Kinh nghiệm thành lập công ty giải trí thành công 100%!
Nhu cầu giải trí của con người ngày càng tăng kéo theo sự phát triển của dịch vụ kinh doanh ngành nghề giải trí. Vậy để thành lập công ty giải trí thành công thì doanh nghiệp/ cá nhân cần phải chuẩn bị những gì? Thủ tục và hồ sơ đăng ký kinh doanh giải trí ra sao mới đầy đủ và hợp lệ? Mời bạn tham khảo những kinh nghiệm mở công ty giải trí mà Nam Việt Luật tổng hợp chi tiết dưới đây nhé!
Mục Lục
Kinh nghiệm thành lập công ty giải trí thành công
Kinh nghiệm thành lập công ty giải trí thành công một cách đơn giản, nhanh chóng bao gồm:
1. Kinh nghiệm đặt địa chỉ khi mở công ty giải trí
- Địa chỉ để đặt công ty giải trí phải chính xác và thuộc Việt Nam, không sử dụng địa chỉ ảo. Những khu vực cấm và hạn chế đặt địa chỉ kinh doanh công ty giải trí thì không nên sử dụng. Doanh nghiệp có thể lấy địa chỉ nhà riêng hay thuê văn phòng để đặt trụ sở và làm địa chỉ công ty. (Tham khảo ngay: Cách đặt địa chỉ công ty).
2. Kinh nghiệm chọn loại hình phù hợp khi thành lập công ty giải trí
- Kinh nghiệm thành lập công ty giải trí hữu ích tiếp theo đó chính là kinh nghiệm lựa chọn loại hình kinh doanh cho công ty giải trí. Doanh nghiệp cần chọn ra loại hình công ty phù hợp với công ty mình để đăng ký với cơ quan quản lý có thẩm quyền. Các loại hình công ty phổ biến: Công ty tư nhân, cổ phần, trách nhiệm hữu hạn và hợp danh. (Tham khảo thêm: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp).
3. Kinh nghiệm chọn ngành nghề kinh doanh lĩnh vực giải trí phù hợp
- khi tiến hành thủ tục mở công ty giải trí thì bạn cần chọn ngành nghề kinh doanh liên quan đến giải trí phù hợp. Một số ngành nghề phù hợp có thể tham khảo như: hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình; hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình; hoạt động chiếu phim; hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc; hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí; hoạt động vui chơi giải trí khác…. (Tham khảo thêm: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh).
Để đăng ký mã ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực giải trí, tham khảo bảng dưới đây:
STTNgành nghề kinh doanh lĩnh vực giải tríMã kinh tế cấp 41
Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình.(Hoạt động sản xuất phim điện ảnh có điều kiện)
Chi tiết: không bao gồm hoạt động sản xuất chương trình truyền hình
59112Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình59133Hoạt động chiếu phim59144
Hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc.
Chi tiết: Hoạt động ghi âm âm nhạc
59205Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí90006Hoạt động của các vườn bách thảo, bách thú và khu bảo tồn tự nhiên91037Hoạt động của các công viên vui chơi và công viên theo chủ đề93218Hoạt động vui chơi giải trí khác.9329
4. Kinh nghiệm về điều kiện cần đáp ứng khi kinh doanh lĩnh vực giải trí
- Nếu doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiện thì có thể đi vào hoạt động ngay khi có giấy phép đăng ký kinh doanh. (Tham khảo ngay: Quy định về ngành nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiện).
- Tuy nhiên, một số ngành nghề kinh doanh thuộc lĩnh vực giải trí là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do vậy, nếu doanh nghiệp chọn những ngành nghề này để đăng ký kinh doanh thì sẽ cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đó mới được chính thức kinh doanh. Ví dụ như: Nếu kinh doanh lĩnh vực sản xuất phim thì sẽ cần vốn pháp định là 1 tỷ VNĐ, chủ doanh nghiệp cũng cần đáp ứng những quy định nhất định. (Tham khảo thêm: Danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định và Danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề).
5. Kinh nghiệm về đặt tên cho công ty giải trí
- Tên công ty giải trí không được giống với bất cứ tên của công ty nào đã đăng ký kinh doanh trước đó. Tên có đủ loại hình công ty và tên riêng. Tên có thể viết tắt, có thể dùng tên nước ngoài, tuy nhiên, không được dùng từ ngữ cấm, từ ngữ thiếu văn hóa trong tên. (Tham khảo chi tiết hơn: Cách đặt tên công ty).
