Kỷ luật là gì? (Cập nhật 2022)
Kỷ luật hiện diện thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày và được coi là một biện pháp để giữ những nguyên tắc chung của một tổ chức, tập thể. Kỷ luật được nhắc đến nhiều nhất là kỷ luật trong lao động tại các doanh nghiệp đối với người lao động. Vậy kỷ luật là gì và kỷ luật lao động được pháp luật quy định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Công ty luật ACC để hiểu rõ hơn về kỷ luật và kỷ luật cụ thể đối với người lao động theo pháp luật hiện hành.
1. Khái niệm kỷ luật là gì?
– Kỷ luật được định nghĩa là một biện pháp xử phạt khi một chủ thể vi phạm những quy tắc xử sự chung do tổ chức, cơ quan xây dựng lên, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường và có hiệu quả của tổ chức, cơ quan và tập thể đó.
– Kỷ luật có thể có tính pháp lý-cưỡng chế hoặc không tùy thuộc vào tính chất của tổ chức xây dựng lên kỷ luật là gì.
+ Đối với các tổ chức ngoài Nhà nước: Kỷ luật mang tính nội bộ.
+ Đối với các tổ chức, cơ quan Nhà nước: Kỷ luật mang tính pháp lý do vi phạm quy tắc chung của cả một bộ phận cán bộ, công chức và viên chức.
– Kỷ luật đôi khi cũng có thể do chính bản thân con người tự tạo ra cho mình để có thể phát triển bản thân, hướng đến những mục tiêu và hoàn thành các kế hoạch đặt ra.
2. Những tác dụng tích cực của kỷ luật
Khi nhắc đến kỷ luật là gì có thể có nhiều người sẽ cảm thấy như đó là một hình phạt và không ai muốn gặp phải. Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ khác thì kỷ luật lại có nhiều điểm tích cực đối với mỗi con người và toàn xã hội.
– Kỷ luật giúp con người sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội hơn. Đặt lợi ích của tổ chức, tập thể lên hàng đầu, từ đó phát triển xã hội văn minh.
– Kỷ luật giúp hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra. Khi con người có kỷ luật sẽ tôn trọng những quy tắc xử sự chung và các giá trị đạo đức, truyền thống.
– Nhìn rộng ra, kỷ luật giúp một đất nước trở nên phát triển hơn theo hướng văn minh, hiện đại. Từ những cá nhân có thể lan tỏa ra toàn xã hội những tấm gương, hành động đẹp để phát triển xã hội nói chung.
3. Quy định về kỷ luật lao động
Cơ sở pháp lý
– Bộ luật lao động năm 2019
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động năm 2019
Khái niệm kỷ luật là gì trong lao động
– Trong mối quan hệ lao động, kỷ luật diễn ra nhiều nhất và được một bộ phận không nhỏ người lao động quan tâm do ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình rất nhiều.
– Kỷ luật lao động được pháp luật điều chỉnh để đảm bảo sự công bằng giữa người lao động và người sử dụng lao động. Theo đó, kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.
Các hình thức kỷ luật lao động
– Căn cứ Điều 124, Bộ luật lao động 2019, người lao động có thể bị xử lý kỷ luật lao động dưới các hình thức sau:
+ Khiển trách.
+ Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
+ Cách chức.
+ Sa thải.
Nguyên tắc khi xử lý kỷ luật lao động
– Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động. Trường hợp không chứng minh được thì sẽ không có căn cứ để xử lý kỷ luật đối với người lao động.
– Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động thuộc các đối tượng sau:
+ Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động.
+ Đang bị tạm giữ, tạm giam.
+ Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm.
+ Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, kỷ luật là gì sẽ có những nội dung khác nhau trong những lĩnh vực khác nhau. Xét về góc độ pháp lý, kỷ luật là một biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm của một cá nhân trong một tập thể, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp. Trong đó, kỷ luật trong lao động đối với mối quan hệ lao động là diễn ra phổ biến và gây nhiều tranh chấp phát sinh nhất. Do đó, bạn đọc cần nắm được những quy định pháp luật liên quan này để có thể tự bảo vệ mình khi gặp phải.
Đánh giá post