Kinh nghiệm làm kế toán trong công ty may mặc – Công Ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn CAF

Kinh nghiệm làm kế toán trong công ty may mặc

Bạn làm kế toán tổng hợp trong công ty may mặc xong bạn chưa có nhiều kinh nghiệm về cách hạch toán, Cách xử lý và kinh nghiệm quyết toán thuế trong công ty mau mặc? Bài viết này công ty CAF sẽ chia sẻ chủ đề này chi tiết nhất đến với các bạn đọc.

Kinh nghiệm làm kế toán trong công ty may mặc

Đối với ngành dệt may việc hạch toán chi tiết rất là quan trọng. Nhờ vào việc kế toán hạch toán chi tiết cho tất cả đầu vào và đầu ra mới có thể tính theo dõi được các đơn hàng, chi phí của các vật liệu tạo nên sản phẩm và cuối cùng chính là giá thành của sản phẩm đó. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về quy trình hạch toán công ty may mặc nhé thông qua bài viết này của công ty CAF.

Đặc thù của kế toán trong ngành dệt may, gia công may mặc – Kinh nghiệm làm kế toán trong công ty may mặc

Như chúng ta cũng biết, đặc thù của chuyên ngành kế toán rất là đa dạng, không có giống nhau ở điểm nào cả. Muốn hoàn thành được một công việc kế toán cho chuyên ngành sản xuất dệt may, bắt buộc người làm kế toán phải luôn nắm vững và chắc với các nghiệp vụ trong đó, các Nghị định, Thuế hay là những Luật định sửa đổi bổ sung…

Đó chính là những đặc thù đòi hỏi sự tỉ mỉ cho ngành kế toán dệt may, trong việc kinh doanh sản xuất ngành dệt may sẽ có 2 mô hình để Công ty kinh doanh:

+ Doanh nghiệp thương mại về may mặc.

+ Doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc.

Đây chính là 2 mô hình kinh doanh trong ngành dệt may nhưng mỗi loại hình sẽ có những đặc điểm riêng cho quy trình của nó, lúc đó kế toán sẽ thực hiện việc hạch toán đối với những mô hình cũng khác nhau.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm làm kế toán trong công ty dịch vụ vận tải

Nguyên vật liệu cho một công ty sản xuất ngành dệt may là gì – Kinh nghiệm làm kế toán trong công ty may mặc

Nguyên vật liệu cho một Công ty sản xuất ngành dệt may sẽ được phân loại cụ thể rõ ràng như sau:

Nguyên vật liệu chính ở đây sẽ là vải. Từ mặc hàng vải này sẽ được công ty sản xuất phân loại theo vải

Nguyên vật liệu phụ được chia thành 2 mảng:

+ Một mảng sẽ dựa vào yếu tố làm nên chất lượng sản phẩm đó.

+ Mảng còn lại phục vụ cho công tác sản xuất sản xuất sản phẩm đó.

Nguyên vật liệu cuối cùng trong phần phân loại này chính là phụ tùng trong các máy may, phương tiện để có thể tạo nên được sản phẩm:

Quy trình phân loại này giúp cho Công ty sản xuất nắm rõ được tình hình nguyên vật liệu cũng như việc phân loại trong các kho bảo quản được rõ ràng hơn, biết được các biến động chặt chẽ hơn.

>>> Xem thêm: Kế toán trong công ty bán vé xe

Những đặc thù chính trong quy trình hạch toán công ty may mặc – Kinh nghiệm làm kế toán trong công ty may mặc

Đặc thù chính trong quy trình hạch toán đối với công ty sản xuất may mặc chủ yếu là tính giá thành cho chi phí gia công của công ty, theo dõi được việc xuất – nhập số lượng thành phẩm đã gia công được và giao cho công ty thương mại. Dưới đây sẽ là các đặc thù chung đối với quy trình hạch toán công ty may mặc, nhận gia công:

Đối với Nguyên vật liệu

Kế toán phải hạch toán chi tiết theo tên của các đơn vị đối tác doanh nghiệp thương mại, hay là các cá nhân đặt gia công tại Công ty. Nguyên vật liệu ở đây sẽ được phân bổ chi tiết theo nguyên vật liệu chính hay là nguyên vật liệu phụ được nếu ở trên.

Đối với những nguyên vật liệu trực tiếp

Đối với những nguyên vật liệu trực tiếp chúng ta có thể phân loại ngay vào chính giá trị của các đơn đặt hàng. Nếu như muốn công đoạn này có tính chính xác cao kế toán nên xây dựng ra định mức phù hợp với nó. Nguyên vật liệu trực tiếp ở đây thưởng sẽ chiếm tỉ trọng cao trong giá thành của một sản phẩm.

