Kỹ Thuật Nuôi Yến Trong Nhà Mang Lại Hiệu Quả Cao Nhất
Mô hình nuôi chim yến để lấy tổ mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm nuôi yến hiệu quả qua bài viết sau nhé.
Hiện nay, có rất nhiều người đầu tư vào mô hình nuôi chim yến để lấy tổ. Phương pháp kinh doanh này mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Thực tế, không phải ai cũng thành công với việc nuôi yến, ngược lại, còn liên tiếp thất bại.
Mục Lục
1. Yếu tố cần thiết để nuôi yến trong nhà thành công
Trước khi tìm hiểu kỹ thuật nuôi yến sào trong nhà thì chúng ta cần nắm bắt sơ lược các yếu tố cần thiết của mô hình này.
1.1 Vị trí nuôi yến
Khu vực nuôi chim yến tốt nhất là ở tỉnh Khánh Hòa hoặc các tỉnh thành lân cận, có sự tương đồng về điều kiện môi trường và thời tiết. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn vị trí nuôi là gần một căn nhà yến có sẵn, gần ao/ hồ/ mặt nước.
Bên cạnh đó, vị trí nuôi yến phải đảm bảo không có nhiều cây cao. Vì cây cao có thể chắn tầm nhìn và vòng lượn của chim yến. Cản trở yến trong việc bay đi tìm kiếm thức ăn và bay về tổ.
Cần chọn vị trí làm nhà nuôi yến thích hợp
1.2 Kết cấu, kích thước nhà nuôi yến
Nhắc đến kỹ thuật nuôi yến trong nhà, đương nhiên không thể bỏ qua yếu tố kết cấu và kích thước của nhà nuôi yến. Trong tự nhiên, chim yến sống trong các hang động, vách đá. Do đó, yêu cầu đầu tiên của nhà nuôi yến là phải có kết cấu tương tự vách đá, hang động.
Đặc biệt, đảm bảo nhà nuôi phải rộng rãi và thoáng đãng. Bởi chim yến rất cần một không gian rộng thoáng để sinh hoạt. Nhìn chung, kết cấu và kích thước của nhà yến như sau.
-
Nhà khung bê tông cốt thép, mái được đổ bê tông, tường xây gạch 20cm.
-
Nhà khung thép tiền chế, mái và tường sử dụng tôn cách nhiệt.
-
Nhà cấp 4, mái lợp tôn cách nhiệt, cột gạch, tường xây gạch 20cm.
-
Diện tích nhà nuôi yến tối thiểu là 4 x 10m, trung bình là 5 x 20m và lý tưởng nhất là 8 x 20m.
1.3 Kích thước các lỗ trong nhà yến
Ngoài kết cấu và diện tích nhà nuôi yến thì kích thước các lỗ trong nhà yến cũng là yếu tố quan trọng không kém. Bởi những lỗ này mang tính chất quyết định dẫn dụ chim yến vào trong nhà để tăng trưởng số lượng chim yến.
Kích thước các lỗ trong nhà yến cao khoảng 30 – 40cm, ngang khoảng 50 -70cm
Theo kinh nghiệm nuôi yến của những người “lão làng” thì hiện có các dạng lỗ như: Lỗ dạng chuồng cu, lỗ bên hông của phòng lượn và lỗ trên phần mái (nóc) nhà yến. Kích thước các lỗ phải đáp ứng:
-
Lỗ cao từ 30 – 40cm, ngang từ 50 – 70cm.
-
Phòng lượn diện tích tối thiểu 4 x 4m, cao từ 2 – 2.5m.
-
Các phòng trong nhà diện tích tối thiểu 4 x 4m, tối đa 8 x 16m. Cao tối thiểu 2.2m, tối đa 3m.
-
Lỗ thông tầng từ 1 x 1m – 4 x 4m.
1.4 Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm
Khi nuôi yến trong nhà, bạn cần đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng trong nhà yến phải lý tưởng, phù hợp với đặc điểm sinh học của chim yến. Để làm được điều này, hãy xây nhà yến thật cao và quay về hướng đón gió, đón nắng. Việc này sẽ giúp nhà yến luôn có ánh sáng và độ ẩm vừa phải, không bị hanh khô.
