Kỹ Thuật Nuôi Lươn Không Bùn Đảm Bảo Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Hiện nay, ở nước ta đã áp dụng nhiều hình thức nuôi nuôi lươn mang lại hiệu quả, như: nuôi lươn trong ao đất, nuôi lươn trong bể xi-măng,… Sau đây, xin giới thiệu đến bà con kỹ thuật nuôi lươn không bùn trong bể không cần nhiều diện tích, dễ nuôi và cho thu nhập cao.

1. Chọn địa điểm, xây dựng bể nuôi lươn không bùn

1.1. Chọn địa điểm

– Chọn vị trí yên tĩnh, ít người qua lại, có bóng mát.

– Nơi có địa thế hơi cao, quang đãng, tránh bão, lụt; nơi có nhiều loại đất khác nhau như đất thịt, đất cát,…

– Nguồn nước phong phú, thuận tiện, chất nước tốt, có độ chênh nhất định để tháo nước.

1.2. Xây dựng bể nuôi

Hình dáng kích thước bể tùy theo qui mô nuôi mà quyết định. Bể nhỏ diện tích từ 10 – 30 m2 là thích hợp, độ sâu 0,7 – 1 m, bể nổi hoặc bể xi măng chìm đều được, chỉ cần nắm vững nguyên tắc không cho lươn bò ra ngoài, dễ đánh bắt, lấy nước và tháo nước dễ.

Có 2 kiểu bể nuôi lươn chủ yếu sau:luon-khong-bun

Bể lót bạt

– Bể bạt được lót trên nền đất bằng phẳng, đổ cát san đều trước khi trải bạt tránh hư hỏng; bờ phải vững chắc, làm bằng đất hoặc bằng gạch.

– Bể hình chữ nhật là thích hợp nhất, chiều cao thành bể so với mực nước trong bể từ 40 – 60 cm.

– Bờ bể  đắp cao có gờ hoặc lưới giăng để tránh lươn vượt bò đi mất, nhất là khi trời mưa.

– Các ống cấp, thoát nước độc lập, nên có ống xả tràn, các ống phải có lưới chắn.

– Nguồn nước được lấy vào bể nuôi phải qua túi lọc.

– Trong bể để giá thể cho lươn trú ẩn, giá thể làm bằng dây nilon, chà (cây bắp, cỏ, cây đậu xanh được phơi khô,…) hoặc bằng các phênh tre, ống nhựa,… Lớp giá thể cao 20 – 30 cm, mực nước trong bể cao bằng lớp giá thể.

– Phía trên bể dùng lưới phong lan che bớt ánh sáng.luon-khong-bun-ky-thuat

Bể xi măng

Có thể tận dụng bể chứa nước, chuồng heo sửa chữa lại để làm bể nuôi lươn. Nếu xây dựng bể nuôi mới thì nên xây nữa nổi, nữa chìm với chiều cao khoảng 0,6 – 1 m, diện tích từ 6 – 20 m2. Bể có dạng hình chữ nhật, chiều rộng 2 – 4 m để dễ dàng chăm sóc.

– Các ống cấp, thoát nước độc lập, nên có ống xả tràn, các ống phải có lưới chắn.

– Nguồn nước được lấy vào bể nuôi phải qua túi lọc.

– Trong bể để giá thể cho lươn trú ẩn, giá thể làm bằng dây nilon, chà (cây bắp, cỏ, cây đậu xanh được phơi khô,…) hoặc bằng các phênh tre, ống nhựa,… Lớp giá thể cao 20 – 30 cm, mực nước trong bể cao bằng lớp giá thể.

– Phía trên bể dùng lưới phong lan che bớt ánh sáng.

2. Chuẩn bị bể nuôi lươn không bùn

Các bước chuẩn bị bao gồm:

– Tháo cạn:

+ Trường hợp bể mới nuôi lần đầu (bể mới xây) cần đưa nước vào vài lần để rửa và kiểm tra nồng độ pH của nước (đối với bể xây phải rửa thật sạch, có thể dùng cây chuối cắt thành khúc nhỏ để ngâm bể cho hết mùi xi măng).

+ Trường hợp bể đã nuôi trước đó thì tiến hành tháo cạn nước, rửa sạch bể.

– Tạc đều vôi bột nơi thành và đáy bể (1 kg vôi bột + 10 lít nước) hoặc chlorin 10 ppm (1 gam trong 1 m3 nước) để diệt mầm bệnh và điều chỉnh độ pH.nuoi-luon

– Phơi nắng 1 – 2 ngày, đưa nước vào đầy bể và ngâm 4 – 5 tiếng, sau đó tháo cạn nước để cấp nước mới vào thả giống.

– Dẫn nước: trước khi thả lươn 2 ngày, cho nước vào bể nuôi đúng mức nước quy định và kiểm tra các điều kiện môi trường đạt yêu cầu mới thả lươn.

+ Nhiệt độ nước: 25 – 270C.

+ pH: 7 – 8 là thích hợp

+ Oxy hòa tan: 2 – 4 mg/lít.