Kỹ Thuật Trồng Mía “SIÊU NĂNG SUẤT” cho bà con

Ngành trồng mía chỉ có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao nếu người trồng biết áp dụng kỹ thuật trồng mía đúng đắn.

Mía là một loại cây công nghiệp với mục đính chính là để lấu  đường quan trọng trong ngành công nghiệp đường. Là giống cây công nghiệp có đặc tính khoẻ, dễ tính, không kén đất, vậy nên có thể trồng mía trên hầu hết các loại đất khác nhau.

Tuy nhiên tại những vùng địa bàn này cần thiết kế các rãnh mía theo những đường đồng mức để tránh tình trạng sói mòn đất xảy ra khi trồng mía.

Đến với bài viết ngày hôm nay, Fao sẽ hướng dẫn cho các bạn cách trồng mía cũng như những kỹ thuật trồng, cách chăm sóc làm sao để đạt được năng suất và chất lượng cao nhất.

Chuẩn bị đất thực hiện kỹ thuật trồng mía

Kỹ thuật trồng mía

Những yêu cầu về đất trồng, tiến hành làm đất dưới đây nhằm đạt được kỹ thuật trồng mía tím đạt được chất lượng tốt nhất, vì vậy hãy thực hiện theo sự hướng dẫn của Fao nhé.

1. Chọn đất

Giống mía không yêu cầu khắt khe về đất, tuy nhiên để quá trình thâm canh đạt năng suất cao  thì yêu cầu về đất trồng cũng phải cao hơn.

Đất trồng mía cần có tầng canh tác sâu, tơi xốp, chứa nhiều chất dinh dưỡng, độ pH trung tính, có khả năng thoát nước tốt, độ dốc nhỏ hơn 100.

2. Làm đất

– Đối với những loại đất đồi, đất bãi và đất ruộng thực hiện theo các bước cày, bừa và rạch hàng để trồng mía:

+ Đối với đất bãi và đất ruộng: Cày ở độ sâu từ 30 đến 35 cm và thực hiện bừa từ 2 tới 3 lần, rạch hàng 1 lần sâu từ 25 cho tới 30 cm.

+ Đất đồi: Thiết kế hàng mía dựa theo đường đồng mức (nơi có điều kiện áp dụng cày không lật với độ sâu từ 40 đến 50 cm); tiến hành làm đất trước khi trồng 1 khoảng thời gian là 40 đến 60 ngày để phơi ải, tiêu diệt nguồn sâu bệnh.

– Đối với loại đất trũng vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải lên líp (liếp) có chiều rộng nằm trong khoảng từ 6,0 đến 20 m, chiều cao từ 25 tới 35 cm. Rãnh trồng mía sâu từ 20 đến 25 cm, đáy rãnh cần phủ 1 lớp đất xốp dày khoảng 5 đến 10 cm.

Nếu đất bị nhiễm phèn thì liếp cần rộng từ 4,5 đến 5 m, chiều cao dao động từ 25 đến 35 cm. Đáy rãnh phủ 1 lớp đất xốp dày khoảng 5 đến 10 cm.

Để cách trồng mía tím được hiệu quả nhất thì bạn cần phải thiết kế hệ thống tưới tiêu nước để kịp thời thoát nước trong mùa mưa và tưới bổ sung.

Chọn giống thực hiện kỹ thuật trồng mía

Cách trồng mía

Để có thể thành công trong kỹ thuật trồng mía ép nước thì không thể bỏ qua khâu chọn giống, một giống mía tốt thì chất lượng cây mới được nhiều người ưa chuộng và được tiêu thụ nhiều hơn đúng không nào.

Hãy dựa vào những tiêu chí dưới đây để chọn ra giống mía tốt nhất, phù hợp nhất để trồng mía nha.

