Kỹ Thuật Viên Là Gì? Công Việc Của Chuyên Viên Kỹ Thuật Là Gì?

Spread the love

Trước sự phát triển không ngừng của lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ, có lẽ bạn sẽ không khó để nhìn thấy các tin tuyển dụng vị trí kỹ thuật viên.

Vậy nghề kỹ thuật viên là gì, và một chuyên viên kỹ thuật cần những tố chất nào, nghề này làm những công việc gì? Glints sẽ không để bạn phải thắc mắc thêm nữa. Cùng chúng mình tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé!

Kỹ thuật viên là gì?

Kỹ thuật viên (hay còn gọi là chuyên viên kỹ thuật, nhân viên kỹ thuật) là thuật ngữ chỉ chung cho những người có trình độ chuyên môn về kỹ thuật và làm việc liên quan đến kỹ thuật mà không đặt nặng vấn đề bằng cấp.

Để trở thành một kỹ thuật viên, bạn phải có kỹ năng, có kinh nghiệm làm việc với:

  • Phần mềm và phần cứng
  • Các loại thiết bị điện tử
  • Các thiết bị chuyên môn theo từng ngành nghề

Hiện nay, nhân viên kỹ thuật có thể đảm nhiệm các vị trí như: Kỹ thuật viên công nghệ thông tin, kỹ thuật viên cơ khí và kỹ thuật viên điện tử. Đối với người có chuyên môn cao hơn trong ngành kỹ thuật, họ sẽ được gọi là kỹ sư chuyên nghiệp.

nhân viên kỹ thuật là gìnhân viên kỹ thuật là gìTìm hiểu khái niệm nhân viên kỹ thuật là gì

Môi trường làm việc của chuyên viên kỹ thuật vô cùng đa dạng. Họ có thể làm việc cho các đơn vị như:

  • Các văn phòng chính phủ
  • Doanh nghiệp/ các tổ chức phi lợi nhuận
  • Công ty kinh doanh máy tính, thiết bị điện tử, …

Kỹ thuật viên là làm gì?

Ở Việt Nam, có rất nhiều ngành nghề yêu cầu vị trí kỹ thuật viên. Tuy nhiên, thông thường sẽ có một số vị trí kĩ thuật viên phổ biến như sau:

  • Kỹ thuật viên IT (Nhân viên kỹ thuật công nghệ thông tin): Sửa chữa, cài đặt và bảo trì các thiết bị máy tính. Bên cạnh đó, nhân viên kỹ thuật IT có thể đào tạo, giải đáp các thắc mắc của người dùng liên quan đến phần cứng, phần mềm, thiết bị máy tính, bảo vệ hệ thống máy tính, server, xử lý các vấn đề về máy tính.
  • Kỹ thuật viên xây dựng: Thiết kế, xây dựng các tòa nhà, công trình, cầu cống, các hệ thống xử lý nước thải, thi công công trình xây dựng, tư vấn và giải đáp các vấn đề liên quan tới kỹ thuật xây dựng, …
  • Kỹ thuật viên hóa học: Xác định, xét nghiệm, xử lý những vấn đề liên quan tới hóa học như lọc hóa dầu, xử lý chất thải, kỹ thuật y sinh, luyện kim, …
  • Kỹ thuật viên điện: Thiết kế mạch điện, hệ thống mạng điện, máy phát điện, hệ thống thông tin liên lạc, xử lý các sự cố liên quan đến mạng điện, …
  • Kỹ thuật viên cơ khí: Thiết kế, thi công, lắp đặt, sửa chữa và vận hành các loại máy móc, thiết bị liên quan. Ngoài ra, nhân viên kỹ thuật cơ khí còn đề ra các giải pháp cải tiến thiết bị, máy móc.
  • Kỹ thuật viên tích hợp liên ngành: Ứng dụng kiến thức kỹ thuật liên ngành như: kỹ thuật dầu khí, hàng không vũ trụ, y sinh, quân sự, năng lượng, … để triển khai và đưa ra các giải pháp cải tiến chung cho các lĩnh vực.

Chuyên viên kỹ thuật cần có những tố chất gì?

Ngoài thắc mắc về khái niệm kỹ thuật viên là gì hay chuyên viên kỹ thuật là gì, thì vấn đề họ cần có những tố chất nào cũng được nhiều người quan tâm.

Để trở thành một kỹ thuật viên lành nghề và nhận được sự tin tưởng của khách hàng, bạn cần có những kỹ năng nhất định.

Kiến thức chuyên môn tốt

Là nhân viên kỹ thuật, bạn phải có kiến thức chuyên môn tốt, am hiểu tường tận để phục vụ cho các công việc:

  • Sử dụng thành thạo các chương trình máy tính và hệ thống/ phần mềm thường dùng trong một dự án kỹ thuật.
  • Khắc phục vấn đề khi gặp sự cố, máy móc trục trặc, hư hỏng và đưa máy hoạt động bình thường.

Và nếu nhân viên kỹ thuật có khả năng truyền tải kiến thức tốt, hướng dẫn dễ hiểu và kỹ năng/ chuyên môn cao thì họ có thể dạy nghề, đào tạo ra thế hệ kĩ thuật viên xuất sắc kế tiếp.

kỹ thuật viên là gìkỹ thuật viên là gìKỹ thuật viên cần trang bị kiến thức chuyên môn tốt

Kỹ năng tư duy logic và sáng tạo

Với tính chất công việc liên quan đến kỹ thuật là xử lý, giải quyết các vấn đề, nên nhân viên kỹ thuật cần có kỹ năng phân tích, tư duy logic và sáng tạo. Có vậy, họ mới tìm ra được nguyên nhân và hướng giải pháp tối ưu nhất.

chuyên viên kỹ thuật là gìchuyên viên kỹ thuật là gìChuyên viên kỹ thuật không thể thiếu kỹ năng tư duy logic và sáng tạo 

Kỹ năng sử dụng máy tính điêu luyện

Kỹ thuật viên phải có kỹ năng sử dụng máy tính, phần mềm thành thạo để tạo ra và sử dụng những mô hình mô phỏng hệ thống phức tạp. Từ đó, họ mới có thể đưa ra các đề xuất, giải pháp vấn đề một cách nhanh gọn.

Đặc biệt, đối với kỹ thuật viên IT, thì kỹ năng này lại càng vô cùng quan trọng.

Kỹ năng tính toán chính xác và nhanh chóng

Khi tiếp nhận một dự án và tiến hành triển khai xây dựng, nhân viên kỹ thuật phải trải qua bước bóc tách bản vẽ, dự đoán chi phí dự trù.

Thực tế, việc tính toán chủ yếu nhờ vào máy tính. Nhưng điều này không có nghĩa con người không cần tham gia thực hiện.

Bởi lẽ, hệ thống máy tính cũng cần được thiết lập từ bộ óc của kỹ thuật viên và đôi khi máy tính cũng có thể sai sót.

Kỹ năng làm việc nhóm tốt và giao tiếp hiệu quả

Ngoài giao tiếp với đồng nghiệp, kỹ thuật viên cũng cần giao tiếp với khách hàng. Kỹ năng giao tiếp quan trọng nhất đối với một kỹ thuật viên. Vậy trách nhiệm ở đây của kỹ thuật viên là gì?

Họ phải giải thích những thuật ngữ chuyên môn thành những từ đơn giản, dễ hiểu để khách hàng có thể thấu hiểu được.

Tính chất công việc có thể rất phức tạp, liên quan đến nhiều dự án và lĩnh vực khác nhau. Do vậy, các kỹ thuật viên sẽ không bao giờ làm việc đơn lẻ. Thay vào đó, công việc này đòi hỏi tính đồng đội.

Chuyên viên kỹ thuật phải có khả năng làm việc theo nhóm, có khả năng hợp tác, lắng nghe và làm việc với nhiều người ở các cấp độ khác nhau.

Đọc thêm: Luyện Tập Kỹ Năng Lắng Nghe Hiệu Quả Khi Giao Tiếp

Cẩn thận, tỉ mỉ trong từng chi tiết

Kỹ thuật là một trong những nghề có độ rủi ro cao. Một sai sót nhỏ cũng có thể làm hỏng cả dự án. Và người chịu trách nhiệm về những lỗi này là kĩ thuật viên.

Vì vậy trong quá trình hoàn thiện một công trình, những chi tiết hay thông số dù là nhỏ nhất cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu và cân nhắc kỹ lưỡng của nhân viên kỹ thuật.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Bản chất công việc của một chuyên viên kỹ thuật là giải quyết các vấn đề. Và chỉ khi đó, họ mới có thể đề xuất và đưa ra các giải pháp phù hợp.

kĩ thuật viênkĩ thuật viênĐánh tan mọi rắc rối nhờ kỹ năng giải quyết vấn đề tốt

Bắt kịp các xu hướng công nghệ mới

Trong thời đại công nghệ không ngừng đổi mới, có rất nhiều phần mềm quản lý và kỹ thuật mới ra đời để tối ưu hóa và cải thiện hiệu suất của con người.

Mỗi người đều phải thường xuyên cập nhật và nắm bắt những cái mới. Và các chuyên viên kỹ thuật cũng không ngoại lệ.

Có thể nói, yêu cầu cho một kỹ thuật viên khá nhiều. Vậy bạn có tò mò mức lương của một kỹ thuật viên là bao nhiêu hay không? Để Glints Việt Nam chia sẻ cho bạn nhé!

Mức lương hấp dẫn của kỹ thuật viên có thể bạn chưa biết

Mức lương của kỹ thuật viên Việt Nam cũng thay đổi tùy theo vị trí công việc và tùy vào năng lực và kinh nghiệm làm việc của bạn.

Tuy nhiên, dựa trên thống kê và khảo sát mức lương của các nhà tuyển dụng trả cho các ứng viên kỹ thuật nêu trên, Glints nhận thấy mức lương trung bình cho một kỹ thuật viên rơi vào khoảng 6 – 25 triệu VNĐ/ tháng.

Ví dụ:

  • Mức lương trung bình của kỹ thuật viên IT: Dao động từ 13.200.000 – 16.900.000 VNĐ/ tháng.
  • Mức lương trung bình của kỹ thuật viên cơ khí: Dao động từ 11.200.000 – 13.600.000 VNĐ/ tháng.

Tìm cơ hội làm kỹ thuật viên ở đâu?

Nếu bạn là một nhân viên kỹ thuật có chuyên môn cao, kinh nghiệm làm việc dày dặn thì bạn đừng quá lo lắng về cơ hội làm việc nhé! Bạn sẽ không khó để thấy vô số các thông tin tuyển kỹ thuật viên trên các trang web tuyển dụng uy tín.

Tham khảo các cơ hội việc làm nhân viên kỹ thuật trên web Glints Việt Nam nhé!

Kết luận

Vậy là qua bài viết này, Glints Việt Nam đã chia sẻ cho bạn thông tin nghề kỹ thuật viên là gì và một chuyên viên kỹ thuật cần có những tố chất nào.

Qua bài viết, chúng mình hy vọng bạn có thể chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc, rèn luyện các kỹ năng để trở thành một kỹ thuật viên xuất sắc trong tương lai nhé!

Hãy đến với Glints Việt Nam để thỏa sức lựa chọn cho mình một công việc kỹ thuật viên chất lượng với mức lương siêu hấp dẫn.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Tác Giả