Đối với nhiệt độ trong nhà nuôi yến thì có thể sử dụng các bóng đèn thắp sáng. Nhìn chung, bạn có thể sử dụng các dụng cụ đo nhiệt độ và độ ẩm để đảm bảo các thông số kỹ thuật sau khi nuôi yến tại nhà.
-
Nhiệt độ thích hợp từ 26 – 30 độ C, nhiệt độ lý tưởng từ 28 – 29 độ C.
-
Độ ẩm thích hợp từ 70 – 85%, độ ẩm lý tưởng từ 75 – 80%.
-
Ánh sáng thích hợp từ 0.02 – 0.10 lux.
-
Trang bị đầy đủ hệ thống thông hơi và thoáng khí.
Nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng trong nhà nuôi yến phải đạt chuẩn
1.5 Âm thanh trong nhà nuôi chim yến
Khi nuôi yến lấy tổ nhân tạo, bạn cần sử dụng âm thanh để dẫn dụ chim yến bay vào trong nhà. Có nhiều loại âm thanh khác nhau, được phân thành 3 loại cơ bản:
-
Âm thanh ngoài để thu hút chim yến quy tụ lại.
-
Âm thanh hút để “kích thích” yến chui vào trong nhà nuôi.
-
Âm thanh trong để giúp chim yến tưởng rằng trong nhà nuôi này đã có nhiều chim yến ở.
Trong đó: Âm thanh ngoài và âm thanh hút sẽ được mở từ 5 giờ sáng đến 8 giờ tối. Còn âm thanh trong được mở từ 5 giờ sáng đến 12 giờ đêm. Lưu ý là không nên để các âm thanh này 24/24.
Để khuếch đại các âm thanh này thì bạn cần sử dụng các loại loa và bố trí tại vị trí thích hợp. Có thể thay đổi loại âm thanh theo mùa, theo thời điểm để âm thanh trông tự nhiên hơn, thật hơn. Nhìn chung, làm sao đó để chim yến cảm nhận đây là ngôi nhà thật sự.
2. Kỹ thuật nuôi yến trong nhà để lấy tổ
Sau khi tìm hiểu các yếu tố cần thiết khi nuôi yến trong nhà, việc tiếp theo là tuân thủ các hướng dẫn sau để đảm bảo kỹ thuật nuôi yến thành công.
2.1 Cách chăm sóc chim yến
Chuẩn bị nhà nuôi yến đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,… là chưa đủ. Mà bạn còn phải biết cách chăm sóc chim yến để chúng luôn khỏe mạnh. Chỉ khi nào chim yến khỏe mạnh thì mới có thể cho được những tổ yến chất lượng.
Nhìn chung, trong quá trình chăm sóc chim yến thì phòng bệnh được cho là quan trọng nhất. Luôn trang bị cho mình những biện pháp phòng và chữa bệnh hiệu quả cho chim yến để đảm bảo tỷ lệ thành công cao nhất.
Chăm sóc chim yến đúng cách để đàn yến luôn khỏe mạnh, ít bệnh tật
2.2 Chăm sóc chim yến sinh sản
Trong kỹ thuật nuôi chim yến thì chăm sóc chim yến mùa sinh sản là rất quan trọng. Đầu tiên, bạn cần nắm bắt được mùa sinh sản của chim yến rơi vào thời điểm nào. Theo đó, chim yến bắt đầu xây tổ vào khoảng giữa tháng 1 và sẽ đẻ trứng vào cuối tháng 3.
Đặc trưng sinh sản của chim yến là cả chim yến trống và chim yến mái đều cùng nhau làm tổ, ấp trứng và nuôi con. Tổng thời gian của quá trình sinh sản và sinh trưởng (từ khi làm tổ đến khi chim non trưởng thành và bay ra khỏi tổ kiếm ăn) là từ 8 – 10 tháng. Cụ thể như sau:
-
Thời gian làm tổ từ 30 – 80 ngày.
