Kỳ 1: Giật mình tuyệt chiêu huy động vốn của Egroup – Kinh tế – Việt Giải Trí

Apax Holdings thuộc Tập đoàn Giáo dục Egroup đã niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán, tạo kênh huy động vốn cho nhóm công ty “thân hữu” khác. Có đôi khi cổ phiếu còn được một số “phù thuỷ” tài chính tận dụng triệt để nhằm hút thêm vốn vay, chấp nhận trả lãi suất cao “cắt cổ”…

Chuyện lạ ở một tập đoàn “nghìn tỉ”

Tháng 9/2008, CTCP Tập đoàn Giáo dục Egroup ra đời từ tiền thân là CTCP Tập đoàn giáo dục Egame do ông Nguyễn Ngọc Thuỷ (Shart Thuỷ), Chủ tịch HĐQT công ty cùng các cộng sự sáng lập. Sau 10 năm hoạt động, Egroup dưới sự lãnh đạo của Shark Thuỷ đã nổi lên trở thành một tập đoàn lớn chuyên về đầu tư tài chính, giáo dục, công nghệ với vốn điều lệ tới 962,5 tỉ đồng.

Tại tập đoàn, ông Nguyễn Ngọc Thuỷ giữ vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc với tỷ lệ sở hữu 35% vốn điều lệ Egroup. Đồng thời ông Thuỷ còn nắm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT tại nhiều công ty như CTCP Đầu tư và phân phối Egame, CTCP Đầu tư Apax Holdings, CTCP Apax English…

Kỳ 1: Giật mình tuyệt chiêu huy động vốn của Egroup - Hình 1

Egroup đẩy mạnh huy động vốn để đầu tư vào chuỗi trung tâm tiếng anh Apax English

Đi liền với sự phát triển nhanh chóng về quy mô vốn của tập đoàn Egroup và số lượng các công ty thành viên, nhu cầu huy động vốn của nhóm doanh nghiệp “họ Egroup” ngày càng đòi hỏi bức thiết hơn.

Trong kế hoạch hút vốn từ thị trường chứng khoán, EGroup đã quyết định đưa “con cưng” đầu tiên – CTCP Đầu tư Apax Holdings niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) với mã IBC. Ngày 25/10/2016, hơn 6,3 triệu cổ phiếu IBC chào sàn HNX, tương ứng mức vốn điều lệ hơn 63 tỉ đồng. Khi mới thành lập năm 2012, Apax Holdings chỉ có vốn vỏn vẹn… 1 tỉ đồng, song trong vòng 4 năm sau, đã tăng vốn gấp 63 lần ngay trước thời điểm niêm yết không lâu.

Video đang HOT

Đáng chú ý, thời điểm chào sàn HNX, giá cổ phiếu IBC chỉ là 5.986 đồng/CP và suốt nhiều tháng sau đó cũng chỉ giao dịch quanh vùng 6.000 đồng/CP với thanh khoản gần như không đáng kể. Chỉ có hai phiên (21/10/2016 và 18/1/2017), khối lượng IBC được giao dịch đạt tổng cộng khoảng 1,7 triệu cổ phiếu. Kể từ đầu tháng 12/2016 đến đầu tháng 4/2017) cổ phiếu IBC bất ngờ gây “bão” trên sàn HNX khi liên tục tăng phi mã từ mức 6.000 đồng/CP lên đỉnh gần 31.000 đồng/CP, tức tăng 517% chỉ trong 4 tháng. Thanh khoản cổ phiếu cũng tăng dần, song khối lượng khớp lệnh thấp, phiên giao dịch lớn nhất cũng chỉ 134.000 cổ phiếu/phiên.

Giới đầu tư đã từng hoài nghi về sự “làm giá” cổ phiếu IBC quá lộ liễu, có thể nhắm tới mục tiêu phát hành cổ phiếu để tăng vốn và kế hoạch chuyển sang sàn HoSE. Thực tế, Apax Holdings đã liên tục phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ và bán cho các cổ đông hiện hữu gồm toàn các cá nhân, trong đó hầu hết là ban lãnh đạo công ty. Vào tháng 12/2016, Apax Holding đã phát hành 25 triệu cổ phiếu bán cho cổ đông chiến lược – CTCP Tập đoàn Giáo dục Egroup, nhờ đó nâng vốn lên hơn 313 tỉ đồng. Hiện, công ty đã có mức vốn 688,8 tỉ đồng, gấp gần 230 lần so với vốn ban đầu và Egroup sở hữu hơn 71,14% cổ phần IBC.

Chưa dừng lại ở mức vốn này, tháng 7/2018, Apax Holdings đã họp ĐHCĐ bất thường để thông qua 2 đợt phát hành tổng cộng 550 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu để tiếp tục tăng vốn nghìn tỉ. Trước đó, công ty đã hoàn thành đợt 1 bán được 207 tỉ đồng trái phiếu cho nhà đầu tư. Số tiền bán trái phiếu dự kiến được dùng để mua cổ phần của 2 công ty có liên quan tới Shark Thuỷ là CTCP Anh ngữ Apax (sở hữu chuỗi trung tâm tiếng anh Apax English) với giá trị là 188,8 tỉ đồng và chi 136,6 tỉ đồng mua cổ phần CTCP Phát triển giáo dục IGarten (mới thành lập ngày 25/11/2016). Còn lại 129,6 tỉ đồng được sử dụng bổ sung vốn, nâng cao năng lực tài chính…

Có thể thấy, Egroup muốn thông qua “con cưng” Apax Holdings đã niêm yết trên sàn để thực hiện huy động tiền cho 2 công ty chưa lên sàn. Nhưng tình hình “sức khoẻ” tài chính, kinh doanh lỗ lãi và nợ nần của 2 công ty này ra sao… vẫn là điều bí ẩn (!?)

Vay tiền qua đường “tiểu ngạch”

Thế nhưng, hoạt động gọi vốn đầu tư của Egroup và nhóm công ty liên quan ông Nguyễn Ngọc Thuỷ còn rất đáng quan sát ở một hình thức khác, có thể nói là “tuyệt chiêu” mà dường như nằm ngoài những cách thức huy động vốn thông thường, hợp lệ được pháp luật cho phép.

Kỳ 1: Giật mình tuyệt chiêu huy động vốn của Egroup - Hình 2

Shark Thuỷ có không ít “tuyệt chiêu” để huy động vốn của nhà đầu tư, chấp nhận trả lãi suất cao

Theo phản ánh của nhà đầu tư, một số người tự xưng là nhân viên của Egroup mời họ đến tham dự các buổi chia sẻ nhóm về cơ hội đầu tư “kiếm tiền siêu lợi nhuận”. Cách thức đầu tư là khách hàng bỏ tiền mua cổ phiếu của Egroup, được hưởng lợi nhuận (nhận lãi suất, cổ phiếu) rất cao.

Để hợp thức hoá việc huy động vốn này, CTCP Đầu tư và Phân phối Egame do ông Nguyễn Ngọc Thuỷ -Chủ tịch HĐQT làm đại diện pháp luật- đã đứng ra ký kết với nhiều nhà đầu tư cá nhân văn bản “Thoả thuận hợp tác chiến lược”. Theo nội dung thoả thuận của một hợp đồng, Egame cam kết như sau: khách hàng A đã sở hữu hơn 18.000 cổ phần Egroup với giá mua gần 38.000 đồng/CP, tổng giá trị chuyển nhượng tương ứng 684 triệu đồng trong thời hạn 1 năm. Hết thời hạn này, khách hàng bán lại cổ phiếu để thu hồi vốn.

Và để thuyết phục khách hàng xuống tiền đầu tư, Egame đưa ra các cam kết lợi tức hấp dẫn, như: sẽ tìm đối tác nhận chuyển nhượng lại cổ phiếu Egroup hoặc công ty sẽ mua lại (trường hợp không tìm được người mua) với giá 42.560 đồng/CP, tức cao hơn 12% so với mức giá mua cổ phần Egroup ban đầu. Khách hàng A còn được tặng thêm 5,35% tổng số cổ phần Egroup sở hữu vào ngày kết thúc hợp đồng.

Ngoài ra, Egame còn thưởng thêm cho khách hàng A bằng cổ phiếu IBC của CTCP Đầu tư Apax Holdings với tỷ lệ 5% nhân tổng giá trị chuyển nhượng, chia cho giá trung bình cổ phiếu IBC…

Nhẩm tính, nhà đầu tư được nhận tổng mức lợi nhuận từ việc “hợp tác đầu tư chiến lược” với Egame là khoảng 22,35% giá trị số tiền đầu tư,cao gấp 3 lần so với lãi suất tiết kiệm ngân hàng cùng kỳ hạn gửi 12 tháng. Có thời điểm công ty còn đưa ra mức lãi suất cao hơn để huy động tiền… Hình thức huy động vốn của Egame đã thu hút khá nhiều người là các khách hàng, đối tác, nhân viên công ty, phụ huynh học sinh tham gia mua cổ phần Egroup để hưởng lợi nhuận cao…

Nhiều nhà đầu tư sau đó còn trở thành cộng tác viên chia sẻ thông tin, lôi kéo thêm những người có tiền nhàn rỗi, cho vay vốn dưới chiêu bài “hợp tác đầu tư cổ phiếu” để kiếm lợi nhuận cao… mà cách thức giống mô hình kinh doanh đa cấp hiện nay.

Một điểm khá lạ là, các khách hàng đã mua cổ phần Egroup nhưng lại phải chấp nhận uỷ quyền toàn bộ về quyền cổ đông đối với cổ phiếu này như quyền biểu quyết, cổ tức phát sinh… cho công ty Egame. Nói cách khác, nhà đầu tư đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng, hàng tỉ đồng để mua cổ phần Egroup nhưng quyền lực thực sự của “những người chủ doanh nghiệp” lại nằm trong tay của Egame – nơi mà ông Nguyễn Ngọc Thuỷ cũng giữ vị trí Chủ tịch HĐQT.

Liệu rằng cách thức Egame đang huy động vốn kiểu “hợp tác đầu tư chiến lược” vào cổ phiếu của Egroup và trả lãi bằng chênh lệch giá cổ phiếu, tặng cổ phiếu IBC… có đúng quy định pháp luật hay không, là điều rất cần được làm sáng tỏ?

Theo Kinh tế môi trường

SHB áp dụng lãi suất huy động cao nhất lên tới 8,5%/năm

Với các khoản tiền trên 500 tỷ đồng, khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm tại SHB sẽ được hưởng lãi suất từ 7,4 – 8,5%/năm tùy theo kỳ hạn từ 6 đến trên 12 tháng.

SHB áp dụng lãi suất huy động cao nhất lên tới 8,5%/năm - Hình 1

SHB áp dụng lãi suất huy động cao nhất lên tới 8,5%/năm

Theo biểu lãi suất huy động công bố trên website chính thức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), các khoản tiền từ dưới 2 tỷ đồng, lãi suất dao động từ 5,3 – 5,5%/năm đối với kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng.
Gửi tiền tiết kiệm từ 6 đến dưới 9 tháng tại SHB, khách hàng được hưởng lãi suất 6,8%/năm; mức lãi suất cho kỳ hạn từ 9 tháng đến dưới 12 tháng cao hơn mức lãi kể trên 0,1%/năm.
Đối với kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên, lãi suất áp dụng hiện nay tại SHB từ 7 – 7,4%/năm.
Đối với các khoản tiền từ 2 tỷ đồng trở lên và gửi kỳ hạn từ 6 tháng, lãi suất huy động cao hơn các mức kể trên 0,1%/năm, tức từ 6,9 – 7,5%/năm tùy từng kỳ hạn.

Đặc biệt, với các khoản tiền trên 500 tỷ đồng, khách hàng cá nhân được hưởng lãi suất từ 7,4 – 8,5%/năm tương ứng với kỳ hạn từ 6 đến trên 12 tháng.

Từ nay đến hết 10/8/2019, SHB triên khai chương trình ưu đãi “Đón nắng vàng – Hè rộn ràng” danh cho các khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm với hơn 23.000 quà tặng hấp dẫn giá trị lên tới hơn 4 tỷ đồng.
Trong thời gian diễn ra chương trình, chỉ với số tiền gửi tối thiểu 10 triệu đồng, khách hàng sẽ được tham gia quay số trúng thưởng ngay tại quầy và có cơ hội trúng nhiều giải thưởng hấp dẫn là voucher du lịch hoặc sổ tiết kiệm SHB trị giá 30.000.000 đồng, vàng SJC cùng nhiều phần quà du lịch thiết thực như vali, balo, áo mưa, thẻ điện thoại…

Theo bnews.vn