6. Kinh nghiệm về việc kê khai vốn điều lệ và vốn tối thiểu khi mở công ty giải trí
- Một trong những kinh nghiệm thành lập công ty giải trí bạn cần lưu ý là về việc kê khai vốn điều lệ khi mở doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực giải trí. Trên thực tế, pháp luật Việt Nam không có quy định về mức vốn điều lệ doanh nghiệp phải kê khai khi mở công ty. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu ngành nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh có yêu cầu về vốn pháp định thì doanh nghiệp phải kê khai vốn điều lệ theo như vốn pháp định. (Tham khảo thêm: Vốn điều lệ là gì?).
- Ngoài ra, công ty giải trí cần chuẩn bị một số vốn nhất định thì mới có thể đưa công ty đi vào hoạt động. (Tham khảo ngay: Vốn tối thiểu để thành lập công ty là bao nhiêu?).
7. Kinh nghiệm về việc lựa chọn người đại diện theo pháp luật
- Công ty giải trí cần chọn người đại diện theo pháp luật đáp ứng những yêu cầu nhất định về tư cách pháp nhân, cá nhân, có đủ khả năng, kinh nghiệm để đảm nhận vị trí quan trọng này trong công ty. (Tham khảo thêm: Quy định về người đại diện theo pháp luật).
8. Kinh nghiệm về soạn thảo hồ sơ đăng ký công ty giải trí
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty giải trí gồm những thủ tục sau:
- Giấy đề nghị được cấp giấy phéo mở doanh nghiệp, thành lập công ty giải trí theo quy định.
- Thông tin cùng với danh sách cổ đông và thành viên của công ty giải trí.
- Hộ chiếu, thẻ căn cước, CMND, hoặc các giấy tờ có thể chứng minh tư cách pháp nhân, cá nhân hợp pháp phù hợp.
- Điều lệ công ty giải trí.
- Giấy tờ liên quan (nếu cần).
- Ủy quyền cho Nam Việt Luật nếu chủ công ty giải trí không trực tiếp thực hiện để được hỗ trợ làm hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nhanh chóng.
9. Kinh nghiệm về hoàn thành thủ tục sau khi mở công ty giải trí
Bên cạnh kinh nghiệm thành lập công ty giải trí thì những kinh nghiệm sau khi công ty đi vào hoạt động kinh doanh cũng sẽ rất hữu ích với bạn.
- Kinh nghiệm công bố thông tin công ty giải trí và khắc con dấu doanh nghiệp: Doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia và đăng thông tin về việc thành lập công ty một cách đầy đủ trong vòng 30 ngày để tránh bị xử phạt. Sau đó, thực hiện khắc con dấu cho doanh nghiệp theo quy định.
- Kinh nghiệm về các loại thuế phải đóng: Doanh nghiệp sẽ phải kê khai và đóng những loại thuế như thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp giải trí và thuế giá trị gia tăng.
- Kinh nghiệm đăng ký chữ ký số điện tử: Việc đăng ký chữ ký số điện tử là rất cần thiết. Doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký mua chữ ký số với cơ quan thuế để đóng thuế online.
- Kinh nghiệm mở tài khoản ngân hàng giao dịch: Công ty giải trí sẽ cần mở một tài khoản ở ngân hàng để tiến hành các giao dịch của công ty. Đối với vấn đề này, chủ doanh nghiệp hãy ra ngân hàng (mang theo CMND, con dấu và giấy phép đăng ký doanh nghiệp) để đăng ký mở tài khoản.
- Kinh nghiệm về việc góp vốn vào công ty giải trí: Công ty giải trí tiến hành góp vốn trong vòng tối đa 90 ngày thì mới đảm bảo hợp lệ. (Tham khảo chi tiết hơn tại Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp).
- Kinh nghiệm thuê dịch vụ kế toán: Công ty giải trí nếu chưa thuê được kế toán viên phù hợp thì có thể thuê thuê dịch vụ kế toán ở Nam Việt Luật để giúp công ty giải quyết vấn đề kế toán ban đầu.
Trên đây là phần chia sẽ những kinh nghiệm thành lập công ty giải trí với chi tiết các bước để mở công ty kinh doanh giải trí. Hy vọng bài viết sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được những điều kiện cần đáp ứng và chi tiết thủ tục để thành lập doanh nghiệp giải trí thành công. Nếu còn vướng mắc gì cần giải đáp, vui lòng liên hệ trực tiếp với Nam Việt Luật để được hỗ trợ tốt nhất.