Kỹ Thuật Trồng – Chăm Sóc Cây Sầu Riêng

Kỹ Thuật Trồng - Chăm Sóc Cây Sầu Riêng

Sầu riêng cũng như những loại cây ăn trái khác, vì mỗi loại cây có những đặc tính khác nhau, sinh thái khác nhau nên phải có phương pháp trồng và chăm sóc thích ứng đem lại hiệu quả cao.

sauriengphuongnam

  1. Kỹ thuật trồng:

Có mấy vấn đề cần khảng định ở cây sầu riêng

Nhân giống vô tính cây ra hoa kết trái rất sớm từ 2-3,5 năm.

Tùy các yếu tố trồng và chăm sóc  thời gian để trái được từ 2,5- 4 năm. Gốc có đường kính từ 10cm trở lên có thể để trái vững vàng.

Khoảng cách:

 Thích hợp là từ 8 đến 12m/cây. Mật độ trồng khoảng 120 cây/ha.

Trong một vườn sầu riêng bà con có thể chọn lựa nhiều giống khác nhau để kết hợp bởi sầu riêng là cây thụ phấn chéo, việc chọn nhiều loại giống có thời điểm nở hoa khác nhau sẽ giúp cây thụ phấn được nhiều hơn và tăng cao được năng suất. Bà con có thể chọn 1 loại giống chủ lực và kết hợp thêm 1 hàng giống khác để tăng thêm hiệu quả.

Đất trồng:

Sầu riêng trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, đất hơi phèn vẫn trồng được. Độ pH lý tưởng từ 6- 6,5, một số vùng có độ pH từ 5- 5,5, sầu riêng vẩn phát triển khá tốt.

Vùng đất xám và đất đỏ Bazan ở Nam Trung Bộ, miền Đông Nam Bộ, sầu riêng vẫn mọc tươi tốt. Vùng Đồng Bằng Nam bộ phải trồng sầu riêng ở nơi đất có xẻ mương, làm tiếp và mô cao để tránh úng vào mùa mưa và có nước để tưới vào mùa khô tầng đất mặt ở ruộng, đất phù sa ven sông, hồ ao, kênh rạch phơi khô, đắp mô trồng rất tốt.

Hố trồng sầu riêng thường thiết kế với kích thước 60x60x60 cm. Vùng đất trồng cây cần được làm tơi xốp, bón thêm 1 kg phân chuồng hoai ủ với TRICHODERMA T.A.N, 50g phân NPK 16:16:8 hoặc 20:15:15 để tăng thêm chất dinh dưỡng.

Chú ý:Bà con cần chủ động đào hố và trộn đều phần phần chuồng và ủ hoại trước ngày trồng từ 10 đến 15 ngày.

Cách trồng:

Dùng tay bóp chặt bầu rồi tiến hành cắt phần đáy bầu sau đó rạch phần thân túi bầu, chú ý rạch nhẹ nhàng để túi bầu không bị vỡ, khi rạch cần chú xem cây giống có bị cong rễ hoặc xoắn rễ không để thay thế những cây có bộ rễ thẳng và khỏe mạnh.

Đưa cây xuống hố rồi tự từ lấp đất lại, bà con cần chú ý lấp đất và nén chặt phần đất xung quanh bầu nhưng không nén chặt vào phần gốc cây. Lấp đất ngang với mặt bầu rồi tưới nước cho cây.

  1. Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Mới Trồng

Giai đoạn 1-3 năm đầu cây sinh trưởng tương đối chậm, cần chăm sóc kỹ để giữ cho cây khỏe mạnh, tạo dáng cân đối.

Tưới nước

Mùa khô 7-10 ngày tưới 1 lần, mỗi lần tưới vừa đủ để giữ độ ẩm cho đất, kết hợp tủ gốc bằng rơm rạ, vỏ trấu, xác bèo… Có thể đánh bồn xung quanh gốc để tiện cho việc tưới nước, phần gốc cần vun cao tránh đọng nước.

Bón phân cho cây sầu riêng.

 

Phân chuồng

          HUMIC 90

TRICHODERMA

Năm thứ 1

8kg/năm

 1kg/25 gốc/ 2 tháng

0,2 kg/2 tháng

Năm thứ 2

10kg/năm

1 kg/ 20 gốc/2 tháng

0,3 kg/3 tháng

Năm thứ 3

15kg/năm

1 kg/ 20 gốc/2 tháng

0,3 kg/3 tháng

 

Lưu ý: Khi bón cần bảo đảm đất đủ ẩm và phải lấp nhẹ phân để tránh bay hơi. Phân trung-vi lượng phun hoặc đổ gốc, mỗi năm 1-2 lần

Cắt tỉa cành: Trong khoảng 6-8 tháng đầu tiên cho cây phát triển tự nhiên, sau đó chọn nuôi 1 chồi khỏe nhất (chồi thân, mập, vươn thắng). Khi cây có chiều cao từ 2m trở lên thì cắt bỏ các cành ngang cách mặt đất 0,8 – 1m, giữ cho phần gốc thông thoáng.

