Kinh nghiệm du lịch làng gốm Bát Tràng thú vị và độc đáo

86

/ 100

Powered by Rank Math SEO

Nhắc đến làng nghề truyền thống lâu đời ở Việt Nam thì không thể bỏ qua cái tên Làng gốm Bát Tràng. Làng gốm Bát Tràng chỉ là nơi lưu giữ nét văn hoá ngàn đời của Hà Nội, trở thành một trong những trung tâm sản xuất đồ gốm sứ nổi tiếng nhất Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Làng gốm Bát Tràng ngày nay là điểm đến vô cùng hấp dẫn ở hà nội, thu hút mọi người tới tìm hiểu về kỹ thuật làm gốm sứ cũng như mua về nhà những tác phẩm gốm đẹp nhất tại đây. 

 Nếu bạn chưa bao giờ đến Làng gốm Bát Tràng thì hãy dành một ngày cuối tuần đi tham quan. Và trước khi lên đường bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Mekoong để bỏ túi một số kinh nghiệm du lịch nhé.

Giới Thiệu Về Làng Gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Làng gốm Bát Tràng được thành lập dưới thời Lý, toạ lạc ở tả ngạn sông Hồng, ngày nay là huyện Gia Lâm, Hà Nội. 

 Sau hơn 500 năm xây dựng và phát triển, Làng gốm Bát Tràng ngày nay trở thành trung tâm sản xuất gốm sứ có quy mô quốc tế, với nhiều công ty lớn đã được thành lập bên cạnh các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ theo hộ gia đình. Dẫu vậy, ngôi làng vẫn giữ được bản sắc văn hoá truyền thống đáng quý cùng giá trị thẩm mỹ được gửi gắm vào mỗi sản phẩm. 

 Ngoài các mặt hàng phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, thờ cúng của người Việt, nhiều lò gốm ở Bát Tràng cũng làm ra sản phẩm gia dụng, mỹ nghệ, trang trí với mẫu mã, hình dáng phong phú cùng chất liệu cao cấp hơn. Các tuyệt phẩm gốm Bát Tràng hiện nay đã có mặt khắp nơi trên thị trường Việt Nam, thậm chí còn được xuất đi nhiều quốc gia ở châu Âu và châu Á. 

 Điều thú vị nhất khi Làng gốm Bát Tràng là được chứng kiến những nghệ nhân thể hiện công đoạn làm gốm rất khéo léo và tài hoa. Ngoài ra, bạn cũng được hướng dẫn làm các sản phẩm gốm handmade mình yêu thích.

Giới Thiệu Về Làng Gốm Bát Tràng

Lịch sử và thực trạng hiện nay làng gốm bát tràng

Thế kỷ 15 – 17 được xem là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của làng gốm sứ Ấm Chén Bát Tràng trong đó xuất khẩu là 1 đặc điểm đáng lưu ý. Với đặc điểm thuận lợi đường thuỷ tiện giao thương với các nước lớn từ Nhật, Trung, các nước đông nam á đến tận các nước Tây  u và nhiều nước khác trên khắp thế giới. 

 Đến thời điểm khoảng thế kỷ 18 – 19, triều Trịnh Nguyễn lại cho áp dụng các biện pháp hạn chế giao thương bên ngoài khiến sự trao đổi buôn bán của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Gốm sứ bát tràng cũng bị tác động nặng nề và dần dần không còn được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài nữa. 

 Từ các năm 60 của thế kỷ 20, nhà nước cho ra đời một số hợp tác xã và sự hình thành của Xí nghiệp gốm sứ Bát Tràng với máy móc cùng nhiều thợ cơ khí giỏi. Ở thời kỳ này có khá nhiều những người thợ có tay nghề cao hơn Đào Văn Can từ Nguyễn Văn Khiếu, Lê Văn Vấn, Lê Văn Cam. .. 

 Sau đó nước ta tiến hành mở cửa với nền kinh tế thị trường thì nhiều hợp tác xã và xí nghiệp bị giải thể. Các hộ gia đình cùng sự phát triển của các công ty, doanh nghiệp đã dần lấy lại sự phát triển và thương hiệu uy tín của làng nghề gốm sứ bát tràng. 

 Ngày nay, các sản phẩm gốm sứ bát tràng đã trở nên đa dạng về chủng loại và sản phẩm. Công nghệ làm từ thủ công đến giờ cũng đã áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến. Các sản phẩm có thể kể đến như chén, bát đĩa, lọ hoa, gốm sứ tâm linh, bình hút tài lộc, gốm sứ gia dung. . Một số mặt hàng gốm sứ Bát Tràng cũng đã được xuất khẩu tới nhiều nước châu  u và châu Á khác. 

