Kinh nghiệm tự dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa khoa học đúng cách

Mục  lục [hide]

1. Có thứ tự ưu tiên dọn dẹp vệ sinh ngay từ đầu

Dọn dẹp nhà cửa là tên gọi chung cho vô số những công việc “không tên” mà chúng ta vẫn làm thường ngày để giúp cho tổ ấm trở nên gọn gàng, sạch đẹp hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tự dọn dẹp vệ sinh nhà cửa đúng cách và khoa học, tiết kiệm thời gian. Trong bài viết này Kosko sẽ gợi ý cho bạn cách thức dọn dẹp nhà cửa nhanh chóng và khoa học.

1. Có thứ tự ưu tiên dọn dẹp vệ sinh ngay từ đầu

Giống như việc bạn lập thời gian biểu trong ngày vậy, dọn dẹp nhà cửa cũng cần lưu ý đến thứ tự bởi việc sắp xếp thứ tự dọn dẹp không chỉ khiến việc dọn dẹp trở nên logic hơn mà còn giúp bạn không phải hoang mang trước một đống công việc. Bạn sẽ vạch được cần phải làm gì tiếp theo bằng cách liệt kê hết tất cả những khu vực cần dọn dẹp sau đó sắp xếp chúng theo một thứ tự, bạn sẽ lần lượt làm hết được tất cả mọi việc mà không bị bỏ sót bất cứ chi tiết nào. Chẳng hạn bạn nên dọn dẹp bắt đầu từ đồ mặc (quần áo, túi, giày dép, mũ), tiếp đến là giá sách, các loại giấy tờ, sau đó là các thứ đồ nhỏ như trang sức, dây buộc tóc… và cuối cùng là sắp xếp đồ lưu niệm.

Lập danh sách dọn dẹp vệ sinh

Việc lập danh sách sẽ giúp bạn không bỏ xót các bị trí cần dọn

2. 

Phân loại nhóm đồ đạc cần dọn dẹp vệ sinh

Trong nhà có nhiều thành viên cùng chung sống với nhau, dĩ nhiên sẽ có nhiều loại đồ dùng khác nhau. Để việc dọn dẹp trở nên dễ dàng và nhanh chóng, bạn cần phân loại đồ đạc thành các nhóm tương tự nhau như: quần áo, đồ làm bếp, sách vở, đồ chơi… Điều này vô cùng cần thiết để tránh việc đồ của người này sẽ bị lẫn vào của người kia gây bất tiện và vô cùng khó chịu. Hơn thế, việc phân loại đồ đạc cũng hạn chế đồ đạc bị rơi, vỡ, thất lạc hoặc bị để ngổn ngang trong khi dọn dẹp. Mách nhỏ bạn là quần áo thường là nhóm đồ đạc có số lượng tương đối nhiều và cũng dễ bị bừa bộn nhất, dọn dẹp hết tất cả quần áo trong phòng khiến bạn có cảm giác như đã hoàn thành được phân nửa công việc vậy, do đó hãy phân loại nó ra và ưu tiên dọn dẹp trước nhé.

dọn dẹp vệ sinh nhà cửa

Xếp đồ đạc thành nhóm khác nhau

Sau dọn dẹp, bạn chỉ cần sắp xếp những đồ ít dùng tới vào những thùng hay hộp caton cho gọn rồi cất giữ chúng ở những nơi không thường xuyên sinh hoạt như nhà kho hoặc gác xép là xong. 

3. 

Cố định vị trí đồ vật, thiết bị cần vệ sinh

Điều này có nghĩa rằng bạn cần cấp cho mỗi món đồ hay mỗi vật dụng trong nhà một cuốn “sổ đỏ nhà đất” để dễ dàng ghi nhớ vị trí của chúng và thuận tiện hơn rất nhiều khi cần tìm hoặc muốn cất chúng đi. Ví dụ như chìa khóa luôn treo gần cửa ra vào hay điều khiển tivi luôn đặt cạnh tivi… Đặc biệt khi mẹ bạn có nhờ “vào lấy cho mẹ cái ấy ở chỗ ấy” thì cũng nắm chắc vài phần tự tin là biết nó ở đâu rồi.

 Bên cạnh đó, dần dần bạn sẽ tạo được cho mình thói quen ngăn nắp của người Nhật là sắp xếp đồ vật sau khi sử dụng, đôi khi thói quen này còn giúp bạn “ghi điểm” khi đến chơi nhà người khác hoặc ở nơi công cộng. Quan trọng hơn là nó giúp cho nhà của bạn trông thật đẹp mắt và khoa học, đồng thời việc dọn dẹp của bạn cũng trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. 

4. Chỉ dọn theo loại đồ chứ không dọn phòng

Đoán chắc rằng nhiều người sẽ dọn lần lượt từ phòng ngủ, phòng khách đến nhà bếp…Nhưng đó chưa phải là cách dọn nhà thông minh nhất, bởi trạng thái gọn gàng đó chỉ duy trì được thời gian ngắn sau đó mọi thứ sẽ bị bày bừa ra từ phòng này sang phòng khác.

dọn dẹp vệ sinh nhà cửa kosko

Sắp xếp đồ ngăn nắp sẽ giúp việc lấy đồ nhanh hơn

Vì thế, “chỉ dọn đồ chứ không dọn phòng” thật sự là nguyên tắc dọn dẹp khoa học. Nghĩa là dọn theo loại đồ, như quần áo, giày dép, sách vở, tranh ảnh… Nếu làm theo trình tự này, hiệu quả công việc sẽ được nâng cao lên hơn rất nhiều.

5. Không “thương tiếc” những món đồ không cần thiết

Có rất nhiều món đồ đã lâu không sử dụng hoặc thậm chí là không còn sử dụng nữa nhưng vẫn được cất trữ trong nhà. Những món đồ này chẳng những khôn đem lại lợi ích gì mà còn khiến không gian bạn trở nên lộn xộn và bừa bộn hơn.

dọn dẹp quần áo cũ

Những chiếc áo cũ sờn màu sứt chỉ, đôi giày cũ hay những vật dụng cá nhân đã cũ,… có lẽ những món đồ này bạn chả bao giờ biết được sự hiện diện của chúng, hãy tập bỏ chúng đi. Nhưng bạn còn quá băn khoăn thì bạn có thể thử chúng, nếu bạn cảm thấy thích và dùng được thì giữ lại, còn không thì đừng nên luyến tiếc nhé.

Nếu chúng quá nhiều, thay vì bỏ đi thì bạn cũng có thể tận dụng áo quần, giày dép cũ để làm nên những vật trang trí cho không gian của mình. Hoặc những món đồ này có thể giúp bạn làm những việc thiết thực hơn như quyên góp hay tặng cho người khó khăn, vì đôi khi cũ người nhưng lại mới ta.

Nếu bạn vẫn còn đang do dự về những món đồ của mình, hãy thử tìm đọc cuốn sách lối sống tối giản của người Nhật nhé.

6. Sắp xếp đồ đạc theo chiều dọc

Với những món đồ cùng loại, nên xếp theo nguyên tắc chiều dọc, việc làm này giúp bạn luôn quản lý được những thứ mình đang có, tăng tuổi thọ đồ dùng và dễ dàng vệ sinh hơn.

Chẳng hạn như cách bạn xếp dao trong nhà bếp, nếu bạn để tất cả dao chặt, dao gọt hoa quả và dụng cụ gọt lẫn vào nhau sẽ vừa khó vệ sinh mà còn rất nguy hiểm. Hoặc chẳng hạn nữa là sắp xếp áo quần, việc sắp xếp theo chiều dọc không chỉ giúp bạn tiết kiệm được diện tích hơn mà còn có thể giúp bạn thuận tiện hơn trong việc chọn và lấy quần áo. Bởi khi xếp ngang, quần áo sẽ xếp chồng lên nhau, do đó việc lấy và chọn quần áo cũng gặp chút bất tiện.

Sắp xếp đồ đạc theo chiều dọc

sắp xếp đồ đạc theo chiều dọc giúp quần áo ngăn nắp hơn

Phong cách sống tối giản mà đại diện là sử dụng nội thất tối giản không chỉ đem đến cho bạn không gian sống thoáng, sạch và gọn hơn mà còn làm

7. Sử dụng nội thất nhà cửa tối giản

 cho cuộc sống trở nên đơn giản hơn, đồng thời còn góp phần tiết kiệm kha khá chi phí cho bạn khi thiết kế.

đồ đạc ngăn nắp trong gia đình

Sắp xếp đồ đạc tối giản

Kèm theo đó, việc chọn lựa và sử dụng nội thất tối giản giúp bạn dễ dàng hơn trong việc giữ gìn vệ sinh, ngăn nắp và giúp tạo điểm nhấn thu hút cũng như sự sang trọng, tinh tế cho căn nhà bạn.

Trên đây là một vài tip mà kosko đã tổng hợp được, mong rằng chúng sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn có thể sớm áp dụng vào dọn dẹp nhà cửa của gia đình mình.

>>  kiến thức thú vị về vòi xịt vệ sinh.

>> Kiến thức về Inox 304