Kinh tế vĩ mô tác động lên doanh nghiệp khởi nghiệp ra sao?

Các chủ doanh nghiệp khởi nghiệp cần chú ý chi tiết vào sự biến đổi của nền kinh tế vĩ mô chính vì sự khó lường trước được sự thay đổi của nó có thể mang lại những khuyết điểm tiềm tàng cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cần chú ý đến khía cạnh nào trong môi trường rộng lớn như thế là còn phụ thuộc vào ngành nghề mà các chủ công ty khởi nghiệp đã đăng kí.

Do đó, bài viết dưới đây sẽ giải thích các yếu tố của nền kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường Việt Nam đã và đang tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ công ty khởi nghiệp nhằm trợ giúp các quý doanh nghiệp có thể xem xét các yếu tố đó là có lợi hay hại cho công ty mình rồi từ đó họ có thể lên kế hoạch phòng ngừa những rủi ro đó nếu nó có hại hoặc chuẩn bị các chiến dịch hỗ trợ các hoạt động mang tính xây dựng cho doanh nghiệp nếu nó có lợi.

Tầm ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khởi nghiệp 1Tầm ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khởi nghiệp 1

1)   Định nghĩa của nền kinh tế vĩ mô:

Tầm ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khởi nghiệp 2Tầm ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khởi nghiệp 2

Nền kinh tế vĩ mô được hiểu ngắn gọn là một bộ môn khoa học nghiên cứu, phân tích, và lựa chọn về các vấn đề kinh tế tổng thể của toàn bộ nền kinh tế.

Đối tượng nghiên cứu mà bộ môn kinh tế vĩ mô này nhắm tới bao gồm bình quân thu nhập đầu người (GDP), tỉ lệ thất nghiệp, cơ chế hoạt động của nền kinh tế, mức sử dụng lao động, giá cả và sự biến đổi của chúng.

2)   Môi trường kinh tế vĩ mô tác động lên các doanh nghiệp khởi nghiệp gồm bao nhiêu thành phần:

Chính vì môi trường kinh tế vĩ mô là một tập hợp những nhân tố ngoài doanh nghiệp tạo ra sự biến đổi có thể là trực hoặc gián tiếp lên năng suất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thế nên, các chủ doanh nghiệp cần phải xem xét kĩ lưỡng các yếu tố nằm ngoài môi trường kinh doanh của mình để có thể dự đoán trước được kịch bản thay đổi của nó ảnh hưởng lên ngành nghề đăng ký của mình như thế nào để rồi từ đó đề ra những biện pháp nhằm ứng phó kịp thời với những sự thay đổi đó.

a)   Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng lên các doanh nghiệp khởi nghiệp trong nền kinh tế vĩ mô:

Có thể được xem là một trong những nhân tố mang tính quyết định đến sự thành công hay thất bại của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các chủ doanh nghiệp khởi nghiệp cần chú ý rằng hai khái niệm phát triển và tăng trưởng kinh tế là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, cụ thể là:

  • Tăng trưởng kinh tế về mặt cơ bản đó là sự tăng thêm về quy mô số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ được sản xuất ra trong một thời kì nhất định. Do đó, để tính toán được sự tăng trưởng kinh tế, sự so sánh giữa mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế của thời kỳ trước với thời kỳ đầu là thật sự cần thiết mặc dù nó vẫn có thể được tính dưới dạng mức tăng phần trăm (%), bình quân trong một giai đoạn hoặc tuyệt đối hàng năm.
  • Phát triển kinh tế thì được định nghĩa dưới dạng một quá trình lớn lên về mọi mặt của nền kinh tế trong khoảng thời gian nhất định bao gồm cả tăng trưởng kinh tế kèm với sự tiến bộ về mặt cơ cấu kinh tế – xã hội. Do bản chất khái quát chung của lên mọi sự chuyển biến kinh tế của xã hội đã dẫn tới việc các nhà kinh tế học đã phải phân tích nó qua các mức độ khác nhau: kém phát triển, đang phát triển, và phát triển.

