Kỹ Thuật Trồng & Chăm Sóc Cây Măng Cụt Cho Đạt Hiệu Quả
Nữ Hoàng Cây Ăn Trái Nhiệt Đới : Cây Măng Cụt
Cây măng cụt là một loại trái cây không lạ gì với người dân chúng ta, nó phổ biến nhất tại các nước như: Thái Lan, Indonesia & Việt Nam. Được biết đến với hương vị thơm ngon, bề ngoài có màu tím sẫm, tuy chỉ bằng một quả bóng gold hay quả cam nhưng khi tách lớp vỏ ra thì phần cơm của măng cụt trắng muốt, thơm nhẹ và thực sự hương vị làm ta ngất ngây bởi vị thanh ngọt, hương thơm.
Hiện nay, cây măng cụt được trồng chủ yếu tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửa Long, vì cây cho trái năng suất cao nên người dân ở đây trồng chúng là cây nông nghiệp chính và trồng rất nhiều, họ tự hào xem loại cây này là nữ hoàng vì độ tươi ngon, hình dáng đẹp và đặc biệt là giàu chất dinh dưỡng.
Đặc điểm của giống Măng Cụt
Chiều cao trung bình của mỗi cây có thể cao hơn 10 mét, cây có bộ tán khá rộng với lá dày, thuôn dài, có màu xanh sẫm càng về lâu dần thì cây càng phát triển mạnh mẽ thân gỗ và khá là to lớn. Điều thú vị nhất là trái cây măng cụt nho nhỏ xinh xắn như trái cam, vỏ của trái măng cụt lại đặc biệt cứng và dày.
Các điều kiện để phát triển giống cây măng cụt
Giống cây này có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng cây mà giống phát triển tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác, nguồn nước dồi dào. Nhiệt độ phù hợp với các tỉnh có khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao & có lượng mưa tương đối nhiều (nhiệt độ khoảng 27 – 35oC). Bộ rễ chỉ nằm ở lớp mặt nên cây cần nhiều ánh sáng để phát triển mạnh, thân cây thường cao từ 7 – 13 mét, và nếu như cây được chăm sóc tốt – điều kiện thuận lợi thì cây có thể cao đến 25m.
Tuỳ vào thời điểm, nếu cây được chăm sóc tốt thì có thể cho thu hoạch từ 6 – 8 năm, hoa của cây măng cụt là hoa lưỡng tính, và thường thì cây sẽ ra hoa từ tháng 1 đến tháng 3, và hoa kết trái cho thu hoạch vào tháng 5 – 8.
Hướng dẫn trồng và măng cụt sao cho năng suất vượt trội
Cây măng cụt được nhân giống theo 2 cách: Gieo hạt & ghép cành. Đây là giống cây ra hoa không cần thụ phấn nên cây vẫn giữ được đặc tính của cây mẹ và ở phương pháp gieo hạt sẽ cho quả lớn hơn và nhiêu hơn so với ghép cành.
-
Gieo hạt:
Sau khi lựa chọn được những hạt to, không bị sâu bệnh và được bảo quản tốt thì đưa đi gieo vào bầu hoặc liếp ướm.
Bầu ươm: có thể sử dụng các giá thể: tro, trấu, xơ dừa để ươm trồng. Sau khi gieo hạt xuống thì cần tưới nước và giữ độ ẩm cẩn thận thì khoảng sau 25 – 30 ngày hạt sẽ nảy mầm.
Liếp ươm: chỉ cần làm đất tơi xốp, trộn thêm ít trấu lên trên mặt liếp và liếp thường rộng từ 1 – 1,2m & cao 20 – 30cm. Sau khi chuẩn bị xong hết liếp thì có thể tiến hàng gieo hạt. Nên gieo hạt cách hàng khoảng cách 20cm & sau đó phủ lên một lớp đất mỏng hoặc các loại sơ dừa, rơm …. thường xuyên tưới nước giữ ẩm và che chắn cẩn thận. Sau khi cây măng cụt nảy mầm từ 3 tháng thì có thể chuyển vào bầu ươm mới lớn hơn. Lúc này bà con phải cẩn thận để không làm tổn thương rễ cây, vì cây chỉ mới còn non nớt nên sẽ gây tổn thương cây dẫn đến sau này cây kém phát triển, yếu ớt.
-
Ghép cành
Phương pháp ghép cành có thể thực hiện quanh năm, nhưng điều kiện để cây phát triển tốt nhất là mùa mưa.
Đối với phương pháp này cần chọn những cây có khoảng hơn 2 năm tuổi trở nên, có gốc thằng, cây phát triển khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh & có chiều cao từ 60cm trở nên. Cành lựa chọn để ghép thường có 3 – 4 cặp lá, cành khoẻ, to, chắc và không có dấu hiệu sâu bệnh. Nên chọn những cành có kích thước tương xứng với gốc ghép.
Bước thực hiện: Ở gốc ghép, tiến hành cắt bỏ phần ngọn, để khoảng 10 – 13cm. Dùng dao sắc chẻ dọc thân gốc khoảng 2 – 2,5cm. Cành ghép cắt bỏ 1/3 phiến lá, phần gốc cành ghép vát theo hình dài bằng cái vên chẻ ở gốc ghép. Dùng một sợi dây – nilon (loại tự huỷ) quấn chặt vết vết ghép bọc kín. Sau 20 ngày có thể tháo li lon từ 25 -30 ngày là tháo dây cuốn được. Sau khi ghép thì cần che chắn và tưới nước đầy đủ, khoảng 3 tháng là có thể mang ra trồng được
Bạn có thể đến tại 81Farm để lựa chọn cây măng cụt chất lượng nhất.
