Kinh tế nông nghiệp
Trình duyệt của bạn không hỗ trợ HTML5 video.
Thông tin chung
– Tên ngành: Kinh tế nông nghiệp
– Mã ngành tuyển sinh: 7620115
– Phương thức xét tuyển:
+ Tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển (Phương thức 1)
+ Xét tuyển điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT (Phương thức 2)
+ Xét tuyển điểm học bạ THPT (Phương thức 3)
+ Xét tuyển thẳng vào học Bồi dưỡng kiến thức (Phương thức 6)
– Tổ hợp xét tuyển: Toán-Lý-Hóa (A00); Toán-Lý-Tiếng Anh (A01); Toán-Văn-Hóa (C02); Toán-Văn-Tiếng Anh (D01).
– Tên ngành được in trên bằng tốt nghiệp và bảng điểm
Giới thiệu ngành đào tạo
Chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế Nông nghiệp thuộc Khoa Kinh tế được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu và phát triển ngành nông nghiệp với sự ứng dụng công nghệ 4.0 theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng.
Chương trình đào tạo nhằm trang bị cho người học các kiến thức cần thiết phục vụ cho hoạt động nghiên cứu kinh tế và hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp. Sinh viên còn được trang bị các kỹ năng phân tích kinh tế để giải quyết các vấn đề và tình huống phát sinh trong hoạt động nghiên cứu và kinh doanh để khai thác và sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế nông nghiệp đã được tổ chức ASEAN University Network (AUN) kiểm định chất lượng và chứng nhận đạt chuẩn đào tạo của các nước ASEAN nên bằng cử nhân Kinh tế nông nghiệp được công nhận chung trong khu vực.
Vị trí việc làm
Cử nhân ngành kinh tế nông nghiệp có thể làm việc ở các vị trí sau:
– Nhân viên/ Cán bộ quản lý kinh tế/Chuyên viên nghiên cứu: ở các cơ quan ban ngành các cấp; làm việc trong các tổ chức, các chương trình/dự án kinh tế – xã hội trong khu vực nông nghiệp, nông thôn.
– Nghiên cứu viên và giảng viên: nghiên cứu và giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học, và các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc như tham gia nghiên cứu và giảng dạy các học phần liên quan đến phân tích định lượng, kinh tế học và kinh tế học ứng dụng trong nông nghiệp;
– Nhân viên/ Quản lý trong các tổ chức kinh tế: tại các tổ chức kinh tế, đặc biệt là, các doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông nghiệp;
– Chuyên viên tư vấn trong các dự án về nông nghiệp và phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo.
– Ngoài ra, Cử nhân ngành kinh tế nông nghiệp có thể tự tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
Nơi làm việc
– Các loại hình doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt các công ty kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại nông sản và dịch vụ nông nghiệp.
– Các phòng thuộc các sở, ban, ngành có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các cấp, Liên minh Hợp tác xã và các hợp tác xã nông nghiệp.
– Các chương trình, dự án của chính phủ, phi chính phủ và các tổ chức quốc tế về nông nghiệp và phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo
– Các viện, trường cao đẳng, và đại học.
→ Chuẩn đầu ra