1. Giống mía

Bộ giống mía khuyến cáo nên áp dụng những loại cho từng vùng miền như sau:

TT
Vùng
Tên giống mía

1
Vùng núi phía Bắc
Chín sớm: QĐ94-119, VĐ93-159, ROC16, ROC22

Chín trung bình: ROC22, ROC10, VĐ00-236

Chín muộn: My55-14, ROC22

3
Vùng Bắc Trung bộ
Chín sớm: ROC16, VĐ93-159, QĐ94-119

Chín trung bình: VĐ55, ROC10

Chín muộn: My55-14, ROC22

2
Tây Nguyên
Chín sớm: VĐ93-159, VN84-4137, K83-29

Chín trung bình: LK92-11, Suphanburi 7, K84-200

Chín muộn: K95-156, K88-92, My55-14

4
Duyên hải Nam Trung bộ
Chín sớm: R579, VN84-4137, K83-29

Chín trung bình: K95-84, Suphanburi 7, K84-200

Chín muộn: K95-156, K88-92

5
Đông Nam bộ
Chín sớm: R579, VN84-4137, K83-29

Chín trung bình: K95-84, K93-219, LK92-11

Chín muộn: K95-156, K88-92.

6
Tây Nam bộ
Chín sớm: VĐ93-159, KK2,ROC16, VN84-4137

Chín trung bình: K95-84, K84-200, K95-156, ROC10, ROC22, LK92-11, Suphanburi 7,  K93-219

Chín muộn: K95-156, K88-92

 

Tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai từng vùng miền và nhu cầu nguyên liệu cụ thể cho từng xưởng, nhà máy mà bố trí tỷ lệ những nhóm giống chín sớm, chín trung bình và chín muộn cho phù hợp.

2, Chuẩn bị mía giống

Trước khi bước vào kỹ thuật trồng mía thì hom mía giống phải đạt được những yêu cầu sau:

+ Có 2 đến 3 mắt mầm tốt (mầm phía ngọn có đầy đủ toàn bộ bộ phận, có sắc tố đặc trưng; mầm phía gốc có vẩy mầm chưa hóa thành gỗ; mắt mầm không bị xây xát, dập nát hay khô), tỷ lệ rễ khí sinh nhỏ hơn 10% số điểm rễ.

+ Không bị nhiễm sâu bệnh hại.

+ Có đường kính đạt lớn hơn 80% đường kính thân đặc trưng của giống và độ dài lóng không dài hoặc ngắn hơn quá 20% so với độ dài đặc trưng của giống.

– Nếu có điều kiện hoặc bạn đã ở trình độ thâm canh cao, có thể dùng cây giống nuôi cấy mô hoặc bầu hom 1 mầm để trồng mía, thay thế cho phương pháp trồng mía bằng hom 2 đến 3 mắt mầm như trên và phải tuân thủ theo giai đoạn của kỹ thuật trồng mía, chăm sóc theo cơ sở cung cấp giống.

Kỹ thuật trồng mía hiệu quả nhất

Kỹ thuật trồng mía ép nước

1, Thời vụ

Tùy vào từng vùng miền mà có nhiều thời vụ để tiến hành kỹ thuật trồng mía khác nhau, hãy áp dụng thời điểm trồng mía ứng với nơi bạn ở để đạt được năng suất cao nhất nhé.

Vùng
Vụ trồng chính
Vụ trồng phụ

Trung du miền núi phía Bắc
Trong khoảng thời gian từ 1/1 đến 30/4
Trong khoảng thời gian từ 1/9 đến 30/11

Bắc Trung bộ

(Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh)

Trong khoảng thời gian từ 1/1 đến 30/4
Trong khoảng thời gian từ 1/10 đến 15/12

Duyên hải miền Trung

(từ Đà Nẵng đến Bình Thuận)

Trong khoảng thời gian từ 1/1 đến 1/3
Trong khoảng thời gian từ 1/6 đến 30/8

Tây Nguyên
Trong khoảng thời gian từ 1/10 đến 30/11
Trong khoảng thời gian từ 1/5 đến 30/6

Đông Nam bộ
Trong khoảng thời gian từ 15/10 đến 30/12
Trong khoảng thời gian từ 15/4 đến 15/6

Tây Nam bộ
Trong khoảng thời gian từ 1/4 đến 30/6
Trong khoảng thời gian từ 15/11 đến 30/1

 

2, Mật độ và cách trồng

– Mật độ: Tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai và từng giống mía để bố trí mật độ sao cho phù hợp, lượng hom giống cần từ 35.000 cho tới 40.000 hom/ha (mỗi hom có 3 mắt), tương đương với 8 đến 10 tấn giống/ha.

