Kinh doanh điện tử (E-business) là gì? Xu hướng việc làm hiện nay

Cùng với sự phát triển của xã hội, con người dần tiếp cận với nền công nghệ 4.0 tức là được tiếp cận gần hơn với xu hướng kinh doanh điện tử. Bài viết này sẽ giúp các bạn biết được kinh doanh điện tử (E-business) là gì? Cũng như xu hướng việc làm hiện nay một cách chi tiết nhé!

Kinh doanh điện tử (E-business) là gì? Xu hướng việc làm hiện nay

I. Kinh doanh điện tử (E-business) là gì?

1. Kinh doanh điện tử là gì?

Kinh doanh là các hoạt động đầu tư, sản xuất, buôn bán, cung ứng dịch vụ. Do các chủ thể kinh doanh tiến hành một cách độc lập nhằm tạo doanh thu và thu về lợi nhuận cho mình. Kinh doanh điện tử (hay E-business) là thuật ngữ chỉ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua mạng máy tính. Kinh doanh điện tử bao phủ quá trình hoạt động trong doanh nghiệp gồm quản lý hàng hóa, quy trình mua hàng online, chăm sóc khách hàng trên Internet, Affiliate Marketing, quản lý hoạt động logistics,… Nhưng phổ biến nhất hiện nay đó chính là các hoạt động kinh doanh trên website nhằm thu về một mức lợi nhuận nhất định cho doanh nghiệp. 

Năm 1996, nhóm tiếp thị Internet của tập đoàn IBM đã đặt tên cho thuật ngữ kinh doanh điện tử (E-business) lần đầu tiên. Theo Tổ chức Thương mại thế giới WTO thì kinh doanh điện tử là việc sản xuất, tiếp thị, bán và phân phối sản phẩm thông qua các phương tiện điện tử. Còn Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD thì định nghĩa thương mại điện tử theo 2 nghĩa như sau:

Theo nghĩa rộng: Đây là việc buôn bán hàng hóa giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng, các tổ chức nhà nước hoặc tư nhân với nhau thông qua trung gian máy tính. Tuy hàng hóa được đặt qua mạng Internet nhưng việc thanh toán và vận chuyển hàng hóa có thể được thực hiện theo phương pháp truyền thống.

Theo nghĩa hẹp: Đây việc mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua Internet. Mọi thanh toán, đơn hàng được nhận hoặc đặt qua bất kì ứng dụng nào trên nền tảng Internet.

Ngoài ra, theo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thì thương mại điện tử là các giao dịch điện tử trên nền tảng Internet hoặc bất kỳ mạng nào khác. Giao dịch này được chia làm 2 loại: Giao dich bán dịch vụ, hàng hóa hữu hình và Giao dịch liên quan đến việc chuyển trực tiếp, trực tuyến các thông tin, dịch vụ hàng hóa số.

Kinh doanh điện tử (E-business) là gì?

2. Những lợi ích kinh doanh điện tử mang lại

Thị trường toàn cầu: Đối với các cửa hàng truyền thống, bạn cần phải có mặt bằng thật lớn để bày bán các sản phẩm. Nhưng với một cửa hàng trực tuyến hay bất kỳ loại hình kinh doanh thương mại điện tử nào thì hoàn toàn không bị giới hạn, cả về địa điểm lẫn số lượng sản phẩm. Điều này giúp bạn có thể tiếp cận nhanh và dễ dạng đến thị trường toàn cầu. Bên cạnh đó, chúng giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí thuê mặt bằng hay nhân viên vận hàng. Và chuyển chi phí đó sang tối ưu trang web hơn nữa. 

Tính khả dụng 24/7: Khi một cửa hàng trực tuyến đi vào hoạt động, khách hàng của bạn có thể truy cập bất kể thời gian trong ngày. Chúng cho phép mọi người mua sắm 24/7 dù là họ sống ở đâu trên thế giới. Cũng chính vì không bị giới hạn thời gian làm việc nên các doanh nghiệp kinh doanh điện tử có thể phục vụ khách hàng 24/7 xuyên suốt 365 ngày.

Giảm giá, khuyến mãi: Nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi vào các dịp lễ quan trọng là điểm cộng thu hút khách hàng khi thực hình hiện kinh doanh điện tử. Thông thường, các doanh nghiệp kinh doanh điện tử được hưởng lợi rất lớn vì chi phí duy trì hoạt động thấp. Từ đó, họ cố gắng thúc đẩy việc cung cấp sản phẩm chất lượng với giá cực ưu đãi. Nhằm giúp lôi kéo khách hàng về doanh nghiệp của mình và thu về lợi nhuận. 

Quản lý hàng tồn kho: Trong kinh doanh điện tử, doanh nghiệp có thể ứng dụng các công cụ điện tử hỗ trợ cho việc đẩy nhanh quá trình đặt hàng, giao hàng và thanh toán quản lý hàng tồn kho. Việc làm này sẽ giúp tiết kiệm hàng tỷ chi phí hoạt động và hàng tồn kho cho doanh nghiệp.

Tiếp thị theo từng mục tiêu: Kinh doanh điện tử cho phép người bán truy cập vào dữ liệu khách hàng để tìm hiểu thông tin, thói quen mua hàng. Từ cơ sở đó mà người bán có thể đưa ra những chiến lược tiếp thị phù hợp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể cập nhật những xu hướng mới nhằm nhanh chóng định hình, tiếp thị sản phẩm của mình để tìm kiếm thêm khách hàng mới.

Làm việc ở bất cứ đâu: Đặc thù của kinh doanh điện tử là bạn không làm việc cố định ở một vị trí nào đó. Bạn chỉ cần một chiếc máy tính có kết nối Internet là đã có thể quản lý doanh nghiệp của mình ở bất kỳ đâu trên thế giới.