Trồng Cây Măng Cụt
Tuỳ vào vùng miền, địa hình, khí hậu điều kiện tự nhiên nhiên mà mật độ trồng & cách trồng khác nhau. Trung bình mỗi cây nên trồng cách nhau từ 7 – 10m để tạo điều kiện cho cây phát triển tốt nhất vì sau khi cây phát triển và lớn lên, tán cây khá rộng và rậm.
Khoảng cách hố trồng: Hố trồng có thể đào cách khoảng cách 60 x 60 x 60cm đến 80 x 80 x 80cm, sau khi hoàn thiện bồn thì nên lót thêm 2 – 3kg phân bón hữu cơ, đảo trộn đều với đất, tưới nước giữ ẩm khoảng 1 tháng rồi mới trồng cây mới xuống giúp cây phát triển tốt & tăng khả năng kháng được sâu bệnh hại về sau này.
Giai Đoạn Cơ Bản Của Cây Măng Cụt
Quá trình lớn lên & phát triển khoẻ mạnh khoảng 8 năm thì cây cho trái, hoặc lâu hơn tuỳ vào điều kiện tự nhiên và phương pháp chăm sóc, nếu muốn có trái sớm hơn thì cây ghép thì khoảng 4 – 5 tuổi sẽ cho trái và cách thức chăm sóc tốt sẽ cho trái sớm hơn.
- Ở giai đoạn khi cây chưa cho trái, năm đầu nên bón từ 3 – 4 kg/cây phân bón hữu cơ và tăng dần lên mỗi năm. Vào các thời điểm mùa mưa hay đầu năm. Và cố gắng tạo điều kiện nguồn nước chia nhỏ số lần nước tưới và số lần bón phân để cây có thể hấp thụ đầy đủ dưỡng chất. Giai đoạn nên bón phân nhất là thời điểm mà cây chuẩn bị lên đọt mới
Công việc tỉa cành & tạo tán cho cây sẽ giúp cho cây thông thoáng, khả năng quang hợp tốt hơn và chăm sóc giúp cây hạn chế được các bệnh về nấm. Bạn nên định hình tán của cây măng cụt sao cho đẹp, để một thân cây chính khoẻ mạnh, loại bỏ hết các cành vượt, cành đan hay những tán cây mọc quá nhiều và rậm.
Các bệnh thường gặp phải trên cây măng cụt
-
Bệnh Sâu Vẽ Bùa
Sâu bệnh thường sẽ tất công ở ngọn lá, làm giảm đi quá trình sinh trưởng của cây măng cụt. Thường thì sâu sẽ xuất hiện vào sáng sớm và chiều tối. Chúng sẽ ăn hết lớp biểu bì, ăn chất diệp lục của lá (ăn hết lá non), sau đó cây bị khô lá, và rụng dần do bị giảm khả năng quang hợp dẫn đến cây kém phát triển. Ngoài ra còn xuất hiện một số loại sâu bệnh như: nhện đỏ, bọ trĩ, đốm rong…..v..v
-
Bệnh Thán Thư
Bệnh này thường xuất hiện nhiều ở trên lá, trái, cành của cây, phát triển mạnh vào mùa mưa, mưa kéo dài & nhiệt độ ẩm cao. Khi bạn nhìn thấy những đốm màu trắng nhỏ lan rộng và ngày một nhiều xung quanh lá cây có các vòng do các tế bào cây bị hư hại tạo nên. Bệnh này làm giảm sự phát triển của cây, suy dinh dưỡng và rụng trái non….. giảm chất lượng và giá trị của trái măng cụt.
-
Bị Xì mủ, Sượng trái
Dấu hiệu nhận biết cây măng cụt mắc bệnh là bên trên vỏ trái xuất hiện mủ, thỉ trái bị sượng, vào các thời điểm mưa kéo dài, mưa lớn & liên tục. Bệnh là mất giá trị của trái, giảm năng suất, trái bị hư hỏng vào các thời điểm trước khi thu hoạch khoảng 3 tuần.
Qua bài đọc trên, 81 Farm đã hướng dẫn bạn cách chăm sóc, gieo trồng, và các loại bệnh thường gặp để khắc phục cho cây….. giống cây măng cụt hiện nay rất phổ biến trên thị trường, để có thể có một cây giống mang lại năng suất bạn cần lựa chọn các loại giống cây chất lượng, phát triển tốt và chăm sóc thật kỹ lưỡng để mang lại năng suất tốt nhất. Hãy đến với 81Farm để được chọn những cây măng cụt giống tốt nhất ????
81 FARM TƯ VẤN – THIẾT KẾ – THI CÔNG HỆ THỐNG TƯỚI NƯỚC – CUNG ỨNG PHÔI NẤM TRỌN GÓI
Thông tin liên hệ: HTX NÔNG NGHIỆP 81
Thôn Hòa Hiệp, TT Nhơn Hòa, Huyện Chư Pưh, Tỉnh Gia Lai
084 600 8181
Website: 81farm.vn
Facebook : 81farm
Xem thêm: 81 Farm Dẫn Đầu Hệ Thống Tưới Nước Thông Minh Tự Động Tại Tỉnh Đắk Lắk