– Khoảng cách giữa các hàng: Tùy việc bạn canh tác theo phương pháp thủ công hay bằng máy để bố trí khoảng cách, đối với canh tác thủ công thì giữa các hàng đơn cách nhau từ 0,8 đến 1,2 m, với hàng kép từ 1,2 đến 1,8m x 0,6 đếb 0,4m (đối với áp dùng theo phương pháp canh tác bằng máy).

– Cách trồng mía: Đặt hom theo rãnh của từng hàng đơn (cách nhau 1 m) hoặc theo hàng kép (1,4m), phủ kín một lượng đất từ 3 đến 5 cm (vụ trồng phụ) hoặc 7 đến 10 cm (áp dụng cho vụ trồng chính).

Đất trồng mía khô cần nén chặt cho hom tiếp xúc với đất. Trong vụ trồng chính nếu có điều kiện thì bạn nên tưới ẩm sau khi trồng mía và sử dụng màng phủ nông nghiệp để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại hình thành, cạnh tranh chất dinh dưỡng của mía.

Chăm sóc cây mía

Trồng mía

Giai đoạn chăm sóc mía đóng vai trò quan trọng nhất trong khoảng thời gian tiến hành kỹ thuật trồng mía. Nếu bạn không tưới nước, bón phân cho cây thì chắc chắn cây sẽ yếu và chết dần. Bạn cần phải thường xuyên theo dõi cây, đảm bảo cây luôn được phát triển khỏe mạnh.

1, Đối với mía tơ

a, Trồng dặm

– Sau khoảng thời gian là 15 đến 25 ngày sau khi trồng mía, lúc này cây mía đã có 1 đến 2 lá thật hoặc thu hoạch vụ trước, nếu thấy mất khoảng lớn hơn 0,8 m thì phải thực hiện trồng dặm.

Nên dặm vào thời điểm buổi chiều hoặc khi trời mát. Có thể lấy bớt những hom đã nảy mầm ở chỗ mọc dày để dặm vào những chỗ bị thiếu. Nhưng tốt nhất là sử dụng các hom đã nảy mầm đặt thêm tại những đầu hàng hoặc hom đã được ươm trong bầu đất được chuẩn bị trước đó.

– Kỹ thuật dặm: Đào rãnh sâu ngang so với đáy rãnh lúc trồng mía, đặt cây dặm vào sau đó lấp kín gốc. Khi dặm đất phải có đủ độ ẩm, cây đem dặm cần được cắt bớt lá để hạn chế thoát hơi nước, dùng tay nén chặt đất vào gốc cây dặm. Bạn nên tiến hành tưới nước cho cât ngay sau khi dặm.

b, Bón phân

Liều lượng phân bón đối với 1 ha mía

– Vôi: Đất trồng mía có độ pH nhỏ hơn 5, cần phải bón lót vôi bột (CaO) trước lần cày bừa cuối cùng, với liều lượng từ 800 cho đến 1.000 kg/ha.

– Phân hữu cơ: từ 10 đến 20 tấn (phân rác, phân chuồng, bã bùn, tro,…) hay có thể thay thế bằng 1 đến 3 tấn phân hữu cơ vi sinh.

– Phân hoá học: Tùy thuộc vào từng loại đất, vụ mía và điều kiện canh tác ở mỗi vùng miền mà điều chỉnh lượng phân bón sao cho thích hợp nhất, trung bình cho vụ mía tơ được bón với liều lượng như sau:

Loại đất trồng mía
Mức độ

thâm canh

Lượng bón (kg/ha)

Đạm

(N)

Lân (P2O5)
Kali

(K2O)

Đất xám cát và

xám bạc màu

Cao
200 đến 250
90 đến 100
180 đến 200

Trung bình
160 đến 200
60 đến 90
150 đế 180

Đất cát pha
Cao
180 đến 220
80 đến 100
160 đến 180

Trung bình
140 đến 180
50 đến 80
140 đến 160

Đất đồi (đỏ vàng)
Cao
200 đến 230
80 đến 100
150 đến 180

Trung bình
150 đến 200
60 đến 80
120 đến 150

Đất phèn
Cao
200 đến 250
100 đến 120
180 đến 220

Trung bình
160 đến 200
80 đến 100
150 đến 180

Đất phù sa cổ
Cao
180 đến 220
70 đến 90
160 đến 180

Trung bình
140 đến 180
50 đến 70
120 đến 160

– Lượng phân bón được dùng cho mía gốc nhiều hơn so với mía tơ từ 10 đến 20%.

