Kinh tế Trung Quốc: Thành tựu năm 2021 và thách thức năm 2022
BNEWS
Mặc dù Trung Quốc khép lại năm 2021 với tốc độ tăng trưởng đầy ấn tượng 8,1%, song nước này vẫn phải đối mặt với nỗi lo tiềm tàng khi tỷ lệ sinh tiếp tục giảm và thách thức đối với nền kinh tế.
Trung Quốc khép lại năm 2021 với tốc độ tăng trưởng đầy ấn tượng 8,1%. Tuy nhiên, bên cạnh đó là nỗi lo tiềm tàng khi tỷ lệ sinh tiếp tục suy giảm và nền kinh tế đối diện với nhiều thách thức và sức ép. Các chuyên gia Trung Quốc đã có những đánh giá, nhận định liên quan đến vấn đề này dưới bốn khía cạnh.
Thành tựu tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
Ngày 17/1, Cục thống kê quốc gia đã công bố báo cáo kinh tế Trung Quốc năm 2021. Số liệu cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2021 của Trung Quốc đạt 114.367 tỷ nhân dân tệ (NDT), đột phá ngưỡng 110.000 tỷ NDT. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,1%, hoàn thành mục tiêu dự kiến trên 6% của cả năm.
Theo Trưởng bộ phận nghiên cứu của Ngân hàng Dân sinh Trung Quốc (CMBC) Ôn Bân, về tổng thể, phát triển kinh tế và phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc duy trì vị trí đầu toàn cầu trong năm 2021, các chỉ tiêu chủ chốt đều được thực hiện.
Trong khi đó, cựu kinh tế trưởng của Cục thống kê quốc gia Trung Quốc Diêu Cảnh Nguyên cho rằng kinh tế Trung Quốc đã có câu trả lời tích cực. Mặc dù đối diện với nhiều vấn đề, khó khăn và thách thức phức tạp đan xen nhau, nhưng nền kinh tế vẫn đạt được những thành tựu tốt trong năm 2021, các chỉ tiêu chủ chốt hoàn thành vượt kỳ vọng, hơn nữa tràn đầy động lực và sức sống nội sinh.
Ông Diêu Cảnh Nguyên nhấn mạnh, đánh giá tình hình kinh tế chủ yếu cần xem xét bốn chỉ tiêu lớn. Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế 8,1% là mức tăng trưởng vượt kỳ vọng, đứng đầu trong số các nền kinh tế chủ chốt trên thế giới.
Thứ hai, về việc làm, sức ép việc làm năm 2021 tương đối lớn, song cả năm ghi nhận tăng thêm 12,69 triệu việc làm mới ở khu vực thành thị, vượt mục tiêu đặt ra là trên 11 triệu. Tỷ lệ thất nghiệp trung bình cả năm ở khu vực thành thị là 5,1%, thấp hơn mục tiêu đạt ra là khoảng 5,5%.
Thứ ba, giá cả hàng hóa. Hiện nay lạm phát trên toàn thế giới đang diễn biến khá nghiêm trọng, lạm phát của Mỹ tăng lên mức cao nhất trong 40 năm qua, nhưng vật giá của Trung Quốc vẫn duy trì ở mức thấp, ổn định, năm 2021 tăng 0,9%, hoàn thành mục tiêu kiểm soát ở mức 3%.
Thứ tư, cán cân thanh toán quốc tế. Năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại hàng hóa vượt 39.000 tỷ NDT, (tương đương 6.050 tỷ USD) tốc độ tăng trưởng đạt 21,4%, cao nhất từ trước đến nay. Dự trữ ngoại hối 3.250,2 tỷ USD, giữ vững vị trí số một thế giới.
Thách thức trong năm 2022
Theo ông Ôn Bân, xét về xu thế, GDP bốn quý năm 2021 lần lượt tăng trưởng so với cùng kỳ là 18,3%, 7,9%, 4,9% và 4%, thể hiện rõ áp lực suy giảm của nền kinh tế tăng lên đáng kể. Những thách thức đối với phát triển kinh tế năm 2022 vẫn không hề ít, tính không xác định của kinh tế toàn cầu khá nhiều, lạm phát tiếp tục gia tăng, sự chuyển hướng chính sách của các nước phát triển có thể dẫn đến trạng thái mất cân bằng phục hồi và cú sốc biến động lớn hơn, đây là ba sức ép nặng nề đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.
