Kinh tế hợp tác xã trong bối cảnh Việt Nam hiện nay và kiến nghị sửa đổi Luật Hợp tác xã

Tóm tắt: Hợp tác xã được hiểu là hội của những người kết nhóm lại với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu, nguyện vọng kinh tế, xã hội và văn hoá thông qua một doanh nghiệp được họ cùng nhau làm chủ và quản lý một cách dân chủ. Mục tiêu chính của hợp tác xã là bằng các hoạt động kinh doanh của mình bảo đảm sự sinh tồn của các thành viên và của cộng đồng những người yếu thế; mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận là mục tiêu phụ. Tuy nhiên, tồn tại và phát triển trong lòng kinh tế thị trường, hợp tác xã, vốn mang đầy đủ đặc tính của một thực thể kinh doanh, tự nhiên nắm bắt và đi theo xu hướng tìm kiếm lợi nhuận. Người hoạch định chính sách và người làm luật ghi nhận xu hướng đó, được cho là hợp với các quy luật phát triển của kinh tế thị trường. Bởi vậy, cần thiết phải xác định đúng bản chất của hoạt động kinh tế dựa trên sự hợp tác mang ý nghĩa đoàn kết xã hội trong bối cảnh kinh tế thị trường; từ đó, xây dựng khung pháp lý cho sự hình thành và phát triển của thực thể kinh tế gọi là hợp tác xã nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thành phần kinh tế này trên cơ sở hài hoà lợi ích, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung.  

Từ khoá: Hợp tác xã, kinh tế tập thể, xã viên, nguyên tắc Rochdale, kinh tế thị trường.

Abstract: A cooperative is an autonomous association of persons united voluntarily to meet their common economic, social and cultural needs and aspirations through a jointly owned and democratically controlled enterprise. Created in the context of a fierce conflict of interest between rich capitalist owners and employees and self-employed workers with little capital, co-operatives are said to be business of the weak, based on solidarity and democratic cooperation. The main objective of the cooperative is by its business activities to ensure the survival of its members and the community of the disadvantaged; profit-seeking goal is a secondary goal. However, existing and developing in the heart of the market economy, cooperatives, with the characteristics of a business entity, naturally capture and follow the trend of seeking profit. Policy makers and legislators recognize that trend, which is said to be accordance with the development of the market economy. Therefore, it is necessary to correctly determine the nature of economic activities based on social solidarity in the context of the market economy, thereby building a legal framework for the formation and development of an economic entity called a cooperative on the basis of harmonization of interests, and by the way promoting socio-economic development in general.

Keywords: Cooperative; social economy; cooperator; Rochdale principles; market economy.