– Khi bón cho mía phân đơn hoặc phân NPK hỗn hợp, cần quy đổi hàm lượng N, K2O, P2O5 tương ứng với tỷ lệ nêu trên. Tuỳ thuộc vào mức độ thâm canh để đạt được năng suất mía khác nhau mà bón phân theo liều lượng khác nhau.

Tại những nơi có lượng mưa lớn, đất bị xói mòn mạnh nên tiến hành bón bổ sung những phân có chứa trung và vi lượng như sắt, man-gan và ma-giê.

Cách bón

– Bón lót: Toàn bộ lượng phân hữu cơ, phân lân cùng với 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali. Trường hợp cần phải tiêu diệt mối và bọ hung thì cần bón thêm thuốc trừ sâu được phép sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Ngay sau thời điểm bón lót, nên lấp 1 lớp đất có độ mỏng từ 1 tới 3 cm rồi sau đó đặt hom.

– Tiến hành bón thúc lần 1 (thúc đẻ): Khi mía phát triển tới giai đoạn có 4 đến 5 lá, bón 1/3 lượng đạm cùng với 1/3 lượng kali.

– Tiến hành bón thúc lần 2 (thúc lóng): Khi mía phát triển tới giai đoạn có  9 đến 10 lá (khi mía có 1 tới 2 lóng), bón 1/3 lượng đạm cùng với 1/3 lượng kali. Nếu đất trồng mía bị khô hạn hoặc nhiễm phèn mặn thì bạn cần phải bón bổ sung thêm 1 lần qua lá.

Lưu ý: Trước khi tiến hành bón thúc, ruộng cần được dọn sạch toàn bộ cỏ dại, đất trồng phải đủ độ ẩm. Phân bón được rải đều dọc theo chiều của hàng mía. Sau khi bón phân xong cần phải xới xáo vùi lấp phân để hạn chế tình trạng bốc hơi, rửa trôi.

c, Tưới tiêu nước

Tưới nước

– Chỉ thực hiện tưới nước bổ sung cho mía vào những thời kì khô hạn kéo dài, đặc biệt là thời gian cây mọc mầm, đẻ nhánh và bắt đầu vươn lóng. Ngừng tưới cho cây mía trước khi tiến hành thu hoạch 1 tháng.

– Phương pháp tưới nước: Tùy thuộc vào điều kiện, có thể thực hiện những phương pháp tưới nước cho mía được mọi người áp dụng phổ biến như tưới nhỏ giọt, tưới thấm, tưới phun và tưới tràn theo rãnh mía.

– Lượng nước tưới: khoảng 40 đến 50 mm/lần tưới, tương đương với 400 đến 500 m3/ha/lần tưới. Tưới theo định kì 1 đến 2 lần/tháng theo đúng chuẩn kỹ thuật trồng mía nhé.

Tiêu nước

Tuy rằng mía cần cung cấp cho chúng nhiều nước nhưng lại có khả năng chịu úng rất kém, đặc biệt là giai đoạn cây con và thời kỳ vươn lóng.

Để tránh trường hợp cây bị úng, ruộng trồng mía phải bằng phẳng, lắp đặt hệ thống tiêu nước ngay sau khi trồng mía xong, xung quanh ruộng cần có mương, rãnh đấu nối với hệ thống thoát nước để tránh bị đọng lại nước sau khi mưa to. Không nên để mía bị ngập úng kéo dài suốt 1 tuần.

2, Chăm sóc mía thủ công hoặc bằng cơ giới

– Nếu bạn trồng mía tại những nơi có diện tích lớn, ruộng bằng phẳng, tập trung, có điều kiện cơ giới có thể sử dụng máy kéo liên hợp với máy xới như: máy xới cánh én, máy xới răng nhọn, máy xới kiểu đĩa,… để tiêu diệt cỏ dại giữa 2 hàng mía, đảm bảo cho đất luôn được tơi xốp, thoáng khí, giúp mía phát triển tốt.

– Xới vun cho mía: Thực hiện đầy đủ 2 lần:

+ Lần 1: Giai đoạn mía kết thúc mọc mầm (sau trồng mía hoặc sau khi thu hoạch vụ trước 30 đến 40 ngày).

+ Lần 2: Khi mía kết thúc quá trình đẻ nhánh (sau trồng mía hoặc sau thu hoạch vụ trước 60 đến 80 ngày).

– Chỉ sử dụng máy xới khi đất có đủ độ ẩm, xới giữa 2 hàng mía cách gốc mía 1 đoạn 20 cm.

Lưu ý: Nếu trồng mía theo hàng kép cần tăng cường làm cỏ giữa 2 hàng kép ấy.

3,  Phòng trừ cỏ dại:

Để kỹ thuật trồng mía có hiệu quả cao thì bạn cần phải tiến hành làm cỏ sớm, đặc biệt là ở thời kì mía dưới 4 tháng tuổi, phải đảm bảo ruộng mía luôn sạch cỏ dại, tránh tình trạng cỏ lấy đi chất dinh dưỡng của cây.

a) Biện pháp thủ công

Sử dụng cuốc, tay hoặc trâu, bò cày xới giữa các hàng để tiêu diệt cỏ trong hàng mía.

b) Biện pháp hóa học

Nếu có quá nhiều cỏ dại bạn không thể kiểm soát và dùng phương pháp thủ công được thì hãy tham khảo những cách dưới đây để có được hiệu quả cao hơn.

+ Ngay sau khi trồng mía: Nếu đất có nhiều cỏ dại có thể phun một trong những loại thuốc tiền nảy mầm như: Gesapax 500FW (theo liều lượng từ 3 đến 4 lít/ha), Ansaron 80WP với liều lượng từ 2 đến 3 kg/ha), Mizin 80WP (với liều lượng từ 3 đến 6 kg/ha) hay Dual Gold 906EC (với liều lượng từ 0,5 đến 0,6 lít/ha).

Thực hiện phun phủ toàn bộ ruộng, trong khoảng thời gian từ 2 đến 5 ngày sau khi trồng mía. Lưu ‎ý khi tiến hành phun thuốc phải xem đất có đủ độ ẩm hay chưa.

+ Giai đoạn 30 đến 40 ngày sau khi trồng mía: Có thể sử dụng thuốc Gesapax 500FW (với liều lượng từ 3 đến 4 lít/ha), phun vào giữa những hàng mía (tránh phun vào ngọn, lá của mía).

+ Giai đoạn từ 2 đến 4 tháng sau khi trồng mía: Nếu vườn của bạn xuất hiện nhiều cỏ do không kịp làm cỏ hoặc do trước đó không diệt trừ cỏ, bạn có thể sử dụng thuốc diệt cỏ tiếp xúc Gramoxone 20SL, liều lượng sử dụng từ 2 tới 2,5 lít/ha (ngoại trừ cỏ lớn), trộn cùng với 2 đến 2,5 lít thuốc Gesapax 500FW hay 2 đến 2,5 kg thuốc Ansaron 80 WP (loại trừ cỏ non và hạn chế cỏ mọc trở lại) phun trực tiếp vào giữa những hàng mía, tránh phun lên mía.

+ Giai đoạn trên 4 tháng sau khi trồng mía: Nếu thấy vườn xuất hiện nhiều cỏ dại trở lại, có thể sử dụng thuốc Gramoxone 20SL để phun giống như giai đoạn trên, theo lượng dùng từ 2 tới 2,5 lít/ha, nếu ruộng mía có nhiều cỏ 2 lá mầm, có thể trộn thêm khoảng 1 lít thuốc 2,4 D (Zico 48 SL). Ở thời kì này cần phải làm sạch cỏ để tránh lây lan tới vụ mía gốc.

4, Phòng trừ một số loài sâu bệnh hại mía chủ yếu

Kỹ thuật trồng mía tím

Trong suôt khoảng thời gian kỹ thuật trồng mía thì khó có ther tránh khỏi những loại sâu bệnh hình thành và phá hoại cây.

Khi phát hiện trên cây mía xuất hiện sâu bệnh thì bạn phải nhanh chóng áp dụng những biện pháp để tiêu diệt chúng, có thể là những phương pháp thủ công hoặc các biện pháp hóa học tùy theo lượng sâu nhiều hay ít, tình trạng cây như thế nào.

Dưới đây là những loại sâu thường xuyên làm hại cây mía cũng như là cách tiêu diệt chúng hiệu quả, cùng tìm hiểu với Fao để cây trồng của bạn luôn được khỏe mạnh nhé.

a) Sâu đục thân

– Để tiêu diệt loại sâu này bạn cần sử dụng thuốc Basudin 10G hoặc Diaphos 10H thưo liều lượng từ 20 đến 30 kg/ha hoặc Padan 4G theo liều lượng 30 kg/ha rải vào các rãnh mía trước khi đặt hom hoặc rải vào sát gốc mía trước khi vun gốc.

– Cắt bỏ toàn bộ nhánh mầm bị sâu và làm sạch cỏ dại trên vườn trồng mía.

– Nếu có điều kiện thì bạn nên thả ong mắt đỏ từ tháng thứ 3 tới tháng thứ 8 sau trồng mía hoặc thu hoạch, theo định kỳ là 15 ngày thả 1 lần với liều lượng thả là 50.000 ong/ha/lần.

b) Rệp bông trắng

– Làm sạch toàn bộ cỏ, bóc và cắt lá già cho ruộng mía được thông thoáng.

– Khi thấy rệp xuất hiện trên cây, cần nhanh chóng diệt trừ dứt điểm không để lây lan diện rộng ra toàn cây, sử dụng thuốc Trebon 10EC hoặc Supracide 40EC, pha theo nồng độ 0,1 đến 0,15%, mỗi ha sử dụng từ 1 đến 1,5 lít thuốc, phun ướt đẫm trên toàn bề mặt lá, phun thật kỹ, tập trung ở những nơi có ổ rệp.

c) Bọ hung đục gốc

Khi thực hiện kỹ thuật trồng mía nếu xuất hiện nhiều bọ hung trên cây, trước khi vun gốc lần 1 cần rải thêm 25 tới 30 kg thuốc Sago Super 3G vào gốc mía sau đó vun đất.

d) Bệnh than:

– Nhanh chóng nhổ bỏ và tiêu huỷ cây mía bị bệnh.

– Ruộng mía khi đã bị bệnh nặng không nên để mía lưu gốc và phải luân canh cây họ đậu trong khoảng 1 đến 2 năm.

đ) Bệnh thối ngọn

– Cắt toàn bộ lá bị nhiễm bệnh và tiêu huỷ.

– Sử dụng thuốc boóc-đô hoặc sun-phát đồng trộn với vôi bột và đất bột theo tỷ lệ là 10:40:50, rắc trực tiếp vào ngọn mía.

e) Bệnh chồi cỏ, bệnh trắng lá

– Tổ chức hệ thống sản xuất, cung ứng và hoàn toàn dùng hom giống sạch bệnh 3 cấp.

– Phun thuốc diệt sâu hoặc sử dụng bẫy đèn thu bắt, diệt những côn trùng môi giới truyền bệnh.

Lưu ý: Những loại thuốc bảo vệ thực vật thường thay đổi theo hàng năm. Vì vậy việc sử dụng cần dựa trên Danh mục thuốc được phép sử dụng hiện hành và hướng dẫn cụ thể từ nhà sản xuất được in trên bao bì sản phẩm.

5, Kỹ thuật trồng mía luân, xen canh

a) Kỹ thuật trồng mía chu kỳ luân canh

– Với đất trồng mía tốt, cơ cấu chu kỳ luân canh 5 năm: 3 gốc + 1 luân canh + 1 tơ.

– Với đất đồi, đất xấu chu kỳ luân canh là 4 năm: 2 gốc + 1 luân canh + 1 tơ.