Các chủ doanh nghiệp cũng cần lưu ý rằng bên trong yếu tố kinh tế này cũng có những nhân tố nhỏ tạo nên lực đẩy lớn cho cả một môi trường kinh doanh. Do đó, họ cần phải xem xét kĩ những đại lượng gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng nền kinh tế hiện nay bao gồm:

  • Chỉ tiêu GDP: là toàn bộ sản phẩm hoặc dịch vụ mới được tạo ra hàng năm trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
  • Chỉ tiêu GNP: là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng mà tất cả công dân một nước tạo ra bất kể trong phạm vi nội hay ngoại.
  • Chỉ tiêu NNP: là giá trị còn lại của tổng sản phẩm quốc dân sau khi trừ đi giá trị khấu hao trong kỳ.
  • Chỉ tiêu NDI: là phần thu nhập ròng sau khi trừ đi cho thuế gián thu, thuế trực thu và trợ cấp.
  • Chỉ tiêu GDP/người hoặc GNP/người: là thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia.

b)   Các nhân tố luật pháp và quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế vĩ mô:

Yếu tố luật pháp tác động lên các doanh nghiệp khởi nghiệpYếu tố luật pháp tác động lên các doanh nghiệp khởi nghiệp

Bên cạnh việc tạo ra một môi trường có tính cạnh tranh cao thì việc tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh thông qua việc tạo lập, thúc đẩy ý chí tăng trưởng và phát triền kinh tế cho toàn dân tộc; duy trì sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô; duy trì những quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường bao gồm quy luật cung cầu, cạnh tranh, giá trị, …; và bảo đảm sự cân đối cơ cấu tích lũy vốn trong và ngoài nước cũng là một trong những vấn đề đáng lưu tâm và là một trong những nghĩa vụ đối với bên ban hành luật pháp và thể chế chính trị.

Ngoài ra, nhiệm vụ việc ban hành hệ thống pháp luật liên quan đến xử lý các hành vi mang tính thù hằn, phá hoại và phản động kèm với những biện pháp kiểm soát nền các yếu tố nguồn lực, buộc phải có tính thực tiễn và chất lượng cao cũng là một trong những nhiệm vụ cần phải thực hiện để duy trì được một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, có đủ điều kiện phát triển, xây dựng mối quan hệ vững chắc cho phía chủ doanh nghiệp.

Từ đó, có thể kết luận được rằng mối quan hệ giữa vai trò của chính phủ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường là mối quan hệ cộng sinh.

c)    Các nhân tố kỹ thuật – công nghệ tác động lên các chủ doanh nghiệp khởi nghiệp trong nền kinh tế vĩ mô:

Chính vì sự chuyển giao mạnh mẽ của các chủ doanh nghiệp khởi nghiệp trong việc cách tân các biện pháp xây dựng doanh nghiệp truyền thông qua hình thức trực tuyến kèm với xu thế toàn cầu hóa của nền kinh tế thị trường nhằm mục đích kích thích ước mơ của các chủ doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm mục đích duy trì tính cạnh tranh của thị trường đã dẫn tới một sự thật không đó là các yếu tố công nghệ làm thuận tiện hóa các quy trình đầu vào của doanh nghiệp đóng một vai trò không thể thiếu sót đối với các chủ doanh nghiệp có nhu cầu muốn tiết kiệm chi phí trong những khoản thời gian đầu.

Không những thế mà còn do bản chất vốn dĩ đã cạnh tranh gay gắt của thị trường kinh tế Việt Nam nên điều đó đã kích thích sự sáng tạo, khả năng nhanh nhẹn và độ nhạy bén của các nhà khởi nghiệp qua việc cập nhật những kiến thức mới trên trên các trang mạng kiến thức chuyên môn lẫn cài đặt những ứng dụng công nghệ đó vào các quy trình duy trì sản xuất kinh doanh để có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt lẫn nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh.

d)   Các yếu tố tự nhiên đối với các chủ doanh nghiệp khởi nghiệp trong môi trường kinh tế vĩ mô:

Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến doanh nghiệp khởi nghiệpCác yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến doanh nghiệp khởi nghiệp

Có thể được hiểu là các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên có thể vận dụng vào các khâu quy trình sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau gồm có xăng, dầu, đất đai, địa hình, … cùng với lại các yếu tố tự nhiên không thể kiểm soát được bao gồm thời tiết, khí hậu, …

