Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 0,3% trong quý I năm nay

Photo : YONHAP News

Tiêu dùng tư nhân được phân tích đã đóng vai trò “đầu tàu”, kéo tăng trưởng quý I năm nay của Hàn Quốc, do các hoạt động tiếp xúc trực tiếp gia tăng sau khi Chính phủ dỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang trong không gian kín. Tiêu dùng tư nhân đã tăng 0,5% so với quý trước, chủ yếu nhờ lĩnh vực dịch vụ như văn hóa giải trí, nhà hàng, khách sạn.

Đầu tư xây dựng cũng tăng 0,2% do xây dựng công trình tăng. Tiêu dùng Chính phủ tăng 0,1% chủ yếu do sự gia tăng các khoản chi trả phúc lợi xã hội như bảo hiểm y tế. 

Ngược lại, đầu tư thiết bị giảm 4% trong quý I, do đầu tư máy móc như thiết bị chíp bán dẫn giảm. Xuất khẩu quý I tăng 3,8% nhờ xuất khẩu trang thiết bị vận tải như ô tô tăng, nhập khẩu tăng 3,5% chủ yếu là các mặt hàng hóa chất.

Gần đây, tình hình xuất khẩu đình trệ và cán cân thương mại thâm hụt kéo dài đang tác động xấu tới tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu ròng kéo tụt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong vòng 4 quý liên tiếp kể từ sau cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á.

Xét theo ngành nghề, lĩnh vực thiết bị vận tải, kim loại cơ bản tăng trưởng tốt đã kéo xuất khẩu ngành chế tạo tăng trưởng 2,6%, ngành xây dựng tăng trưởng 1,8%. Tuy nhiên, ngành dịch vụ lại giảm 0,2% do lĩnh vực bán buôn bán lẻ, nhà hàng khách sạn giảm 1,3%, ngành vận tải giảm 3,1%, nông lâm, ngư nghiệp giảm 2,5%.

Tổng thu nhập quốc nội (GDI) thực tế quý I tăng 0,8% do giá các mặt hàng nhập khẩu chính như dầu mỏ giảm sâu hơn giá các mặt hàng xuất khẩu chính như chíp bán dẫn.

Bên cạnh đó, Ngân hàng trung ương để ngỏ khả năng sẽ có thể hạ thêm dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2023, do vẫn chưa chắc chắn về thời điểm phục hồi của ngành công nghệ thông tin (IT), cũng như hiệu quả từ việc Trung Quốc nối lại hoạt động kinh tế vẫn đang bị trì hoãn. Tuy nhiên, càng về cuối năm, dự đoán tình trạng đình trệ của ngành công nghệ thông tin sẽ được cải thiện hơn và sự hồi phục kinh tế Trung Quốc sẽ tác động tới tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc.

Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) ngày 25/4 công bố Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế trong quý I năm nay của Hàn Quốc tăng 0,3%. Như vậy là GDP của Hàn Quốc đã quay trở lại xu hướng tăng, sau khi giảm 0,4% vào quý IV/2022 vì xuất khẩu sụt giảm mạnh.Tiêu dùng tư nhân được phân tích đã đóng vai trò “đầu tàu”, kéo tăng trưởng quý I năm nay của Hàn Quốc, do các hoạt động tiếp xúc trực tiếp gia tăng sau khi Chính phủ dỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang trong không gian kín. Tiêu dùng tư nhân đã tăng 0,5% so với quý trước, chủ yếu nhờ lĩnh vực dịch vụ như văn hóa giải trí, nhà hàng, khách sạn.Đầu tư xây dựng cũng tăng 0,2% do xây dựng công trình tăng. Tiêu dùng Chính phủ tăng 0,1% chủ yếu do sự gia tăng các khoản chi trả phúc lợi xã hội như bảo hiểm y tế.Ngược lại, đầu tư thiết bị giảm 4% trong quý I, do đầu tư máy móc như thiết bị chíp bán dẫn giảm. Xuất khẩu quý I tăng 3,8% nhờ xuất khẩu trang thiết bị vận tải như ô tô tăng, nhập khẩu tăng 3,5% chủ yếu là các mặt hàng hóa chất.Gần đây, tình hình xuất khẩu đình trệ và cán cân thương mại thâm hụt kéo dài đang tác động xấu tới tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu ròng kéo tụt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong vòng 4 quý liên tiếp kể từ sau cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á.Xét theo ngành nghề, lĩnh vực thiết bị vận tải, kim loại cơ bản tăng trưởng tốt đã kéo xuất khẩu ngành chế tạo tăng trưởng 2,6%, ngành xây dựng tăng trưởng 1,8%. Tuy nhiên, ngành dịch vụ lại giảm 0,2% do lĩnh vực bán buôn bán lẻ, nhà hàng khách sạn giảm 1,3%, ngành vận tải giảm 3,1%, nông lâm, ngư nghiệp giảm 2,5%.Tổng thu nhập quốc nội (GDI) thực tế quý I tăng 0,8% do giá các mặt hàng nhập khẩu chính như dầu mỏ giảm sâu hơn giá các mặt hàng xuất khẩu chính như chíp bán dẫn.Bên cạnh đó, Ngân hàng trung ương để ngỏ khả năng sẽ có thể hạ thêm dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2023, do vẫn chưa chắc chắn về thời điểm phục hồi của ngành công nghệ thông tin (IT), cũng như hiệu quả từ việc Trung Quốc nối lại hoạt động kinh tế vẫn đang bị trì hoãn. Tuy nhiên, càng về cuối năm, dự đoán tình trạng đình trệ của ngành công nghệ thông tin sẽ được cải thiện hơn và sự hồi phục kinh tế Trung Quốc sẽ tác động tới tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc.