Kinh nghiệm du lịch Mù Cang Chải 2022 từ A-Z: đi lại, ăn chơi, lưu trú… mới nhất

Cách Hà Nội hơn 350 km về phía Bắc, Mù Cang Chải là một trong những địa điểm “phải đi” vào mùa lúa chín ở Yên Bái. Huyện vùng cao Tây Bắc này
không chỉ có mùa lúa chín quyến rũ mà còn có các điểm tắm suối khoáng nóng, chợ phiên, lễ hội và rất nhiều đặc sản thơm ngon.

Mù Cang Chải mùa nào đẹp?

Mù Cang Chải đẹp quanh năm. Vào mùa xuân, mạ non sáng trên mặt nước; trong những tháng hè ấm áp, ruộng bậc thang xanh rực rỡ núi đồi. Ấn tượng
nhất vào mùa đổ nước (mùa cấy mạ) và mùa lúa chín (mùa thu hoạch vụ Đông Xuân). Mùa đổ nước rơi vào cuối tháng 5 đến đầu tháng 6,
những thửa ruộng như “tráng gương” soi cả đất trời.

Từ tháng 9 đến tháng 10 là mùa vàng Mù Cang Chải, hấp dẫn các nhiếp ảnh gia, du khách đến ngắm bức tranh vùng cao đầy màu sắc. Mùa đông, những
thửa ruộng như bức tranh thuỷ mặc của núi rừng. Cuối tháng 12 là mùa đào rừng đua nở.

Mu-Cang-Chai-mua-nuoc-do-11-3906-1650615
Mu-Cang-Chai-mua-nuoc-do-12-5350-1650615
Mu-Cang-chai-mua-nuoc-do-15-4707-1650615
Mu-Cang-Chai-mua-nuoc-do-20-4184-1650615Mù Cang Chải mùa nước đổ.

Ảnh:

Trần Giang Lê Vũ

Di chuyển

Từ Hà Nội tới Mù Cang Chải khoảng 300 km – không quá xa nhưng đường khó đi hơn Sa Pa, Mộc Châu vì những quãng đèo, dốc vắt từ lộ này sang lộ
khác.

Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu, thị xã Nghĩa Lộ là 4 huyện thị miền tây Yên Bái nằm tách biệt bên sườn phía Tây dãy Hoàng Liên Sơn – Púng
Luông. Để đến đây, chỉ có con đường độc đạo là quốc lộ 32, còn lại là những đường nhánh chỉ dành cho các phượt thủ và người dân địa phương.

Xe khách


Những ngày mưa, bạn đi đường đèo dốc ở Tây Bắc cần chú ý tốc độ để đảm bảo an toàn. Ảnh: Đoàn Mạnh

Cách thứ nhất: Nếu di chuyển từ Hà Nội, bạn có thể đón xe ở bến xe Mỹ Đình, xe khách đi Mù Cang Chải chủ yếu đi qua thị xã Nghĩa Lộ. Một số ít
sẽ chạy theo đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai để “vợt” khách tỉnh, nhưng chủ yếu theo đường 32.

Cách thứ hai: Di chuyển bằng xe của các resort nghỉ dưỡng đưa đón. Nhưng nơi đây chỉ có một khu nghỉ dưỡng là Mù Căng Chải Resort chưa hoàn
thiện. Vì vậy, nếu muốn ở resort, bạn nên chọn Le Champ Tú Lệ, rồi thuê xe lên Mù Cang Chải chơi.

Xe riêng

Du khách nên chọn cung đường truyền thống là chạy tuyến đường 32. Lộ trình gợi ý: Mỹ Đình – Nhổn – Sơn Tây – Cầu Trung Hà Ba Vì (hoặc cầu Đồng
Quang từ Sơn Tây rẽ trái hướng đi K9) – Thanh Thuỷ – Thanh Sơn Phú Thọ – Tân Sơn Thu Cúc – Ba Khe – Văn Chấn – thị xã Nghĩa Lộ – Tú Lệ – Đèo Khau
Phạ – Ngã Ba Kim – Thị trấn Mù Căng Chải. Bạn nên xuất phát lúc 5h để tới vừa kịp giờ ăn trưa.

Lộ trình từ Hà Nội đi theo cao tốc Nội Bài – Lào Cai – QL 279 – QL 32 di chuyển thuận lợi ở đoạn đường cao tốc, nhưng dài hơn 50 km, đường
xấu.

Ảnh: Nguyễn Đức Tuệ

Lưu trú

Mù Cang Chải chủ yếu có các khách sạn bình dân, homestay kiểu phòng trọ, nhà sàn và không
nhiều sự lựa chọn cao cấp. Trong đó, nhà sàn và homestay của người dân là loại hình lưu trú phổ biến nhất ở Mù Cang Chải. Các nhà sàn có phòng
ngủ tập thể cho từ 10 đến 30 người. Du khách có thể dễ dàng tìm một nhà sàn xung quanh các điểm du lịch nổi tiếng như: Bản Thái, khu ruộng bậc
thang La Pán Tẩn, Tú Lệ… Tại đây đều có dịch vụ ăn nghỉ và bán hàng tạp hoá ngay dưới chân nhà.


