa. Một trong những đoạn Kinh thánh quyền lực nhất liên quan đến sự cần thiết của việc ghi nhớ được tìm thấy trong Giô-suê 1: 8: “Quyển sách luật pháp này chớ xa miệng ngươi, hãy suy gẫm ngày và đêm, hầu cho cẩn thận làm theo mọi điều được chép ở trong; vì thư vậy ngươi mới được may mắn trong con đường mình, và mới được phước”. Nhờ vào kỷ luật trong việc ghi nhớ Kinh Thánh mà chúng ta cầu nguyện được hiệu quả hơn và suy ngẫm được sâu sắc hơn. Thông qua đó mà chúng ta có thể “thành công và thịnh vượng” như cách Chúa định nghĩa về sự thành công cho chúng ta. Khi chúng ta bước đi trong đường lối Ngài và theo ý muốn của Ngài, tâm thần chúng ta sẽ được đầy dẫy Thánh Linh, và trái tim sẽ trở nên giống như Chúa.
Một kỷ luật khác là về sự cầu nguyện. Những lời cầu nguyện của chúng ta là một sự hiệp thông thiêng liêng với Chúa, thông qua các cách thức như tạ ơn, tôn kính, cầu xin, thỉnh nguyện và xưng tội. Điều tuyệt vời nhất trong cầu nguyện là Chúa sẽ gặp chúng ta dù chúng ta đang ở đâu. Ngài sẽ đến bên cạnh để dẫn dắt chúng ta vào một mối quan hệ sâu sắc hơn, chân thật hơn với Ngài, và chúng ta sẽ không bị thúc đẩy bởi cảm giác tội lỗi, nhưng được thúc đẩy bởi tình yêu của Ngài. Cầu nguyện sẽ thay đổi chúng ta. Cầu nguyện thay đổi cuộc sống. Cầu nguyện thay đổi lịch sử. Sự hiểu biết của chúng ta về Chúa thực sự khiến chúng ta muốn tuân theo Chúa Giêsu và ý muốn của Ngài trong cuộc sống của chúng ta. Chúa sẽ từ từ và ân cần tiết lộ chính Ngài cho chúng ta trong khi chúng ta cầu nguyện, và chính trong những khoảnh khắc đó, chúng ta có thể hiểu sâu sắc hơn và kinh nghiệm tình yêu của Ngài. Tất nhiên, một trong những kết quả chính của cầu nguyện là sự đáp lời. Nhưng, trong tất cả, đó chỉ là thứ yếu so với mục đích thực sự của cầu nguyện – chính là sự hiệp thông không ngừng phát triển với Đức Chúa Trời.
Khi kết hợp với nhau, các kỷ luật thuộc linh của cầu nguyện và việc học Lời Chúa sẽ cung cấp cho chúng ta một chương trình bổ ích, giúp ta biết sống tin kính, ngợi khen, phục tùng, phục vụ và tán dương sự cứu rỗi mà chúng ta nhận được và Chúa – là Đấng đã ban những điều đó cho ta. Thông qua những kỷ luật này mà chúng ta biết tuân theo mệnh lệnh của Chúa “… lấy lòng sợ-sệt run-rẩy làm nên sự cứu chuộc mình. Vì ấy chính là Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài (Phi-líp 2:12-13) .
English
Trở lại trang chủ tiếng Việt
Kỷ luật thuộc linh là gì?
Kỷ luật được định nghĩa là “quá trình rèn luyện cần có để có được những tính cách hoặc đặc điểm hành vi cụ thể nào đó.” Kỷ luật không phải là một phần của bản chất tội lỗi, nhưng nó là một phần tất nhiên của đời sống Cơ Đốc nhân. Trong thực tế, hầu như không có bất cứ điều ý nghĩa nào trong cuộc sống có thể được thực hiện mà không có kỷ luật. Các kỷ luật thuộc linh có thể được mô tả như những hành vi giúp làm tăng cường sự phát triển thuộc linh và giúp chúng ta phát triển đến mức trưởng thành thuộc linh. Quá trình tăng trưởng và phát triển thuộc linh này bắt đầu diễn ra ngay khi một người gặp Chúa Giê-su phục sinh và đến với Ngài để được cứu.Mục đích của kỷ luật thuộc linh là để giúp cho sự phát triển con người bên trong của chúng ta, là phần đã được biến đổi trong sự cứu chuộc của Chúa Giê-su (2 Cô-rinh-tô 5:17). Các tín đồ được cứu đã trải qua sự đổi mới hoàn toàn từ bên trong, bao gồm cả sự đổi mới trong suy nghĩ, cảm giác và những đặc điểm khác, là những đặc điểm chậm hơn để có thể thấy rõ thông qua hành vi bên ngoài của mỗi người. Đây là những gì Phao-lô đã nghĩ đến khi ông nói về việc cởi bỏ “con người cũ” và trở nên con người mới, trở nên con người giống với hình ảnh của Đấng Tạo Hóa (Cô-lô-se 3: 9-10).Có một số chương trình và sách phổ biến hiện nay về các kỷ luật thuộc linh, nhưng một số đã đi quá xa Kinh thánh trong việc khắc họa các phương pháp kỷ luật bản thân khác nhau. Một số trong những phương pháp này gần giống với huyền bí và ngoài Kinh thánh, đôi khi đi sâu vào các lĩnh vực của chủ nghĩa thần bí phương Đông, thần bí Công giáo và triết học Thời đại mới. Ra khỏi xu hướng này đã xuất hiện những thực hành ngoài Kinh Thánh như nghe tiếng Chúa hay hơi thở / ngâm / cầu nguyện chiêm niệm. Cách tốt nhất để tránh nhầm lẫn trong sự hiểu biết về các kỷ luật thuộc linh là dựa vào những lời trong Kinh thánh để có thể đắm mình vào Lời Chúa, là nơi mà Chúa sẽ phán với chúng ta; và qua lời cầu nguyện, nhờ đó mà chúng ta thưa chuyện với Ngài.Kỷ luật thuộc linh quan trọng nhất chính là kỷ luật liên quan đến Lời Chúa và việc đọc, học, nghiên cứu, ghi nhớ và suy gẫm Kinh thánh (Giô-sue 1:8; Ma-thi-ơ 4:4; Cô-lô-sê 3:16. Nếu kỷ luật này bị bỏ qua, sẽ không có một nỗ lực tự rèn luyện bản thân nào có thể thành công được, vì đơn giản chúng ta không có sức mạnh để vượt qua sự kháng cự của bản chất tội lỗi trong con người mới của mình. Chúng ta cũng không có sức mạnh để vượt qua sự ảnh hưởng của ma quỷ, mục tiêu của chúng luôn là tách chúng ta ra khỏi phương tiện duy nhất để tăng trưởng thuộc linh, đó chính là Lời của Chúa (so sánh Ma-thi-ơ 13:19). Phao-lô đã nhắc Ti-mô-thê về bản chất vốn có của Kinh thánh, rằng bản chất của Kinh thánh chính là lời của Chúa, như là “Hơi thở của Chúa”, và vì thế nó chứa đựng quyền năng của Ngài (2 Ti-mô-thê 3: 16 .17). Ông cũng nói đến phúc âm là quyền phép của Đức Chúa Trời (Rô-ma 1:16) và khuyến khích các tín hữu cầm gươm Đức Thánh Linh, chính là Lời của Chúa, như vũ khí tinh thần tấn công duy nhất của chúng ta chống lại các thế lực ma quỷ (Ê-phê-sô 6:17). Chúng ta phải bắt đầu bất kỳ nỗ lực kỷ luật thuộc linh nào với nguồn sức mạnh duy nhất, Lời Chúa.Ghi nhớ kinh thánh cũng rất cần thiết (Thi-thiên 119:10, 105). Chúng ta luôn có quyền tự do lựa chọn những gì chúng ta đặt trong tâm trí. Với ý nghĩ đó, ghi nhớ là rất quan trọng. Nếu chúng ta thực sự tin rằng Kinh Thánh là Lời của Chúa, sao chúng ta có thể không ghi nhớ Kinh Thánh? Ghi nhớ giúp chúng ta giữ lời Chúa luôn luôn trong tâm trí, và điều đó giúp chúng ta phản ứng lại với mọi hoàn cảnh trong cuộc sống theo lời dạy của Chúa. Một trong những đoạn Kinh thánh quyền lực nhất liên quan đến sự cần thiết của việc ghi nhớ được tìm thấy trong Giô-suê 1: 8: “Quyển sách luật pháp này chớ xa miệng ngươi, hãy suy gẫm ngày và đêm, hầu cho cẩn thận làm theo mọi điều được chép ở trong; vì thư vậy ngươi mới được may mắn trong con đường mình, và mới được phước”. Nhờ vào kỷ luật trong việc ghi nhớ Kinh Thánh mà chúng ta cầu nguyện được hiệu quả hơn và suy ngẫm được sâu sắc hơn. Thông qua đó mà chúng ta có thể “thành công và thịnh vượng” như cách Chúa định nghĩa về sự thành công cho chúng ta. Khi chúng ta bước đi trong đường lối Ngài và theo ý muốn của Ngài, tâm thần chúng ta sẽ được đầy dẫy Thánh Linh, và trái tim sẽ trở nên giống như Chúa.Một kỷ luật khác là về sự cầu nguyện. Những lời cầu nguyện của chúng ta là một sự hiệp thông thiêng liêng với Chúa, thông qua các cách thức như tạ ơn, tôn kính, cầu xin, thỉnh nguyện và xưng tội. Điều tuyệt vời nhất trong cầu nguyện là Chúa sẽ gặp chúng ta dù chúng ta đang ở đâu. Ngài sẽ đến bên cạnh để dẫn dắt chúng ta vào một mối quan hệ sâu sắc hơn, chân thật hơn với Ngài, và chúng ta sẽ không bị thúc đẩy bởi cảm giác tội lỗi, nhưng được thúc đẩy bởi tình yêu của Ngài. Cầu nguyện sẽ thay đổi chúng ta. Cầu nguyện thay đổi cuộc sống. Cầu nguyện thay đổi lịch sử. Sự hiểu biết của chúng ta về Chúa thực sự khiến chúng ta muốn tuân theo Chúa Giêsu và ý muốn của Ngài trong cuộc sống của chúng ta. Chúa sẽ từ từ và ân cần tiết lộ chính Ngài cho chúng ta trong khi chúng ta cầu nguyện, và chính trong những khoảnh khắc đó, chúng ta có thể hiểu sâu sắc hơn và kinh nghiệm tình yêu của Ngài. Tất nhiên, một trong những kết quả chính của cầu nguyện là sự đáp lời. Nhưng, trong tất cả, đó chỉ là thứ yếu so với mục đích thực sự của cầu nguyện – chính là sự hiệp thông không ngừng phát triển với Đức Chúa Trời.Khi kết hợp với nhau, các kỷ luật thuộc linh của cầu nguyện và việc học Lời Chúa sẽ cung cấp cho chúng ta một chương trình bổ ích, giúp ta biết sống tin kính, ngợi khen, phục tùng, phục vụ và tán dương sự cứu rỗi mà chúng ta nhận được và Chúa – là Đấng đã ban những điều đó cho ta. Thông qua những kỷ luật này mà chúng ta biết tuân theo mệnh lệnh của Chúa “… lấy lòng sợ-sệt run-rẩy làm nên sự cứu chuộc mình. Vì ấy chính là Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài (Phi-líp 2:12-13) .