  • Chăm sóc cây sầu riêng kinh doanh.

 

Sầu riêng ghép sẽ cho quả bói từ năm thứ 4 thứ 5 trở đi, để tránh làm cây mất sức, gãy đổ cành, khi cây ra bói bà con chỉ nên giữ lại mỗi cây từ 5-7 quả, vị trí ra quả sát với phần thân. Các năm về sau số lượng quả sẽ tăng lên, trái cũng nhỏ lại, trung bình từ 2-4kg/trái tùy theo giống.

Tưới nước: 

Sầu riêng từ năm thứ 4 trở đi đã phát triển bộ rễ đủ sâu, lượng nước tưới không cần nhiều nhưng phải đủ, trung bình mùa khô tưới cho cây 2-4 đợt mỗi đợt cách nhau 25-30 ngày.

Làm cỏ

Giai đoạn cây kinh doanh tán cây đã bắt đầu giao với nhau, cỏ dại sẽ giảm nhưng vẫn phải làm cỏ thường xuyên giữ cho vườn tược thông thoáng, hạn chế nơi ẩn nấp của sâu bệnh và giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng với cây

Cắt tỉa cành: Nếu trồng thuần có thể nuôi cành ngang từ 1,5m trở lên, hãm ngọn khi cây đạt chiều cao 7-10m. Trồng xen thì cành ngang phải cao hơn ngọn cây bên dưới từ 1-2m. Tạo dáng cân đối cho cây, phân tầng mỗi tầng cách nhau 40-60cm, có 3-4 cành cấp 1 tỏa đều ra các hướng. Nhà vườn nên chú ý cắt tỉa cành khô, cành bị sâu  bệnh để nuôi dưỡng những cành khỏe mạnh.

Sau khi cắt tỉa cành để phòng trừ và điều trị nhanh các loại nấm, khuẩn, rong rêu, sâu bệnh, rửa vết thương… gây ra trên cây. Bà con có thể dùng NANO ĐỒNG TÍM T.A.N 500ml pha với 400 lit nước phun đều phun đẫm hai mặt lá.

Bón phân:

Phân chuồng mỗi năm bổ sung 20-25kg, bón bằng cách đào rãnh đối xứng quanh gốc (khoảng cách so với gốc dựa vào hình chiếu của tán lá xuống đất) bón vào đầu mùa mưa, không bón trùng vào vị trí của năm trước.

Chia làm 4 lần trong năm:

 

Phân chuồng

Phân vô cơ

HUMIC 90

Lần 1: Sau khi thu hoạch

20kg/năm

N:P:K:Mg( 18:11:5:3)

(2-3 kg)/cây

0,3 kg/cây/lần

Lần 2: Trước khi ra hoa 30-40 ngày

20kg/năm

N:P:K:Mg (10:50:17:2)

(2-3kg)/cây

0,3kg/lần

Lần 3: Khi sầu riêng lớn.

20kg/năm

N:P:K:Mg (12:12:17:2)

(2-3kg)/cây

0,3kg/lần

Lần 4: Trước khi quả chín 1 tháng

20kg/năm

NPK (16-16-8)

(2-3kg)/cây

0,3kg/lần

  • Giai đoạn phân hóa mầm hoa rất quan trọng cho quá trình tạo quả vào mùa vụ mới. Vậy nên bà con cần chú ý bón lá phù hợp hỗ trợ cây ra hoa đều. Bà con có thể dùng PHÂN HÓA MẦM HOA 10-79-10  500ml hòa tan với 400 lit nước phun ướt hai mặt lá. LÂN 79 là giải pháp hỗ trợ sầu riêng ra hoa đều, tăng khả năng thụ phấn , phục hồi bộ rễ do tuyến trùng, rệp sáp gây hại.
  1. Phòng và điều trị bệnh ở sầu riêng
  2. Bệnh xì mủ, nứt thân

Bệnh xì mủ ở cây sầu riêng Tác nhân gây bệnh xì mủ trên cây sầu riêng là loại nấm mang tên Phytophthora palmivora. Nấm này sống lẫn trong tầng đất mặt và có khả năng phát tán sang những cây khỏe mạnh khác nên rất tai hại. Lúc đầu nấm tấn công vào các rễ non, rồi xâm lấn lên vỏ gốc cây, sau đó tiến lên vỏ thân cây rồi tấn công lên các trái.
Khi rễ sầu riêng bị nấm tấn công thì rễ bị thúi. Đến gốc sầu riêng bị nấm này xuất hiện thì vỏ lớp quanh gốc trở nên màu nâu vàng và có nhựa màu nâu lợt chảy ra. Nếu nấm ăn lan lên cành, lên lá thì cành sẽ khô, dẫn đến đọt héo và lá rụng. Còn trái bị nấm xâm nhập sẽ bị thúi và rụng xuống. Phòng ngừa bệnh xì mủ bằng cách nên trồng sầu riêng với mật độ thưa, nên thường xuyên tỉa bỏ bớt những cành nhỏ để tán lá bớt rậm rạp. Cuốc xới lớp đất mặt quanh gốc được tơi xốp, đồng thời tạo hệ thống thoát nước trong vườn thật hữu hiệu để hạn chế độ ẩm cao, để nấm Phytophthora palmivora không còn môi trường sống  tốt hầu sinh sôi nảy nở mạnh được.

Điều trị:

Dùng dao cạo các nấm bệnh, nhựa mủ. Sau đó quét dung dịch sát khuẩn Nano Đồng tím và thuốc Pro 339

Dùng khoan khoan vào thân cây từ 5-6cm. Sau đó dùng bơm tiêm, bơm thuốc Pro 339 vào cây. Bà con nên thực hiện vào sáng sớm, ngày trời khô ráo.

  1. Rầy, rệp sáp trên sầu riêng

Bệnh rầy phấn ở cây sầu riêng Rầy phấn thường tập trung với mật độ dày thành từng đám lớn màu trắng đục ở phía dưới mặt lá sầu riêng, nhất là ở phần đọt non để chích hút nhựa lá mà sống. Chúng sinh sản rất nhanh, vì vậy hễ khi phát giác có sự hiện diện chúng trong vườn sầu riêng là nên nghĩ cách trừ khử ngay mới kịp. Cây sầu riêng nào có lá và đọt non bị rầy phấn tác hại, lúc đầu trên mặt lá chỉ xuất hiện những đốm nhỏ màu vàng nhưng rồi những đốm vàng này xuất hiện nhiều hơn khiến lá bị khô nhựa và rụng hết. Các đọt non bị rầy phấn hút nhựa càng mau bị thui chột cong queo khiến cây bị yếu sức dần, ảnh hưởng xấu đến việc ra hoa đậu trái sau này.

Điều trị: bà con sử dụng QUICK REMOVAL 750EC (450ml) của Thiên An Nông pha với 400lit nước và phun ướt đẫm hai mặt lá, đọt non.

  1. Sầu riêng bị sượng:

Nguyên nhân: Do sự cạnh tranh chất dinh dưỡng giữa trái với đọt non, cây không đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho trái cũng khiến trái bị sượng.Khi trồng ở vùng đất trũng vùng có hệ thống thoát nước không được tốt nên giai đoạn nuôi trái cây vẫn ra đọt và lá nón cạnh tranh dinh dưỡng với trái. Giai đoạn này nhà vườn phải chặn đọt liên tục bằng các sản phẩm ức chế đọt hoặc sản phẩm chặn đọt chuyên dùng cho sầu riêng.

Trái càng lớn khả năng bị sượng càng cao vì chất dinh dưỡng thường bị phân bố không đồng đều.Giai đoạn nuôi trái bón phân có hàm lượng clo làm cây tích nước cơm bị giảm đi trái thì sượng.

Bón phân đúng cách.

– Bà con nên chủ động sử dụng các loại phân bón lá có chứa Bo để bón cho trái tránh tình trạng thiếu chất ở cây, nên phun trong giai đoạn sau 15 đến 20 ngày cây đậu trái sẽ hiệu quả nhất. Bà con hãy dùng  BO SỮA 500ml + AV AMINO 500ml của T.A.N  hòa với 400 lít nước phun ướt đẫm hai mặt lá. Dùng định kì 7-10 ngày.
– Sau hai tháng cây đậu trái cần phun thêm Ca(NO3)2 với nồng độ 0,2%. Nhà vườn nên dùng CANXIBO 500ml T.A.N + AV AMINO 500ml  hòa với 400 lít phun ướt đẫm hai mặt lá.
– Sau khi phun Ca(NO3)2 khoảng 15 ngày cần phun thêm Mg(SO4)2 với nồng độ 0,2%.
– Trước khi thu hoạch khoảng 1 tháng cần phun thêm KNO3 với nồng độ 1%. Giai đoạn quan trọng để trái đạt năng suất cao, chắc trái, nặng trái nhà vườn nên sử dụng KALI SỮA 500ml + AV AMINO GOLD T.A.N 500ml pha với 400 lít nước phun ướt đẫm hai mặt lá.
– Quá trình nuôi trái cây cần được bổ sung các dưỡng chất như canxi, ma-giê và kalisữa  nên bà con cần chú ý phun đều đặn.

Kính chúc bà con một mùa bội thu được mùa được giá!