Xem thêm: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY GỐM SỨ MINH LONG

Lịch sử và thực trạng hiện nay làng gốm bát tràng

Làng Gốm Bát Tràng Ở Đâu?

Vị trí làng gốm Bát Tràng nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Đây là làng nghề truyền thống nổi tiếng và lâu đời nhất ở Việt Nam về các sản phẩm từ gốm sứ.

Làng Gốm Bát Tràng Ở Đâu?

Hướng Dẫn Cách Đi đến Làng Gốm Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10km thôi, nên bạn có thể đến đây bằng xe cá nhân hoặc xe công cộng. 

Đi bằng xe bus

Xe buýt là phương tiện công cộng phổ biến và ít tốn kém nhất để đi thăm Bát Tràng với lịch trình như sau: 

 Lên xe buýt 34 tuyến Mỹ Đình – Gia Lâm, và xuống xe tại điểm dừng Trần Nhật Duật. 

 Tiếp tục đi xe buýt 01 hoặc 02 để đến bến trung chuyển Long Biên. 

 Bắt xe buýt 47 để đi Bát Tràng. Xe sẽ dừng tại cổng làng.

Đi bằng xe bus

Đi bằng xe máy

Từ quận Cầu Giấy, bạn nên lựa chọn hướng đi lên cầu Long Biên hoặc cầu Chương Dương bởi tuyến phố này có nhiều cây xanh khá mát mẻ. 

 Đi qua hết cầu, bạn rẽ phải rồi tiếp tục đi dọc theo đường đường đê sông Hồng là đến cổng làng Bát Tràng.

Đi bằng xe máy

Di chuyển bằng thuyền

Nếu muốn đổi gió vào dịp cuối tuần, bạn nên chọn phương tiện khá đặc biệt này. Cuối mỗi tuần sẽ có tour du ngoạn sông Hồng thăm làng gốm Bát Tràng và đền Chử Đồng Tử. Giá vé tour tầm khoảng 300-400 k/khách.

Di chuyển bằng thuyền

Vé Tham Quan Làng Gốm Bát Tràng là bao nhiêu

Làng gốm Bát Tràng không thu phí đâu bạn ạ. Bạn sẽ phải trả nếu có mua sắm, ăn uống, hoặc tham gia một số hoạt động trong xưởng gốm. 

Bạn có thể thoải mái dùng bữa trưa ở Làng gốm Bát Tràng, giá chỉ khoảng 25.000 – 30.000đ/Phần thôi. 

 Phí chơi trong xưởng gốm trung bình là 10.000 Đ/Người, nếu mua thêm tượng để vẽ thì giá khoảng từ 5.000 – 15.000 Đ/Sản phẩm.

Vé Tham Quan Làng Gốm Bát Tràng là bao nhiêu

Kinh Nghiệm khi Tham Quan Làng Gốm Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng như một bảo tàng sống động, nơi bạn được thăm nhiều di tích lịch sử, văn hoá, những căn nhà gạch, cũng như đền, đình đã có từ thế kỷ 19, để hiểu thêm về cuộc sống sinh hoạt và các phong tục, tập quán của người dân làng gốm. 

 Đặc biệt, trong chuyến tham quan này, bạn sẽ được trải nghiệm công đoạn chế tác những sản phẩm gốm mà bạn yêu thích. Các nghệ nhân ở Bát Tràng sẽ tư vấn về chủng loại gốm, màu sắc và những loại men phủ cũng như trưng bày một số sản phẩm truyền thống lẫn hiện đại do nhiều lò gốm ở Bát Tràng đang làm.

Kinh Nghiệm khi Tham Quan Làng Gốm Bát Tràng

Đến Làng Gốm Bát Tràng có gì chơi?

Nếu bạn đang nóng lòng muốn biết mình sẽ có những trải nghiệm như thế nào với một ngày ở Làng gốm Bát Tràng. Đừng lo, câu trả lời sẽ có ngay sau đây:

1. Tham quan làng cổ Bát Tràng

Dạo quanh khu vực làng cổ, đi dọc đường đê, hay len lỏi vào các con ngõ cũng là một trong nhiều điều thú vị khi đến Làng gốm Bát Tràng. Những giàn phơi gốm dọc đường làng, những bờ tường phủ rêu, cổng làng, mái đình, cột đá. .. chắc chắn sẽ làm nền cho các tấm ảnh đậm chất vintage của bạn. 

1. Tham quan làng cổ Bát Tràng

2. Chợ gốm Bát Tràng

Cho Dù bạn có rủng rỉnh mua sắm hay không thì nên lượn một vòng Chợ gốm Bát Tràng. Khu chợ rộng 6.000 m2 này bày bán khá đa dạng những sản phẩm gốm sứ, từ đồ thủ công mỹ nghệ, hàng gia dụng, cho đến đồ trang trí, bàn thờ, tiểu cảnh non bộ. Bạn hoàn toàn có thể sở hữu một món đồ từ Chợ gốm Bát Tràng với mức giá vừa túi tiền của mình.

Chợ gốm Bát Tràng

3. Trải nghiệm làm gốm Bát Tràng

Sau khi dạo chơi trong chợ, bạn ra phía cổng chợ và đăng kí chơi làm gốm với giá khoảng 10.000 đ/lượt. Với chiếc bàn gốm xoay, và sự hướng dẫn nhiệt tình trong cách chế tác, tạo mẫu, bạn đã có thể thử tài làm gốm khéo léo và sáng tạo theo ý mình. Sau khi chế tác xong, nếu bạn muốn tiếp tục tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh để làm kỉ niệm, thì cũng chỉ cần thêm khoảng 40.000 – 60.000 đ nữa thôi.

Trải nghiệm làm gốm Bát Tràng

4. Thăm nhà cổ Vạn Vân

Vạn Vân có nghĩa là nơi áng mây lành tụ hội. Nhà cổ Vạn Vân là nơi trưng bày sản phẩm của một số làng nghề, tiêu biểu nhất là gốm sứ Bát Tràng. 

 Nằm ở cuối làng Bát Tràng, ngôi nhà này thích hợp để bạn tìm chỗ nghỉ ngơi và chiêm ngưỡng bộ sưu tập hơn 400 món đồ gốm sứ cổ quý giá có niên đại khoảng 500 năm.

Thăm nhà cổ Vạn Vân

5. Khám phá bảo tàng gốm Bát Tràng

Toạ lạc ở thôn 5, xã Bát Tràng, Bảo tàng gốm Bát Tràng là một địa điểm check-in mới toanh cho nhiều bạn trẻ. Đến đây, bạn sẽ ấn tượng ngay với 7 xoáy ốc khổng lồ đấu vào nhau, dựa trên ý tưởng bàn xoay vuốt gốm, với các bề mặt cong tròn, tạo nên một khối kiến trúc uốn lượn rất đẹp mắt. Ngoài ra, công trình này cũng sử dụng tối đa những nguyên vật liệu bản địa như gạch đất nung và ngói Bát Tràng nhằm tôn vinh sự mộc mạc đơn sơ và giản dị của làng nghề truyền thống. 

 Không Chỉ là nơi giới thiệu, quảng bá sản phẩm, bảo tàng cũng là nơi sinh hoạt cộng đồng, góp phần mang đến trải nghiệm làm gốm truyền thống cho người dân địa phương và thúc đẩy giao lưu văn hoá. 

 Bảo tàng hiện vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện nên bạn có thể tham quan chụp ảnh ở khu vực bên ngoài.

Khám phá bảo tàng gốm Bát Tràng

6. Sân nặn gốm

Có lẽ trải nghiệm thú vị nhất khi đến Làng gốm Bát Tràng là được tư tay nặn cho mình các sản phẩm nghệ thuật. Tại sân nặn gốm, bạn sẽ được hướng dẫn tỉ mỉ từ các nghệ nhân nặn gốm chuyên nghiệp với những thao tác đơn giản. Sau khi nặn được sản phẩm của riêng mình, thợ nặn gốm sẽ giúp bạn đem đi phơi và bó lại cho bạn. 

 Chỉ mất khoảng 40 – 60k/người là bạn đã có thể tự nặn ra sản phẩm của chính mình. Những thao tác đầu tiên có thể khá khó nếu bạn không biết, tuy nhiên, sau khi được hướng dẫn kĩ, bạn sẽ nặn được ngay đấy!

Sân nặn gốm

Ẩm thực Ở Làng Gốm Bát Tràng có gì 

Làng gốm Bát Tràng không có quá nhiều món ăn đặc sắc. Tuy nhiên, một khi đã tới thăm Làng gốm Bát Tràng thì ai ai cũng phải thưởng thức món canh măng mực truyền thống.  

 Canh măng mực là món ngon truyền thống nức tiếng Bát Tràng. Màu vàng ươm của măng được kết hợp với nước canh ngọt lim. Khi ăn sẽ dai giòn sật sât vô cùng thơm ngon. Canh măng mực cũng được dùng như món ăn trong những dịp lễ truyền thống, ngày cưới , giỗ tết của người làng gốm. 

 Ngoài ra, bạn nên thử thêm các món đậm chất quê như bánh sắn nướng, bánh tẻ nóng hay cơm, bún, miến. Giá thức ăn ở đây rất rẻ nên bạn không phải quá lo ngại về “hầu bao” đâu! 