Dò Gừ Homestay tại xã La Pán Pẩn.

Khách sạn chủ yếu tập trung ở thị trấn Mù Cang Chải. Các khách sạn bình dân từ một sao đến 3 sao, phòng nghỉ có các tiện ích cơ bản như giường
ngủ, phòng tắm, tivi, tủ lạnh…

Một số địa điểm mới theo phong cách “Ecolodge” (khu nghỉ dưỡng sinh thái) bao gồm: Hello MCC, MCC Eco lodge ở La Pán Tẩn. Hoặc bạn có thể về
Tú Lệ, Nghĩa Lộ nơi có khách sạn cao cấp hơn một chút.

Một số homestay gợi ý cho du khách tại Trạm Tấu: Trạm Tấu Hotspring, Hello Mu Cang Chai, Vu Linh Family, Thac Ba, Ngọc Thúy Homestay Mù Cang
Chải… giá phòng 100.000 – 700.000 đồng một đêm.

Chơi đâu

Suối khoáng nóng Trạm Tấu


Bể tắm trong khu suối khoáng nóng Trạm Tấu. Ảnh: Nguyen Thu Phuong

Nước nóng từ mạch ngầm tự nhiên rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là người đau nhức xương khớp. Nơi đây kiêm cả homestay nên du khách muốn nghỉ
qua đêm cần phải đặt trước. Cách khu tắm khoáng nóng không xa có điểm tắm suối của người dân địa phương không mất phí như ở bản Cọi, bản
Hốc…

Nước nóng từ mạch ngầm tự nhiên rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là người đau nhức xương khớp. Nơi đây kiêm cả homestay nên du khách muốn nghỉ
qua đêm cần phải đặt trước. Cách khu tắm khoáng nóng không xa có điểm tắm suối của người dân địa phương không mất phí như ở bản Cọi, bản
Hốc…


Dù lượn ở Mù Cang Chải. Ảnh: Phạm Lan Hương

Đèo Khau Phạ là nơi diễn ra hoạt động dù lượn hàng năm với tên gọi lễ hội Bay trên mùa vàng. Từ đây, phi công và du khách vừa nhảy dù
trải nghiệm cảm giác mạnh vừa có thể ngắm nhìn toàn cảnh thung lũng Lìm Mông trong mùa lúa chín. Nếu yêu thích du khách nên đặt tour trước để có
suất nhảy dù.

Thung lũng Lìm Mông, Lìm Thái là nơi có những bản làng người Thái nằm ở thung lũng ngay dưới đèo Khau Phạ – một trong tứ đại đỉnh
đèo của Việt Nam.

Đi qua cây cầu treo thơ mộng là tới những con đường nhỏ như sợi chỉ dốc ngược lên núi. Đến Lìm Mông tháng 9, 10 du khách sẽ được đi giữa mùa
vàng với hai bên đường là những ruộng lúa chín trĩu hạt.

Du khách có thể chạy xe giữa những thửa ruộng chín vàng, ngắm bản làng yên bình vào mùa gặt, gặp gỡ từ trẻ nhỏ tới người già hoặc vui chơi bên
những dòng suối mát lạnh.


Thung lũng Lìm Mông – Lìm Thái. Ảnh:

Khánh Trần

Ruộng bậc thang bao phủ hơn 2.200 ha đất ở Mù Cang Chải. Trong đó, 500 ha được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản quốc
gia thuộc ba ngôi làng La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Xu Phình.

Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, cách đèo Khau Phạ 3 km, nổi tiếng với giống lúa nếp tan đặc trưng. Khi lúa bắt đầu chín vàng
trên những thửa ruộng bậc thang, người Thái ở Tú Lệ lại rộn ràng chuẩn bị những mẻ cốm mới để bán đi khắp nơi. Mỗi ký cốm giá 120.000
đồng.

Bạn có thể nghỉ chân ở Tú Lệ một đêm hoặc chạy thẳng từ Tú Lệ về thị trấn Mù Cang Chải. Các nhà nghỉ cộng đồng, homestay nhà dân ở Mù Cang
Chải cho thuê 100.000 – 400.000 đồng một người một đêm. Nếu tối ở Mù Cang Chải du khách có thể đi chợ thưởng thức đồ ăn của người dân tộc Thái và
có nhiều quán ăn hơn để lựa chọn.


Đồi Mâm Xôi. Chỉ cần nắng đẹp với một chiếc máy ảnh du lịch, bạn sẽ dễ dàng ghi lại được những khung hình đẹp về mùa vàng ở Mù Cang
Chải. Ảnh: Lê Bích

Đồi Mâm Xôi là hình ảnh biểu tượng của mùa vàng Mù Cang Chải nhiều năm qua. Đồi nằm ở La Pán Tẩn cách trung tâm thị trấn hơn 8 km,
đường đi khó khăn nên dừng và gửi xe rồi thuê xe ôm của người dân địa phương đưa lên tận nơi. Ngoài ra, gần đồi có thêm vườn hoa tam giác mạch và
dịch vụ cho thuê váy áo dân tộc phục vụ du khách chụp ảnh. Tại đồi Mâm Xôi lớn, nếu bạn lên lán chụp ảnh tốn thêm 5.000 đồng một người. Đi vào
ruộng lúa thêm 10.000 đồng một người.

Đồi Móng Ngựa ở Sáng Nhù cách thị trấn Mù Cang Chải hơn 2 km có những thửa ruộng bậc thang hình bán nguyệt đẹp như tranh vẽ. Mỗi mùa
lúa chín nơi này lại thu hút rất đông nhiếp ảnh gia tới săn hình. Vé vào mỗi điểm trên là 20.000 đồng một người lớn, 10.000 đồng một trẻ em. Giá
xe ôm lên tận nơi dao động 60.000 – 100.000 đồng một người hai chiều.

Rừng Trúc bản Nả Háng Tủa

Rừng trúc 60 năm tuổi nằm cách trung tâm thị trấn Mù Cang Chải 20 km. Đây cũng là nơi cung cấp đặc sản măng trúc cho vùng. Đường tới đây ngày
mưa rất lầy lội, dốc dựng đứng. Du khách thường phải đi bộ hoặc thuê dân địa phương chở xe máy lên tận điểm tham quan do đường đất nhỏ hẹp, dốc
và trơn không thể đi ôtô.


Rừng trúc ở Mù Cang Chải. Ảnh: Đoàn Mạnh

Đu zipline

Tuyến zipline dài bậc nhất Việt Nam nằm trong khu trò chơi mạo hiểm Aeris Hill tại thôn Nước Nóng, xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn. Zipline có 2 chặng với tổng chiều dài là 1,2 km nối liền 2 huyện Văn Chấn và Mù Cang Chải.

Zipline Tú Lệ chạy qua nhiều dạng địa hình, cảnh quan như ruộng bậc thang, sông, rừng núi. Ảnh: Hương Chi

Chặng một dài gần 1 km cho du khách cơ hội thu vào tầm mắt toàn cảnh thung lũng Tú Lệ, núi non trùng điệp. Chặng 2 sẽ đưa khách xuống điểm đón xe trở về khu vui chơi.

Hiện khu trò chơi mạo hiểm Aeris Hill đón khách cả tuần (trừ thứ 4) từ 8h30 – 18h. Giá vé tham gia các trò chơi từ 200.000 đồng một người.

Lịch trình gợi ý

Ngày 1: Hà Nội – Suối khoáng nóng Trạm Tấu

Di chuyển 220 km Hà Nội – Trạm Tấu tốn 5 tiếng, du khách đi xe tự lái như xe máy, ôtô nên đi từ sớm để tới nơi gần trưa có thể nghỉ ngơi, ăn
uống lấy sức. Cung đường đi là Hà Nội – cầu Trung Hà – Thanh Sơn – Thu Cúc – Văn Chấn – Nghĩa Lộ – Trạm Tấu. Du khách chọn cách khác là đón xe
khách Hà Nội – Nghĩa Lộ, rồi gọi taxi đi tiếp tới Trạm Tấu.

Ngày 2: Khau Phạ – Lìm Mông, Lìm Thái – Tú Lệ – Mù Cang Chải

Từ Trạm Tấu đến đèo Khau Phạ gần 90 km, đường vẫn khá đẹp nên chỉ tốn chừng 2,5 tiếng di chuyển.

Ngày 3: Đồi Mâm Xôi – Đồi Móng Ngựa – Hà Nội

Chỉ riêng đoạn đường từ Tú Lệ tới trung tâm thị trấn Mù Cang Chải dài khoảng 60 km cũng có rất nhiều cảnh ruộng bậc thang đẹp hút mắt. Tuy
nhiên, đặc sắc nhất vẫn phải kể tới các bản La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Sáng Nhù…

Tổng chi phí khoảng 3.000.000 đồng một người.

Mùa vàng Mù Cang Chải nhìn từ trên cao

 

 

Mùa vàng Mù Cang Chải nhìn từ trên cao

Mùa vàng Mù Cang Chải nhìn từ trên cao. Video: Hoàng Hiệp

Ăn gì


Bữa cơm vùng cao tươi ngon và giá cả hợp lý. Ảnh: Thu Trang

Mù Cang Chải, du khách đừng quên các đặc sản như xôi
nếp nương, nhộng ong rừng, măng đắng xào, thịt lợn đen nướng, cá suối nướng (pa pỉnh tộp), cá hồi, cá tầm Khau Phạ, cải mèo…

Đồ ăn vặt đem về làm quà có Cốm xanh Tú Lệ. Du khách được trực tiếp xem người dân sàng sảy và giã cốm, giá ngày mùa là 90.000 đồng/kg cốm
tươi.

Lưu ý

Hãy chú ý hành động có trách nhiệm, không xả rác.

Không chen lấn chụp ảnh, không cho trẻ con dọc đường tiền hay quà bánh.

Thời tiết Mù Cang Chải thất thường, ban ngày nắng nóng, nhưng đêm xuống trời lại se lạnh. Du khách hãy chuẩn bị áo khoác mỏng để tránh bị cảm
lạnh.


Ảnh: Nguyễn Tấn Tuấn

Khánh Trần