Ông Diêu Cảnh Nguyên cho rằng Hội nghị công tác kinh tế Trung ương nhấn mạnh, phát triển kinh tế của Trung Quốc hiện đối diện với ba sức ép nặng nề bao gồm nhu cầu thu hẹp, cú sốc nguồn cung và kỳ vọng suy yếu. Trong quá trình vận hành tổng thể của nền kinh tế quốc dân, tăng trưởng của nhu cầu bên trong yếu hơn nhu cầu bên ngoài, lợi nhuận của các doanh nghiệp trung và hạ nguồn thấp hơn thượng nguồn, khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ lớn hơn doanh nghiệp vừa và lớn.
Để ứng phó với xu thế này, ông Ôn Bân kiến nghị cần mở rộng hơn nữa nhu cầu bên trong và ổn định nhu cầu bên ngoài để đảm bảo nền kinh tế vận hành trong không gian hợp lý. Về mặt chính sách, các chính sách hỗ trợ tăng trưởng trên nhiều mặt lần lượt ban hành thực hiện, những chính sách dự kiến mang lại hiệu quả rõ ràng như giảm thuế và phí, hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc… đã thực hiện có triển vọng phát huy tác dụng.
Giai đoạn tiếp theo, chính sách vĩ mô cần phải hình thành hợp lực lớn hơn, một mặt trên cơ sở vận dụng tốt các chính sách đã ban hành, vẫn cần phải đưa ra những chính sách mang tính kết cấu dưới nhiều hình thức để cung cấp sự hỗ trợ chính xác vào những thời điểm then chốt như áp lực suy giảm kinh tế gia tăng, các lĩnh vực trọng điểm và mắt xích yếu kém gặp khó khăn. Mặt khác, cần phải ứng phó tốt với các rủi ro và cú sốc bên ngoài lẫn bên trong, tạo môi trường an toàn và ổn định để phục hồi kinh tế.
Hướng đi của “cỗ xe tam mã”
Với tư cách là “cỗ xe tam mã” thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu đạt những kết quả khác nhau trong năm 2021, trong đó xuất khẩu là điểm sáng nổi bật nhất.
Năm 2021, chi tiêu tiêu dùng cuối cùng, tích lũy tài sản cố định gộp, xuất khẩu ròng hàng hóa và dịch vụ lần lượt thúc đẩy kinh tế tăng trưởng 5,3, 1,1 và 1,7 điểm phần trăm, tỷ lệ đóng góp đối với tăng trưởng kinh tế lần lượt là 65,4%, 13,7% và 20,9%.
Trong quý IV, chi tiêu tiêu dùng cuối cùng, tích lũy tài sản cố định gộp, xuất khẩu ròng hàng hóa và dịch vụ lần lượt thúc đẩy kinh tế tăng trưởng 3,4, -0,5 và 1 điểm phần trăm, tỷ lệ đóng góp đối với tăng trưởng kinh tế lần lượt là 85,3%, -11,6% và 26,4%.
So với những năm trước khi dịch bệnh bùng phát, tỷ lệ đóng góp của xuất khẩu ròng tăng mạnh, tỷ lệ đóng góp của tiêu dùng tăng nhẹ, trong khi tỷ lệ đóng góp của đầu tư suy giảm đáng kể, nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu bên ngoài mạnh đã thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc duy trì tăng trưởng tương đối cao.
Xét về ngắn hạn, nhiều nơi tập trung công bố kế hoạch và khởi công các dự án lớn nên dự kiến đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ tăng tốc trong năm nay. Xét về xu thế, tiêu dùng tháng 12/2021 chỉ tăng 1,7%, gần đây tình hình dịch bệnh tái phát ở nhiều địa phương khác nhau. Trong nước đã phát hiện các ca nhiễm biến thể Omicron, điều này sẽ gây nên hạn chế nhất định đối với hoạt động tiêu dùng dịch vụ, tiêu dùng trực tiếp.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Trương Kiến Bình, Phó Chủ nhiệm Ủy ban học thuật của Viện nghiên cứu hợp tác kinh tế và thương mại quốc tế thuộc Bộ Thương mại đánh giá, số liệu ngoại thương là một trong những số liệu kinh tế vĩ mô nổi bật nhất của năm 2021.
Năm 2022, ngoại thương của Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định nhờ sự hỗ trợ chính sách. Mặc dù đối diện với nhiều thách thức như dịch bệnh, giá hàng hóa chiến lược và nguyên vật liệu tăng cao, giá vận tải biển quốc tế khá cao, hệ số cơ sở cao…, nhưng dự kiến “cỗ xe” thương mại năm nay vẫn có triển vọng duy trì đóng góp tăng trưởng tích cực đối với tổng thể nền kinh tế.
Tình trạng tỷ lệ sinh giảm
Trong báo cáo kinh tế năm 2021, vấn đề dân số nhận được sự quan tâm nhiều hơn. Theo số liệu, năm 2021, dân số tăng 480.000 người so với cuối năm trước. Cả năm ghi nhận 10,62 triệu trẻ em ra đời, số lượng trẻ em sinh ra tiếp tục sụt giảm.
Phùng Văn Mạnh, Chủ nhiệm văn phòng nghiên cứu thuộc Ban nghiên cứu phát triển xã hội của Trung Tâm nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc, cho rằng, số lượng trẻ em ra đời tiếp tục suy giảm trong năm 2021.
Nguyên nhân dài hạn thứ nhất là cùng với những thay đổi như thời gian học tập và tỷ lệ việc làm của người dân nâng cao, tiến trình đô thị hóa, sự phát triển của dịch vụ xã hội…, nên quan niệm của người dân về gia đình, hôn nhân, sinh con… cũng xuất hiện sự thay đổi sâu sắc khiến cho mong muốn sinh con và tỷ lệ sinh giảm đáng kể so với trước đây.
Hai là, số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh nở suy giảm, hệ quả mang lại là dân số sinh tự nhiên cũng sụt giảm theo. Theo thống kê, năm 2021, số phụ nữ trong độ tuổi sinh nở từ 15-49 tuổi giảm khoảng 5 triệu người so với năm trước.
Xét về nguyên nhân ngắn hạn, một là do ảnh hưởng của dịch bệnh, một số người cho rằng đến bệnh viện không thuận tiện nên chủ động tránh sinh nở trong thời gian dịch bệnh nếu không gấp gáp. Trong bối cảnh áp lực suy giảm kinh tế tương đối lớn, điều kiện kinh tế của nhiều người có sự thay đổi, ảnh hưởng đến quyết định sinh con, trì hoãn kế hoạch có con.
Ông Phùng Văn Mạnh nhấn mạnh, cần phải ban hành các biện pháp có tính mục đích để giảm nhẹ xu hướng dân số sinh giảm, cần có sự nỗ lực của nhiều phía, thông qua việc khởi xướng quan niệm và ban hành chính sách hỗ trợ để đảo ngược khuynh hướng giá trị không muốn kết hôn và sinh con, thúc đẩy giới trẻ kết hôn và sinh con, xây dựng xã hội hài hòa giữa hôn nhân và sinh nở.
Ngoài ra, phải nỗ lực xóa bỏ ảnh hưởng của dịch bệnh đối với sinh nở, các địa phương phải cung cấp dịch vụ tốt hơn và thuận tiện hơn đối với các yêu cầu y tế như chuẩn bị mang thai, khám thai…, đảm bảo dịch vụ an toàn, tiện lợi, kịp thời, xóa bỏ lo lắng của mọi người…, giúp giới trẻ không vì ảnh hưởng của dịch bệnh mà trì hoãn việc sinh con.
Đồng thời, chính sách kinh tế cần tăng cường hỗ trợ hơn nữa đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kích thích sức sống của khu vực này để gia tăng cơ hội việc làm, thu hút nhiều hơn việc làm, từ đó cải thiện tình hình thu nhập của người dân.
Bên cạnh đó, tăng cường hỗ trợ chính sách xã hội đối với những nhân viên gặp khó khăn về việc làm, tăng cường an sinh xã hội và trợ cấp xã hội để tạo sự an tâm đối với việc sinh con./.
Ông Diêu Cảnh Nguyên kiến nghị, năm 2022 cần phải mở rộng nhu cầu trong nước, đặc biệt cần xem mở rộng tiêu dùng trong nước là một đột phá khẩu trọng điểm, cần nghiên cứu toàn diện cách thức mở rộng tiêu dùng, cần phát huy tác dụng mang tính nền tảng của tiêu dùng đối với phát triển kinh tế, thúc đẩy tiêu dùng chuyển từ thu hẹp sang mở rộng.Trương Kiến Bình, Phó Chủ nhiệm Ủy ban học thuật của Viện nghiên cứu hợp tác kinh tế và thương mại quốc tế thuộc Bộ Thương mại đánh giá, số liệu ngoại thương là một trong những số liệu kinh tế vĩ mô nổi bật nhất của năm 2021.Năm 2022, ngoại thương của Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định nhờ sự hỗ trợ chính sách. Mặc dù đối diện với nhiều thách thức như dịch bệnh, giá hàng hóa chiến lược và nguyên vật liệu tăng cao, giá vận tải biển quốc tế khá cao, hệ số cơ sở cao…, nhưng dự kiến “cỗ xe” thương mại năm nay vẫn có triển vọng duy trì đóng góp tăng trưởng tích cực đối với tổng thể nền kinh tế.Trong báo cáo kinh tế năm 2021, vấn đề dân số nhận được sự quan tâm nhiều hơn. Theo số liệu, năm 2021, dân số tăng 480.000 người so với cuối năm trước. Cả năm ghi nhận 10,62 triệu trẻ em ra đời, số lượng trẻ em sinh ra tiếp tục sụt giảm.Phùng Văn Mạnh, Chủ nhiệm văn phòng nghiên cứu thuộc Ban nghiên cứu phát triển xã hội của Trung Tâm nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc, cho rằng, số lượng trẻ em ra đời tiếp tục suy giảm trong năm 2021.Nguyên nhân dài hạn thứ nhất là cùng với những thay đổi như thời gian học tập và tỷ lệ việc làm của người dân nâng cao, tiến trình đô thị hóa, sự phát triển của dịch vụ xã hội…, nên quan niệm của người dân về gia đình, hôn nhân, sinh con… cũng xuất hiện sự thay đổi sâu sắc khiến cho mong muốn sinh con và tỷ lệ sinh giảm đáng kể so với trước đây.Hai là, số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh nở suy giảm, hệ quả mang lại là dân số sinh tự nhiên cũng sụt giảm theo. Theo thống kê, năm 2021, số phụ nữ trong độ tuổi sinh nở từ 15-49 tuổi giảm khoảng 5 triệu người so với năm trước.Xét về nguyên nhân ngắn hạn, một là do ảnh hưởng của dịch bệnh, một số người cho rằng đến bệnh viện không thuận tiện nên chủ động tránh sinh nở trong thời gian dịch bệnh nếu không gấp gáp. Trong bối cảnh áp lực suy giảm kinh tế tương đối lớn, điều kiện kinh tế của nhiều người có sự thay đổi, ảnh hưởng đến quyết định sinh con, trì hoãn kế hoạch có con.Ông Phùng Văn Mạnh nhấn mạnh, cần phải ban hành các biện pháp có tính mục đích để giảm nhẹ xu hướng dân số sinh giảm, cần có sự nỗ lực của nhiều phía, thông qua việc khởi xướng quan niệm và ban hành chính sách hỗ trợ để đảo ngược khuynh hướng giá trị không muốn kết hôn và sinh con, thúc đẩy giới trẻ kết hôn và sinh con, xây dựng xã hội hài hòa giữa hôn nhân và sinh nở.Ngoài ra, phải nỗ lực xóa bỏ ảnh hưởng của dịch bệnh đối với sinh nở, các địa phương phải cung cấp dịch vụ tốt hơn và thuận tiện hơn đối với các yêu cầu y tế như chuẩn bị mang thai, khám thai…, đảm bảo dịch vụ an toàn, tiện lợi, kịp thời, xóa bỏ lo lắng của mọi người…, giúp giới trẻ không vì ảnh hưởng của dịch bệnh mà trì hoãn việc sinh con.Đồng thời, chính sách kinh tế cần tăng cường hỗ trợ hơn nữa đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kích thích sức sống của khu vực này để gia tăng cơ hội việc làm, thu hút nhiều hơn việc làm, từ đó cải thiện tình hình thu nhập của người dân.Bên cạnh đó, tăng cường hỗ trợ chính sách xã hội đối với những nhân viên gặp khó khăn về việc làm, tăng cường an sinh xã hội và trợ cấp xã hội để tạo sự an tâm đối với việc sinh con./.