Ẩm thực Ở Làng Gốm Bát Tràng có gì

Một số lưu ý Làng Gốm Bát Tràng

Khi du lịch Làng gốm Bát Tràng, bạn nên lưu ý những điều sau: 

 Nếu bạn đi tham quan Làng gốm Bát Tràng bằng thuyền thì hãy hẹn lịch trước khoảng 1,2 tuần để không hết chỗ. 

 Đường đi tới Làng gốm hơi bụi nếu bạn đi bộ. Hãy trang bị đầy đủ kem chống nắng và áo chống nắng nhé! 

 Khi thăm những di tích cổ tại Làng gốm, bạn nhớ ăn mặc kín đáo và không gây ồn ào. 

 Khi mua hàng tại chợ gốm Bát Tràng, bạn nên chú ý đi lại cẩn thận. Tất cả đồ trong chợ gốm đều rất dễ vỡ.

Một số lưu ý Làng Gốm Bát Tràng

Các Khách Sạn Gần Làng Gốm Bát Tràng

Ở khu vực huyện Gia Lâm, gần Làng gốm Bát Tràng đa phần là nhà nghỉ tư nhân, không có khu nghỉ dưỡng, cũng chỉ có hiếm hoi một vài khách sạn hoặc căn hộ. Bạn có thể tham khảo các địa chỉ dưới đây: 

  1. Ruby Hotels & Apartments 

 Địa chỉ: 58 Cửu Việt 1, phường Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 

Ruby Hotels & Apartments

  1. Nhà nghỉ 37 Cổ Bi 

 Địa chỉ: 37 Cổ Bi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 

Nhà nghỉ 37 Cổ Bi 

  1. Nhà nghỉ Thanh Bình 

 Địa chỉ: 41 Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 

Nhà nghỉ Thanh Bình

  1. Nhà Nghỉ Bắc Đuống 

 Địa chỉ: 46 Hà Huy Tập, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Nhà Nghỉ Bắc Đuống

Một số câu hỏi thường gặp khi tham qua làng gốm bát tràng

Dưới đây là một số câu hỏi khách du lịch thường thắc mắc khi đến tham quan tại làng gốm Bát Tràng như:

Làng gốm bát tràng mở cửa lúc mấy giờ?

Giờ hoạt động: Làng gốm mở cửa cả ngày. Tuy nhiên, một vài địa điểm tham quan ở làng nghề sẽ có khung giờ hoạt động riêng mà du khách cũng phải chú ý như: Nhà cổ Vạn Vân: 8h00 – 17h3 0; Lò bầu cổ: 8h00 – 17h30; Chợ gốm sứ Bát Tràng: 8h00 – 19h00. 

Làng gốm bát tràng mở cửa lúc mấy giờ

Làng gốm bát tràng có từ bao giờ?

Theo câu chuyện lưu truyền của làng thì nguồn gốc của nghề gốm như sau: 

 Dưới thời nhà Lý, có ba vị Thái học sinh tên là Hứa Vinh Kiều, Đào Trí Tiến và Lưu Phương Tú được triều đình phái đi sứ Bắc Tống. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trên đường về có đi qua Thiều Châu (Quảng Đông, Trung Quốc) thì bị bão và phải dừng chân. Cũng tại đây có lò gốm nổi tiếng. Ba ông đến xem đã học được một vài kỹ thuật mang về. Hứa Vĩnh Kiều truyền cho làng Bát Tràng nước men rạn trắng. Đào Trí Tiến lại truyền cho Thổ Hà (Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nước men sắc màu vàng đỏ. Còn Lưu Phương Tú thì truyền cho Phù Lãng (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) nước men màu đỏ màu vàng thẫm. 

 Theo một số thông tin thì nguồn gốc tổ tiên làng Bát Tràng là từ làng Bồ Bát chuyển qua (Bồ Bát là Bồ Xuyên và Bạch Bát) , tức khoảng cuối thế kỉ 14, đầu thế kỉ 15, nơi đây có nhiều đất sét trắng thích hợp với việc sản xuất gốm. Đến năm 1010, cùng với việc dời đô của vua Lý Thái Tổ, những người dân nơi xa cũng tới đây sinh sống, trong đó có 2 làng Bồ Bát, tiếp tục như vậy, ngôi làng gốm sứ cứ thế lớn lên rồi thành nơi cung cấp đồ gốm cốt lõi thời nhà Minh.

Làng gốm bát tràng có từ bao giờ

Vậy là Mekoong đã cùng  bạn khám phá xong hành trình du lịch làng gốm Bát Tràng đầy thú vị và độc đáo. Còn chờ gì nữa mà không xách ba lô lên và đặt chân tới địa điểm du lịch lý thú này thôi nào!

Xem thêm một số bài viết liên quan