Chính vì bản chất không thể kiểm soát về các yếu tố tự nhiên do đó các chủ doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ các cơ hội kinh doanh dẫn tới các doanh thu trong mỗi năm phụ thuộc vào mùa, đặc biệt là khi ngành nghề kinh doanh của họ chịu nhiều ảnh hưởng bởi yếu tố này.

e)   Các nhân tố văn hóa – xã hội lên các chủ doanh nghiệp khởi nghiệp trong môi trường kinh tế vĩ mô:

Yếu tố văn hóa đẩy nền kinh tế vĩ mô tác động đến các doanh nghiệp khởi nghiệpYếu tố văn hóa đẩy nền kinh tế vĩ mô tác động đến các doanh nghiệp khởi nghiệp

Nguyên do mục đích chính của các doanh nghiệp khởi nghiệp thâm nhập vào thị trường với nhằm để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình kèm với quy luật cung cầu đã dẫn tới sự kích thích về nhu cầu của xã hội ngày nay về các dịch vụ lẫn sản phẩm chất lượng hơn.

Điều đó đã dẫn tới thêm những kết quả khác đó là từ sự thỏa mãn của người dùng về một chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định đã cung cấp cho phía doanh nghiệp những thông tin liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của họ, nhân khẩu học của khách hàng (sở thích, thu nhập, giới tính, độ tuổi, động cơ, hành vi mua sắm, …), và đội ngũ lao động dồi dào nhằm chủ doanh nghiệp có thể phát hiện lỗi sai và kịp thời cải cách đồng thời tiếp tục phát huy điểm mạnh của mình.

3)   Đặc điểm của nền kinh tế vĩ mô:

Chính vì mối quan hệ giữa các yếu tố đẩy trong môi trường nền kinh tế vĩ mô với các chủ doanh nghiệp khởi nghiệp ngày nay là mối quan hệ cộng sinh.

Do đó, một vài đặc điểm của nền kinh tế vĩ mô có thể được suy luận như sau:

  • Luôn ảnh hưởng gián tiếp đến doanh nghiệp ở khía cạnh hoạt động và kết quả của nó.
  • Có mối quan hệ tương tác qua lại với nhau .
  • Có ảnh hưởng đến các ngành, lĩnh vực khác nhau.

4)   Thực trạng nền kinh tế vĩ mô trong năm 2020:

Nền kinh tế vĩ mô ngày nay đối với các doanh nghiệp khởi nghiệpNền kinh tế vĩ mô ngày nay đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp

Chính vì sự thúc đẩy mạnh mẽ của ngành sản xuất cùng với tốc độ mở rộng quy mô kinh doanh của ngành phục vụ đã dẫn tới sự công nhận từ các chuyên gia là một trong những quốc gia có nền tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với con số thống kê là 7.02% của GDP.

Không những thế rủi ro kinh tế trong ngành sản xuất cũng đã được kiểm soát là nhờ có sự gia tăng của các nhu cầu nội địa kèm với sự bùng nổ về số lượng khách đi du lịch đã hấp thụ được sự tăng trưởng thương mại cũng như vốn FDI.

Điều đó đã dẫn tới sự đầu tư lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài mặc dù nền kinh tế thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều yếu tố vĩ mô cần xem xét đó là sự sụt giảm của tốc độ tăng trưởng GDP còn 6.6% và lạm phát thì tăng lên tới 3.8% trong năm 2020 bắt nguồn từ sự thặng dư trong thương mại giữa Việt Nam với Mỹ.

Từ đó, các chuyên gia tại Việt Nam đã khẳng định lại rằng Việt Nam cần phải tiếp tục nỗ lực trong việc tìm ra những giải pháp đồng thời ngăn chặn các hành vi nhập khẩu gian dối vào các thị trường Mỹ để có thể được sự cho phép các ủy ban trong hiệp định thương mại cùng với dòng vốn FDI dồi dào.

Bài viết trên đã lý giải được các thành phần đẩy đến sự biến đổi trong nền kinh tế vĩ mô tại thị trường Việt Nam lên các doanh nghiệp vừa và nhỏ lẫn cung cấp cho phía chủ doanh nghiệp khởi nghiệp biết được rằng họ bị yếu tố nào chi phối để rồi từ đó họ có thể đề ra những chính sách hoặc điều chỉnh lại hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để có thể tối ưu hóa năng suất của mình trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày nay.