Nguyên vật liệu chính trong việc sản xuất may mặc

Nguyên vật liệu chính trong việc sản xuất may mặc thường sẽ là vải, thì nguyên liệu chính ở đây sẽ được công ty thương mại giao cho công ty sản xuất, nhận gia công nên không cần phải theo dõi giá vốn của Nguyên vật liệu chính này. Công ty sản xuất chỉ cần theo dõi 2 yếu tố về chi phí là: Chi phí nguyên vật liệu phụ và chi phí nhân công.

Quy trình hạch toán công ty may mặc, sản xuất gia công hàng may mặc – Kinh nghiệm làm kế toán trong công ty may mặc

Quy trình hạch toán cho công ty sản xuất may sẽ bao gồm các phân đoạn sau:

Hạch toán trị giá của nguyên vật liệu

Theo dõi các tập hợp chi phí liên quan đến việc sản xuất và xuất trả các thành phẩm sau khi đã sản xuất sản phẩm hoàn thiện.

Hạch toán số tiền công ty thương mại gửi cho công ty sản xuất tiền thanh toán này sẽ được hạch toán riêng vào tài khoản ngân hàng hay là trị giá của đơn hàng thanh toán, thanh toán theo công nợ trừ dần vào tiền gia công.

Điểm lưu ý trong hạch toán với đơn hàng của công ty sản xuất may mặc, việc sản xuất sẽ bao gồm 2 hình thức:

  • Sản xuất sản phẩm với các đơn hàng trong nước.

  • Sản xuất sản phẩm đối với các đơn hàng nước ngoài.

Cách hạch toán kế toán trong công ty may mặc – Kinh nghiệm làm kế toán trong công ty may mặc

Cách hạch toán kế toán trong công ty may mặc

Cách hạch trong công ty sản xuất quẩn áo, may mặc như sau

Nhập nguyên vật liệu chính như vải các bạn hạch toán như sau:

Nợ tài khoản 152

Nợ TK 133

Có Tk 111, 112, 331 ….

Nhập nguyên vật liệu phụ như: chỉ, phấn, …..

Nợ tài khoản 152

Nợ TK 133

Có Tk 111, 112, 331 ….

Cách hạch toán khi mua tài sản cố định như máy cắt, máy may ( đáp ứng đử điều kiện nghi nhận tài sản cố định theo thông tư 45 )

Nợ tài khoản 211

Nợ TK 1331

Có TK 111, 112, 331 ……

Hạch toán trích khấu hao tài sản cố định như: xưởng may, máy may, máy cắt ….

Nợ tài khoản 6274

Có TK 214

Mua công cụ dụng cụ như: kéo cắt chỉ, kéo ….

Nợ tài khoản 242

Nợ tk 1331

Có Tk 111, 112 ….

Theo thông tư 200 được áp dụng đối với việc hạch toán kế toán với công ty sản xuất may mặc

Hạch toán đối với đơn vị thương mại thuê bên đơn vị sản xuất (gia công)

Khi xuất hàng để đi gia công:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 152, 156 – Nguyên vật liệu, hàng hóa.

Chi phí gia công về hàng hóa phát sinh và thuế giá trị gia tăng được khấu trừ:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (mục này sẽ được hạch toán nếu có).

Có TK 111, 1112, 331… – Tài khoản này sẽ được hạch toán chi tiết theo các tài khoản đối với việc thanh toán.

Lúc nhận lại các hàng hóa gửi để gia công hoàn thành và nhập kho:

Nợ TK 152, 156 – Nguyên vật liệu, hàng hóa (nên mở chi tiết theo các loại hàng hóa).

Có TK154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Hạch toán công ty may mặc đối với đơn vị sản xuất (nhận gia công)

Đơn vị nhận gia công phải chủ động mở sổ TK để theo dõi, ghi chép tất cả các thông tin về toàn bộ trị giá của vật tư, hàng hóa nhận để gia công.

Lúc đã xác định được tổng doanh thu từ số tiền gia công trên thực tế mà đơn vị được hưởng thì sẽ hạch toán theo nguyên tắc:

Nợ TK 111, 112, 331…

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng, cung cấp các dịch vụ

Có TK 3331 – thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).

Dịch vụ kế toán CAF chúc quý khách hàng kinh doanh nhiều thuận lợi.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP – TƯ VẤN THUẾ CAF

Gmail: [email protected]

Hotline: 098 225 4812 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