Những loại cây trồng luân canh với cây mía: sử dụng các cây trồng họ đậu để nhằm mục đích cải tạo cho đất.

b) Kỹ thuật trồng mía xen canh

– Thực hiện ngay sau khi trồng mía, tiến hành rạch 1 cho tới 2 hàng dọc giữa 2 hàng mía, bón phân lót, gieo hạt, lấp đất đủ kín hạt.

– Sau khi thu hoạch những cây trồng xen canh, bạn nhanh chóng nhổ hết toàn bộ thân lá cây trồng xen, rải dọc theo chiều dài của hàng mía, kết hợp với bón phân thúc cho mía, xới giữa hai hàng mía để thân lá cây trồng xen vào đất và vùi lấp phân bón.

– Những cây trồng xen canh với cây mía: Sử dụng những loại cây ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng nhỏ hơn 3 tháng như cây ớtcây mè, , cây họ đậu, dưa hấu,… ưu tiên cây họ đậu bởi chúng giúp cải tạo đất trồng mía.

6,  Đối với mía gốc

– Chỉ lưu lại gốc những ruộng mía đạt năng suất cao, ít bị nhiễm sâu bệnh, tỷ lệ mất thấp hơn 20%.

– Sau khi thu hoạch mía xong phải nhanh chóng tiến hành vệ sinh đồng ruộng. Sử dụng cuốc, dao để bạt (phạt) sát đất đối với những gốc cao; loại bỏ toàn bộ cây mầm, cây bị nhiễm sâu bệnh hay cỏ dại sót lại từ vụ trước nằm trên đất trồng mía.

– Tiến hành thu hoạch, khi đất khô cần che phủ ruộng mía lưu gốc bằng lá mía, nguồn ngọn; gom ngọn lá mía xung quanh ruộng vào trong ruộng để tạo khoảng cách ngăng ngừa cháy.

– Tiến hành thu hoạch khi đất đủ ẩm cần gom ngọn, lá mía từng hàng xen kẽ, kết hợp sử dụng trâu, bò cày xả hai bên luống để làm đứt những rễ già và xới vun luống.

Hay gom ngọn lá, mía cách 2 hàng kết hợp cày xả và xới vun luống bằng cơ giới, tiếp theo phủ ngọn lá mía trở lại toàn bộ mặt ruộng. Sau đó thực hiện bón phân lần 1 cho ruộng mía gốc với 100% phân lân phối trộn cùng với 100% phân hữu cơ 1/2 lượng phân kali, 1/3 lượng phân đạm sau đó mới tiến hành vun xới luống.

– Sau khi áp dụng những biện pháp với kỹ thuật trồng mía gốc ban đầu theo các bước trên và khi thấy mía tái sinh đều, bạn cần phải kiểm tra và dặm những chỗ mất khoảng 0,8 m. Phương thức dặm giống với vụ mía tơ, nhưng phải chú ý đảm bảo đủ ẩm cho bụi mía sau khi tiến hành

Liều lượng phân bón và cách bón phân cho ruộng mía gốc:

+ Lượng bón: Tùy thuộc vào loại đất và điều kiện canh tác tại mỗi vùng mà điều chỉnh lượng phân bón sao cho phù hợp, trung bình lượng phân bón được bón như sau:

Loại đất trồng mía

Mức độ thâm canh

Lượng bón (kg/ha)

Đạm (N)
Lân (P­­­2O5)
Kali (K2O)

Đất xám cát và xám bạc màu
Cao
220 đến 275
70 đến 80
200 đến 220

Trung bình
180 đến 220
50 đến 70
165 đến 200

Đất cát pha
Cao
220 đến 260
65 đến 80
180 đến 200

Trung bình
160 đến 220
40 đến 65
160 đến 180

Đất đồi đỏ vàng
Cao
220 đến 250
65 đến 80
165 đến 200

Trung bình
170 đến 220
50 đến 65
130 đến 165

Đất phèn
Cao
270 đến 330
70 đến 90
200 đến 240

Trung bình
220 đến 270
55 đến 70
165 đến 200

Đất phù sa cổ
Cao
200 đến 240
55 đến 70
175 đến 200

Trung bình
160 đến 200
40 đến 55
130 đến 175

+ Kỹ thuật bón:

Lần 1: Sau khi thu hoạch khoảng 1 tháng (đối với loại đất chủ động tưới) hoặc đầu mùa mưa (đối với  phương pháp canh tác nhờ nước trời): Bón 100% lượng lân, 1/2 lượng đạm cùng với 1/2 lượng kali.

