Kinh doanh hộ gia đình và những vấn đề pháp lý cần chú ý
“Thưa luật sư, gia đình tôi muốn đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh, nhưng tôi nghe nói là kinh doanh theo hình thức này sẽ không có tư cách pháp nhân, vậy điều này có ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh doanh của gia đình tôi hay không?”
Hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh phổ biến và được ưa chuộng hiện nay, với quy mô và số vốn nhỏ, thủ tục nhanh gọn,… hình thức này đã được nhiều người tìm hiểu và chú ý. Nhưng có nhiều vấn đề pháp lý cần đặt ra khi đăng ký tham gia hộ kinh doanh, đặc biệt để trả lời câu hỏi “hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân hay không?”, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc trên.
Căn cứ pháp lý:
Bộ luật doanh nghiệp 2020.
Bộ luật dân sự 2015.
Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
- Khái niệm
“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.
- Kinh doanh hộ gia đình không có đặc điểm nào?
- Doanh thu cao không phải là đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình.
Dưới góc độ pháp lí, hộ gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau theo quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau. Hộ gia đình chính là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình và đang chung sống trong một gia đình với nhau.
Trước hết, hoạt động kinh doanh này nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của chính hộ gia đình đó, số vốn ít nên doanh thu sẽ không cao.
- Có tư cách pháp nhân và có con dấu không phải là đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình.
Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Điều kiện trở thành pháp nhân.
Thứ nhất: được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ hai, về cơ cấu tổ chức, có cơ quan điều hành; tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành được quy định trong điều lệ, quyết định thành lập của pháp nhân hoặc có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật;
Thứ ba, có tài sản (vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật) độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
Thứ tư, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền.
Tại sao kinh doanh hộ gia đình không có tư cách pháp nhân?
Theo quy định tại Điều 79 Nghị định 01/2020/NĐ-CP về đăng ký thành lâpj doanh nghiệp: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.” Hộ kinh doanh có tài sản không độc lập và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, do đó không đáp ứng yêu cầu thứ ba trên đây, vì vậy hộ gia đình không có tư cách pháp nhân.
- Hệ quả pháp lý khi kinh doanh hộ gia đình không có tư cách pháp nhân.
Khi không có tư cách pháp nhân thì hộ kinh doanh sẽ gặp phải những hạn chế sau:
Phải dùng tài sản của mình để trả nợ nếu kinh doanh thua lỗ.
“Điều 102. Tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân
- Việc xác định tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật này.
- Việc xác định tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo quy định tại Điều 506 của Bộ luật này.
- Việc xác định tài sản chung của các thành viên của tổ chức khác không có tư cách pháp nhân, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo thỏa thuận của các thành viên, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điều 103. Trách nhiệm dân sự của thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân
- Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân được bảo đảm thực hiện bằng tài sản chung của các thành viên.
- Trường hợp các thành viên không có hoặc không đủ tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ chung thì người có quyền có thể yêu cầu các thành viên thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 288 của Bộ luật này.
- Trường hợp các bên không có thỏa thuận, hợp đồng hợp tác hoặc luật không có quy định khác thì các thành viên chịu trách nhiệm dân sự quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này theo phần tương ứng với phần đóng góp tài sản của mình, nếu không xác định được theo phần tương ứng thì xác định theo phần bằng nhau.”
Ngoài ra, các đặc điểm không thuộc hình thức kinh doanh hộ gia đình là: được mở thêm chi nhánh, có văn phòng đại diện; có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
3. Danh mục ngành nghề cần chú ý khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Danh mục ngành nghề cần kiểm tra thực tế trước khi cấp GCN ĐKKD
- Dịch vụ nhà trọ, nhà cho thuê;
- Dịch vụ Karaoke;
- Dịch vụ Internet;
- Dịch vụ cầm đồ;
- Kinh doanh khí đốt hoá lỏng;
Danh mục ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề
- Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm;
- Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y;
- Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, mua bán thuốc bảo vệ thực vật;
- Kinh doanh dịch vụ pháp lý;
- Kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
- Kinh doanh dịch vụ kế toán;
- Kinh doanh thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng;
- Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán;
- Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
- Kinh doanh dịch vụ xông hơi khử trùng;
- Thiết kế phương tiện vận tải;
Câu hỏi thường gặp
- Tại sao nên lựa chọn kinh doanh hộ gia đình?
Trả lời: Kinh doanh hộ gia đình có ưu điểm: số vốn ít, quy mô nhỏ dễ quản lý, Thủ tục nhanh gọn và khá đơn giản. Không phải kê khai thuế hàng tháng, được áp dụng chế độ thuế khoán chỉ phải kê khai và nộp thuế một lần hàng năm.
- Kinh doanh hình thức hộ gia đình có được đăng ký mở thủ tục phá sản không?
Trả lời: Không áp dụng hình thức phá sản/ giải thể. Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh chủ thể thành lập chỉ cần nộp lại Giấy đăng ký kinh doanh cho cơ quan cấp giấy.
5/5 – (2977 bình chọn)
✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin