Kỷ luật là gì? Văn hóa kỷ luật trong doanh nghiệp

A. Thế nào là kỷ luật trong doanh nghiệp?

Theo Collins (tác giả cuốn sách “Từ tốt đến vĩ đại”, một doanh nghiệp vĩ đại là một doanh nghiệp có văn hóa kỷ luật cao và đội ngũ nhân sự luôn ngày ngày duy trì sự cam kết đối với các mục tiêu chung của tổ chức. Văn hóa kỷ luật trong doanh nghiệp được thể hiện qua tính mục tiêu và trách nhiệm các cá nhân trong tổ chức chứ không phải là kiểm soát con người, buộc họ phải tuân thủ cứng các quy định.

Trong một doanh nghiệp, tổ chức chắc chắn sẽ không thể đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nếu từng cá nhân không cam kết bám chắc kế hoạch, chiến lược cũng như các quy định và hệ giá trị trong quá trình thực hiện công việc. Nhất là trong bối cảnh bất ổn và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng quyết liệt, yêu cầu kỷ luật là tiền đề tạo nên sự khác biệt cho tổ chức và là nền tảng mang đến giá trị vượt trội cho khách hàng. 

Khi mới nghe tới khái niệm văn hóa kỷ luật, nhiều người cho rằng văn hóa kỷ luật là quản lý nhân sự, buộc họ tuân thủ một quy tắc cứng nhắc mà tổ chức tạo ra. Nếu họ vi phạm thì sẽ chịu những hình thức kỷ luật rất nặng. 

Cách hiểu này là một lối mòn tư duy cũ đã không còn chính xác bởi như vậy sẽ chỉ làm nhân sự suy giảm động lực và mất sự cam kết với tổ chức. 

Trên thực tế, văn hóa kỷ luật không hề là một tư duy cũ kỹ cứng rắn mà là tư duy hiện đại nhiều doanh nghiệp nên hướng tới. Kỷ luật trong doanh nghiệp tập trung hướng tới đào tạo những cá nhân có kỷ luật tự giác, hiểu được trách nhiệm của mình, mục tiêu của tổ chức. Họ cam kết hành động theo mục tiêu đó với sự tự do trong khuôn khổ, bằng sự tự nguyện cao.

Theo Jim Collins, văn hóa kỷ luật phải gắn với đạo đức kinh doanh như hai thước đo song hành để tạo nên hiệu suất vượt trội cho doanh nghiệp. Trong đó, văn hóa kỷ luật là về trách nhiệm nhân viên đối với bản thân, nhóm của họ và tổ chức. Đạo đức kinh doanh là lý tưởng, sự cân bằng với tham vọng phát triển và khả năng tận dụng cơ hội của doanh nghiệp.

Văn hóa kỷ luật bao gồm hai mặt mọi người nên nhận thức rõ. Một mặt, kỷ luật hướng mọi người đi theo một hệ thống nhất quán, có ý thức, bỏ qua cảm xúc. Mặt khác, kỷ luật mang lại sự tự do và trách nhiệm trong khuôn khổ, sự tự nguyện cam kết. Do vậy, việc xây dựng văn hóa kỷ luật là chìa khóa để doanh nghiệp xây dựng cơ chế “tự vận hành” và khi con người đã thấm nhuần triết lý, hiểu vai trò của mình sẽ luôn tự giác có trách nhiệm và doanh nghiệp ngày càng phát triển.

 

Xem thêm:​

B. Đặc trưng của văn hóa kỷ luật

1. Tạo niềm tin đội ngũ

Văn hóa kỷ luật tạo sẽ tạo niềm tin cho đội ngũ ở đây mang ý nghĩa nhân sự của tổ chức được quản lý, lãnh đạo lắng nghe các khó khăn, tạo điều kiện đưa ra ý tưởng, đóng góp ý kiến. Khi nhân sự cảm thấy họ có tiếng nói thì họ sẽ niềm tin hơn và bản thân cũng như tổ chức. Như vậy, nhân sự sẽ có thể tự phát triển tốt hơn và có niềm tin hơn vào chính bản thân mình. 

Ngoài ra, văn hóa kỷ luật tập trung vào sự đoàn kết giữa các cá nhân, chính vì vậy các lãnh đạo nên tạo điều kiện để cá nhân làm việc theo đội nhóm, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Khi đội ngũ nhân sự đoàn kết, đồng lòng và có niềm tin vào tổ chức thì chắc chắn họ sẽ gắn bó lâu dài và phát triển hơn tại tổ chức.

2. Trao quyền, phát huy được năng lực cấp dưới

Như đã bàn luận ở phần trên, kỷ luật trong doanh nghiệp là mỗi cá nhân tự giác và lãnh đạo nhân thức được rõ năng lực của nhân viên để họ tự do phát triển năng lực trong khuôn khổ. Để làm tốt điều này các lãnh đạo, quản lý cần hiểu rõ năng lực của nhân viên, giao những nhiệm vụ phù hợp vừa đủ để nhân sự thúc đẩy bản thân mà không bị mất động lực của họ.

 

3. Các kỷ luật, quy định rõ ràng

Để văn hóa kỷ luật trong doanh nghiệp được duy trì và giữ vững phụ thuộc rất lớn vào sự minh bạch, rõ ràng của các quy định. Quy định rõ ràng không chỉ trong thưởng phạt, tiền lương mà là cả những quy định, tiêu chuẩn khi tuyển dụng. Vì sao lại như vậy? Một doanh nghiệp phát triển tốt là một doanh nghiệp mà tất cả nhân viên có chung hệ giá trị, cùng hướng tới mục tiêu, đồng quan điểm về văn hóa doanh nghiệp. Đây chính là yếu tố đặc trưng vô cùng quan trọng trong văn hóa kỷ luật,

4. Giao tiếp rõ ràng, phản hồi tích cực

Đặc trưng tiếp theo của văn hóa kỷ luật là khuyến khích sự trao đổi, đưa ra ý kiến, ý tưởng giữa các thành viên để tìm ra những ý tưởng tốt nhất, dựa trên nguyên tắc thảo luận chung. Người quản lý ở đây cần sự lắng nghe, phản hồi công tâm và điều chỉnh những gì chưa tốt từ đó định hướng cho nhân sự phát huy thế mạnh của mình.

Sự lắng nghe và phản hồi tích cực vô cùng quan trọng trong một doanh nghiệp kỷ luật. Đây sẽ là yếu tố tác động đến niềm tin của nhân sự và bản thân học và vào doanh nghiệp, yếu tố gần như quyết định họ cùng đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển trong thời gian dài hay không.

 

=> Đăng ký học thử miễn phí tại Hà Nội: TẠI ĐÂY

C. Sức mạnh của văn hóa kỷ luật

Sau những đặc điểm của văn hóa kỷ luật ở phần trên có thể không cần nói thêm thì mọi người cũng hiểu văn hóa kỷ luật đem tới những gì cho doanh nghiệp. Vậy trong phần này mình sẽ chỉ nên ngắn gọi về sức mạnh của văn hóa kỷ luật được gộp lại thành 4 yếu tố chính theo 4 đặc điểm trên bao gồm:

Văn hóa kỷ luật – nuôi dưỡng và tạo dựng niềm tin cho đội ngũ nhân sự. Trong một doanh nghiệp duy trì tốt văn hóa kỷ luật, tổ chức luôn đi theo hệ giá trị vững chắc, nguyên tắc nhất quán với đặc trưng là sự được lắng nghe và thấu hiểu. 

Văn hóa kỷ luật thúc đẩy nhân lực phát huy được năng lực để thích ứng trong thời VUCA. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để doanh nghiệp phát triển lớn mạnh bởi sự những nhân sự ở từng cấp họ có những nhiệm vụ khác nhau, tuy nhiên một quản lý giỏi sẽ khai thác tốt năng lực và hỗ trợ nhân sự phát huy năng lực tốt hơn.

Văn hóa kỷ luật rõ ràng minh bạch sẽ định hướng nhân sự đi theo những quy tắc chung, có trách nhiệm với công việc và tạo điều kiện cho nhân sự sáng tạo trong khoảng không gian và điều kiện nhất định. Nếu họ làm tốt họ có thưởng, họ làm không tốt có phạt, mọi thứ rõ ràng minh bạch sẽ giúp nhân sự có định hướng rõ ràng hơn trong hoàn thành công việc của họ.

Văn hóa kỷ luật khuyến khích sự trao đổi ý kiến giữa các thành viên để tìm ra những ý tưởng tốt nhất, dựa trên nguyên tắc thảo luận chung. Dựa trên sự trao đổi này, các cá nhân có thể học hỏi lẫn nhau cũng như cảm thấy mình được tôn trọng trong tổ chức. Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp phát triển nhân lục rất tốt, thấu hiểu nhân viên của mình từ đó tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho họ và cho doanh nghiệp.

 

D. Làm thế nào để xây dựng tính kỷ luật?

Jim Collins đã định hướng 3 thành tố trong tâm trong văn hóa kỷ luật dựa trên hệ thống toàn diện bao gồm Con người, Suy nghĩ và Hành động. Các doanh nghiệp muốn xây dựng văn hóa kỷ luật cần dựa vào 3 yếu tố trên để có những cách thức phù hợp.

Để xây dựng văn hóa kỷ luật, trước hết doanh nghiệp cần có đội ngũ kỷ luật với sự thấu hiểu về hệ giá trị cốt lõi của tổ chức. Để xây dựng đội ngũ nòng cốt này, các doanh nghiệp cần có chính sách tuyển dụng nhân sự, chọn các vị trí lãnh đạo quản lý có phẩm chất này và đào tạo giúp nhân sự nhân thức tính kỷ luật.

Chính vì vậy, từ khâu tuyển dụng nhân sự doanh nghiệp cần chọn lựa những nhân sự có phẩm chất về tính kỷ luật và có tính cam kết. Điều này là quan trọng bởi tổ chức là tập hợp những con người được kết nối với nhau cùng hệ giá trị và có mục tiêu chung. Do vậy, việc tuyển dụng những nhân sự có phẩm chất cần thiết từ đầu sẽ tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp khi không phải đầu tư vào thay đổi nhận thức. Đồng thời giúp lan tỏa tính kỷ luật đến đội ngũ nhân sự hiện tại của doanh nghiệp.

Bất kể công ty của bạn áp dụng triết lý nào khi nói đến cơ cấu quản lý, thực tế là kỷ luật phải được thực hiện từ trên xuống. Chính các nhà lãnh đạo công ty là người đặt ra phong cách và văn hóa của bất kỳ doanh nghiệp nào, và việc thiếu kỷ luật ở cấp quản lý có thể dễ dàng khuếch đại bất kỳ vấn đề nào giữa nhân viên.

Đội ngũ nhân sự hiện tại luôn là nòng cốt sức mạnh của doanh nghiệp nhưng nhiệm vụ quan trọng là giúp họ hiểu và sẵn sàng thay đổi để tạo dựng văn hóa kỷ luật. Để làm được điều này thì doanh nghiệp cần tăng sự cam kết của đội ngũ nhân sự với tổ chức. Các doanh nghiệp cho nhân sự hiểu mục tiêu cá nhân của họ gắn với mục tiêu của công ty. Khi nhân sự cam kết và hành động dựa trên lợi ích của doanh nghiệp thì cá nhân họ cũng hưởng lợi về sự phát triển cũng như chế độ đãi ngộ.

Qua bài viết, hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn và đánh giá cao hơn sức mạnh của kỷ luật trong doanh nghiệp. Tuy nhiên để có sức mạnh đó, mỗi cá nhân đều cần hiểu rõ về nó và chung tay góp sức duy trì và phát triển. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và chúc bạn thành công trong cuộc sống và công việc!