Lần 2: Khi mía bắt đầu vươn lóng hoặc sau lần bón thúc 1 khoảng thời gian từ 40 tới 60 ngày, bón 1/2 lượng đạm cùng với 1/2 lượng kali.

– Những biện pháp chăm sóc, xới xáo, làm cỏ, ngăn ngừa sâu bệnh thực hiện tương tự như vụ mía tơ.

Thu hoạch mía

Cách trồng mía tím

Chắc chắc đây là giai đoạn các bạn mong chờ nhất trong suốt quãng thời gian thực hiện kỹ thuật trồng mía đúng không nào.

Tuy nhiên khi thu hoạch thì bạn cần phải dựa vào đặc điểm phát triển của cây, thời gian kể từ khi trồng mía mà bắt tay vào thu hoạch, tránh thu hoạch quá sớm hay quá muộn, chất lượng của mía sẽ giảm sút đi rất nhiều.

 1, Xác định mía chín để thu hoạch

  • Trong kỹ thuật trồng mía, theo cảm quan khi mía đã chín: Lá mía sít lại, ngả sang màu hơi vàng nhạt, những đốt phần trên ngọn ngắn lại.
  • Sử dụng máy để kiểm tra: Lấy mẫu ngẫu nhiên sau đó đem phân tích, khi mía đạt CCS ³ 9,0% thì mới bắt đầu thu hoạch.
  • Theo loại mía: Mía gốc cho thu hoạch trước, mía tơ thì thu hoạch sau.
  • Theo loại giống: Giống mía chín sớm thu thì thu hoạch trước, tiếp theo là giống chín trung bình và sau cùng là giống chín muộn.

2, Ước lượng năng suất, chất lượng mía trước thu hoạch

Ước lượng chất lượng mía trước tiến hành thu hoạch:

  • Sử dụng Brix kế cầm tay, xác định độ Brix (Bx%) của cây mía. Khi đó có thể ước lượng được chữ đường (CCS%) theo công thức:
  • Lấy mẫu mía và đem phân tích trong phòng có thể xác định được chính xác chữ đường (CCS%).

3, Chặt và vận chuyển mía sau thu hoạch

  • Yêu cầu trong giai đoạn thu hoạch mía: Phải chặt sát gốc cây mía, không dập gốc, chặt theo ngọn ló “mặt trăng”. Róc sạch rễ lá, đạt tiêu chuẩn là mía nguyên liệu.
  • Dụng cụ được sử trong quá trình thu hoạch: Dùng dao hoặc rìu chặt mía chuyên dụng, trước mỗi lần dùng được mài sắc.
  • Mía được làm sạch tạp chất (bẹ, lá, rễ…) bó theo từng bó từ 10 tới 15 kg và gom thành từng đống khoảng 30 đến 50 bó nhằm giúp quá trình bốc vác dễ dàng hơn.
  • Sau khi thực hiện kỹ thuật trồng mía đến công đoạn thu hoạch xong sử dụng bạt che phủ để tránh nắng bốc hơi, giảm lượng đường và nhanh chóng vận chuyển tới nơi chế biến trong vòng 24 giờ.
  • Hạn chế những phương tiện vận chuyển đi vào những ruộng mía lưu gốc.
  • Thời gian thu hoạch tại mỗi ruộng mía không lớn hơn 5 ngày tạo sự nảy mầm đồng đều để dễ dàng chăm sóc mía gốc.
  • Sử dung tủ gốc hoặc vi sinh vật phân hủy lá mía để giữ ẩm, hạn chế tối đa cỏ dại và tăng chất hữu cơ cho đất.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về kỹ thuật trồng mía cũng như những cách trồng, cách chăm sóc để có được năng suất và chất lượng cao nhất rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng những vườn mía xanh tốt, có năng suất và chất lượng cao, đem đến cho gia đình bạn ngồi thu nhập lớn nhé. Chúc các bạn thành công!