-
Thời gian giao phối và đẻ trứng trong 5 – 8 ngày.
-
Thời gian từ khi ấp đến khi trứng nở là 23 – 30 ngày.
-
Chim non từ khi nở đến khi bay ra khỏi tổ kiếm ăn là trên 40 ngày.
Nếu để chim yến tự ấp trứng tự nhiên thì mỗi năm, một cặp chim yến đẻ khoảng 3 lần, mỗi lần kéo dài 3 – 4 tháng. Trong đó, 1 – 2 tháng để xây tổ, 2 – 2.5 tháng để ấp trứng và nuôi con.
2.3 Thu hoạch tổ yến
Đây tưởng chừng là việc đơn giản, nhưng thực tế thì rất công phu. Bạn cần nắm rõ từng thời điểm thu hoạch tổ yến khi nuôi yến nhân tạo trong nhà. Bởi thời điểm sẽ quyết định cả số lượng và chất lượng của tổ yến. Dưới đây là những thời điểm thích hợp để “hái” tổ yến sào.
Thu hoạch đúng thời điểm vừa không ảnh hưởng đến đàn yến, vừa hái được những tổ yến chất lượng
-
Thu hoạch tổ yến trước khi chim yến sinh sản (đẻ trứng).
-
Thu hoạch tổ yến khi không thể nâng đàn. Nghĩa là chim yến đã làm xong tổ nhưng chưa đẻ trứng. Thu hoạch thời điểm này được gọi là “trộm tổ”, về cơ bản thì tổ yến sẽ không được chất lượng, chưa đủ cấu trúc và kết cấu.
-
Thu hoạch tổ yến khi nâng đàn, áp dụng với nhà yến mới xây. Nếu thu hoạch trong thời điểm này thì phải thực hiện cẩn thận, khéo léo, đúng phương pháp để không ảnh hưởng đến chim yến.
-
Thu hoạch khi chim yến đẻ 2 trứng. Lúc này, tổ yến về cơ bản là dày dặn, cứng cáp, đủ cấu trúc, nói chung là chất lượng cao. Thế nhưng, lại không được khuyến khích lắm vì sẽ ảnh hưởng đến việc sinh trưởng của đàn chim yến.
-
Thu hoạch khi chim non lớn và rời tổ. Đây là thời điểm bạn sẽ thu hoạch được rất nhiều tổ yến sào. Nhưng tổ yến lúc này sẽ có nhiều lông, bụi bẩn và tạp chất. Sẽ mất nhiều thời gian để phân loại và làm sạch tổ yến.
2.4 Phòng bệnh cho chim yến
Nguyên tắc cuối cùng trong kỹ thuật nuôi yến trong nhà chính là phòng bệnh cho chim yến. Dưới sự biến đổi liên tục của môi trường và thời tiết, các loài chim, gia cầm rất dễ mắc bệnh cúm. Đối với chim yến, bệnh thường gặp nhất chính là chân đỏ và sưng tấy. Biểu hiện của bệnh là khi đứng, chim yến thường co một chân lên.
Nguyên nhân gây ra bệnh này là do gen di truyền, chim ít vận động hoặc bị nhiễm ký sinh trùng (mạt, rệp, ve,…). Khi chim mắc bệnh, bạn cần dùng cồn, oxy già để sát khuẩn vết thương. Đồng thời, thực hiện vệ sinh nhà nuôi thường xuyên.
Cần quan sát các dấu hiệu chim yến bệnh để điều trị kịp thời
Tóm lại, nuôi yến không phải là đơn giản, đòi hỏi bạn phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và chi phí. Thậm chí, bạn phải là người có đam mê và thật sự kiên trì, nhẫn nại và ham học hỏi. Có như vậy thì mới đảm bảo tỷ lệ thành công cao, thu hoạch được những tổ yến chất lượng, có giá trị. Hy vọng những điều mà Yến sào Kinh Đô chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích.