Kính lái bị nứt – Nguyên nhân và 3 cách xử lý

Kính lái hay kính chắn gió bị nứt tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn và cảm giá “gai mắt” khi lái xe. Vậy khi gặp tình trạng này nên thay mới kính hay sửa chữa? Hãy xem bài viết dưới đây:

Nguyên nhân làm cho kính lái bị nứt

Kính lái đóng vai trò quan trọng đối với sự an toàn của tài xế và những người ngồi trên xe. Bộ phận này chiếm 34% cấu trúc toàn vẹn của xe.

Nó được thiết kế để đảm bảo an toàn cho người trong xe khỏi bụi bẩn, mảnh vụn, bùn đất… Vì vậy, nó có thể vỡ khi có tác động ngoại lực. Vậy đâu là những nguy cơ gây ra vấn đề này?

Do chất lượng của kính

Chất lượng là yếu tố quan trọng quyết định kính lái của bạn có bền hay không. Thông thường kính của nhà sản xuất có thể luôn là loại tốt nhất trên thị trường. Tuy nhiên vì một vài lý do gì đó mà bạn đã từng phải thay thế, thì phiên bản sau có thể là một loại kém chất lượng hơn.

Khi sử dụng kính kém chất lượng, chỉ cần một ngoại lực nhỏ cũng có thể gây ra vết nứt.

Do yếu tố lắp đặt

Nếu không được lắp đặt đúng cách, thì sẽ rất có thể gặp những hư hỏng như tình trạng kính lái bị nứt. Mặc dù những vấn đề này là trường hợp hiếm gặp, nhưng nó vẫn có thể xảy ra và là nguyên nhân tiềm ẩn những rủi ro cho mặt kính. Vậy nên, khi thay thế hãy lựa chọn những nơi uy tín nhất.

Nguyên nhân đi vào đường nhiều sỏi đá

Nếu bạn lái xe qua một con đường gập ghềnh, đầy sỏi đá cũng có thể gây ra tình trạng này trên kính. Những mảnh đá nhỏ sẽ văng lên theo bánh của xe phía trước, va chạm với kính chắn gió xe bạn.

Điều cần làm là bạn hãy duy trì khoảng cách với xe trước khi đi trên những đoạn đường khó khăn này.

Nhiệt độ

Nếu bạn thấy vết nứt dài màu xanh trên kính có thể nguyên nhân do nhiệt độ. Do sự chênh lệnh quá lớn của môi trường làm 2 bề mặt kính giãn nở không đều gây ra nứt. Ví dụ như bạn đang phơi xe dưới nắng gay gắt mà không dùng bạt phủ, sau đó bạn lên xe mở nhiệt độ quá thấp có thể gây ra tình trạng này. Nhưng cũng khá hiếm gặp.

Mưa đá

Không khó hiểu nếu sau cơn mưa xe bạn bị nứt mà bạn tìm xung quanh không hề có vật gì gây ra. Đó có thể là do mưa đá.

Những viên nước đá chỉ bằng ngón chân thôi, nhưng với gia tốc rất lớn, có thể phá hủy kính cực dễ dàng.

Nếu bạn đang đi trên đường mà gặp mưa đá tình trạng có thể còn thảm hại hơn rất nhiều.

Nếu có thể, khi đỗ xe nên dùng tấm che kính lái để bảo vệ trong mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra.

Va chạm

Tất nhiên rồi, đây là lý do thường gặp nhất với các vấn đề của kính. Nhưng chưa chắc đã cần va chạm vào kính mới vỡ. Chỉ cần rung động đột ngột ở cường độ cao cũng sẽ ảnh hưởng đến bộ phận này. Nếu bạn có bảo hiểm, vấn đề này sẽ được xử lý đơn giản, nếu không có thể là một món tiền khá lớn đấy!

Nên sửa vết kính hay thay mới?

Sửa hay thay mới phụ thuộc rất nhiều vào kích thước của vết vỡ, nứt. Nếu vết nhỏ, bạn có thể tự khắc phục tại nhà đơn giản, và bạn vẫn có thể dùng được khá lâu trước khi phải thay mới. Nếu vết quá lớn, quá rộng gây biến dạng bề mặt thì bạn nên thay mới để đảm bảo an toàn khi lưu thông.

3 cách xử lý khi kính lái ô tô bị nứt

Để xử lý tình trạng này có nhiều phương pháp. Tuy nhiên, có 3 cách đơn giản bạn nên làm trước khi quyết định đưa đến gara.

Cách 1. Gắn kính nứt bằng keo dán chuyên dụng

Thực ra, cách này mục đích chính là để gắn lại và hạn chế vết nứt có thể tự động vỡ lớn hơn. Chứ không thể làm kính trở về trạng thái ban đầu được.

Ngoài ra, bạn chú ý, những loại keo con voi, keo 502 sẽ để lại vệt trắng trên bề mặt, vì vậy bạn không nên thử sử dụng.

Cách sử dụng cực đơn giản:

  • Bước 1

    : Bạn sử dụng cồn để rửa sạch vùng bị rạn, sau đó lau khô

  • Bước 2

    : Tiếp theo, bạn lấy ống keo và dùng kéo để mở.

  • Bước 3

    : Dùng bông tăm nhúng vào keo dán

  • Bước 4

    : Bôi đều keo lên phần bị nứt

  • Bước 5

    : Lấp đầy nhưng khe hở, vết rạn bằng keo.

  • Bước 6

    : Cuối cùng, bạn dùng khăn giấy khác để lau phần keo thừa.

Cách 2. Sử dụng sơn móng tay có sẵn

Bạn không nghe nhầm đâu, dùng sơn móng tay của chị em có thể dễ dàng xử lý các vết nhỏ trên kính. Sơn này có thành phần từ polyme rất bền vững, vì vậy có thể sử dụng chúng để lấp đầy cách vết nứt, sứt mẻ.

Cách này chỉ sử dụng với các vết nhỏ, không có nguy cơ vỡ rộng. Và nó chỉ giúp bạn làm đẹp, lấp đầy vết nứt chứ không thể làm lại như mới được. Tuy nhiên, bạn nên thử vì chi phí rất rẻ, khi cần loại bỏ cũng rất dễ.

Cách dùng:

  • Làm sạch quanh vết rạn, mẻ
  • Thêm sơn vào đầy vết nứt, dùng chổi dàn đều
  • Phết thêm 1 lớp ở mặt trong của kính để tăng độ cứng vững
  • Mang xe ra phơi nắng cho khô sơn

Cách 3. Sử dụng bộ sửa kính chuyên dụng

Các vết nứt dài rất khó để cho keo vào giữa, vì vậy bạn cần bộ sửa kính chuyên dụng để bơm keo vào giữa các vết này.

Ngoài ra, sản phẩm này cũng đi kèm với loại keo gắn kính chuyên dụng không màu, giúp cải thiện đáng kể tình trạng nứt vỡ.

Khi những cách trên không thể khắc phục được thì có nghĩa là vết trên xe của bạn quá lớn, lúc này bạn cần mang ô tô đến gara ô tô, hoặc các hãng xe để được khắc phục hoặc thay thế.

Chi phí thay kính lái là bao nhiêu?

Giá thành để thay kính trước dao động từ 4 – 10 triệu đồng. Tuy nhiên, giá thành có thay đổi phụ thuộc vào hãng xe, công nghệ của kính, giá bán của xe… Bạn nên tham khảo trên internet hoặc các gara và hãng trước khi quyết định thay thế.

Bài viết trên đây không đủ dài để nói hết vấn đề bạn đang gặp phải, đó là tình trạng kính lái bị nứt, nhưng chúng tôi hy vọng đã phần nào giúp bạn thấu hiểu được vấn đề đó. Từ việc tìm hiểu nguyên nhân gây hư hại mặt kính bạn sẽ tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất. Cảm ơn bạn đã tham khảo qua bài viết và chúc bạn thành công trong việc khắc phục sự cố này!

5/5 | (12)