3. Ai nhận được lợi ích từ kinh doanh điện tử?

Đối với doanh nghiệp: Lợi ích lớn nhất mà các doanh nghiệp nhận được đó là giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nữa. Những chi phí mà doanh nghiệp có thể tiết kiệm được phải kể đến là khoản thuê mặt bằng, thuê nhân viên, quản lý hàng tồn kho,… Thay vào đó, họ chỉ cần tập trung vào khoản xây dựng hình ảnh, Marketing, SEO cho trang web của mình. Sau đó chỉ tốn khoảng 10% phí để duy trì và vận hành website mỗi tháng. 

Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng chỉ cần lên website của cửa hàng rồi tìm hiểu và chọn hàng hóa mà mình mong muốn là có thể được giao đến tận nơi. Việc này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, thay vì phải ra tận cửa hàng truyền thống để xem xét sản phẩm. Bên cạnh đó, người tiêu dùng có những cái nhìn khách quan hơn về giá cả hay chất lượng hàng hóa. Không những thế, lợi ích lớn nhất mà người tiêu dùng nhận được đó là không còn giới hạn về địa lý hay thời gian đặt hàng. Bạn có thể đặt hàng ở bất cứ nơi đâu vào bất kỳ thời gian nào.

Đối với xã hội: Kinh doanh điện tử đã tạo ra một môi trường làm việc mới hoàn toàn phù hợp với nền công nghệ hóa như hiện nay. Việc kinh doanh này sẽ giúp các doanh nghiệp tăng tính sáng tạo của mình hơn nữa nhằm cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp khác. Và từ đó phát triển nền kinh tế của một đất nước. 

II. Đặc điểm của kinh doanh điện tử

Kinh doanh điện tử là sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp, đối tác, khách hàng và tổ chức hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp. Tùy theo nhu cầu và khả năng mà doanh nghiệp có những bước đi riêng sao cho phù hợp với sự thay đổi của thị trường. Hiện nay, kinh doanh điện tử đã cho phép các công ty liên kết với những hệ thống xử lý dữ liệu bên trong cũng như bên ngoài một cách hiệu quả và linh hoạt. Nhờ đó, các doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết hơn với các nhà cung cấp cũng như là đối tác để làm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Việc làm có thể bạn quan tâm – tuyển dụng thương mại điện tử:

– Quản trị viên kênh Online (Social, Sàn TMĐT)

– Nhân viên Phát triển Kinh doanh sàn E-Com (B2C, C2C, No-brand, Small seller)

Đặc điểm của kinh doanh điện tử

III. Nội dung chính của kinh doanh điện tử

Kinh doanh điện tử đang chú trọng tăng cường 3 quá trình như sau: 

–  Quá trình sản xuất: Quá trình này bao gồm việc mua hàng, đặt hàng và cung cấp hàng vào kho, thanh toán với nhà cung cấp và quá trình quản lý sản xuất.

–  Quá trình tập trung vào khách hàng: Quá trình này bao gồm việc thúc đẩy phát triển mảng marketing, bán hàng qua Internet, xử lý đơn đặt hàng, thanh toán và hỗ trợ khách hàng.

Quá trình quản lý nội bộ: Quá trình này bao gồm các dịch vụ liên quan đến việc quản lý đào tạo nhân viên. Đồng thời chia sẻ thông tin nội bộ và tuyển dụng nhân viên. Việc trao đổi giữa các nhóm và đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý sẽ góp phần tạo ra hiệu quả vượt trội cho kinh doanh.

Nội dung chính của kinh doanh điện tử

IV. Các thành phần của kinh doanh điện tử

E-Procurement: E-Procurement là thuật ngữ dùng để chỉ hình thức mà một cá nhân, tổ chức sử dụng Internet để mua hàng hóa, dịch vụ. Khi doanh nghiệp áp dụng giải pháp E-Procurement thì sẽ giúp doanh nghiệp tăng tốc độ giao dịch, hạn chế tối đa sự lừa đảo, cung cấp khả năng hiển thị chi tiêu 100%, chuẩn hóa trải nghiệm mua hàng. E-Procurement còn giúp doanh nghiệp loại bỏ rắc rối, phức tạp của quy trình giấy tờ hay quy trình thủ công. Đó là tác động tích cực mà kinh doanh điện tử mang lại cho doanh nghiệp.

Cửa hàng trực tuyến: Hầu hết tất cả các Website bán hàng trực tuyến sẽ giúp cho việc bán hàng trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn. Các cửa hàng trực tuyến bao gồm tất cả các khâu như: trưng bày sản phẩm, giao hàng và chăm sóc khách hàng,…Bạn có thể lựa chọn hàng hóa theo nhu cầu và tiến hành thanh toán trực tuyến qua thẻ ngân hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Các thành phần của kinh doanh điện tử

Thị trường trực tuyến: Đây là một loại trang web thương mại điện tử mà mọi thông tin liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ đều được cung cấp bởi bên thứ ba nhưng các giao dịch lại được xử lý bởi nhà điều hành thị trường. Thị trường trực tuyến là loại hình thương mại điện tử đa kênh chính để sắp xếp quy trình sản xuất được diễn ra tốt hơn.

Cộng đồng trực tuyến: Sự tương tác trong cộng đồng trực tuyến sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn. Cụ thể, nó sẽ giúp giữ chân những khách hàng quen thuộc để trung thành với thương hiệu của doanh nghiệp mình. Nếu không có sự tương tác của cộng đồng trực tuyến thì khách hàng sẽ không gắn bó lâu dài với doanh nghiệp được.

Công ty trực tuyến: Đây là hình thức công ty tồn tại dưới dạng online cụ thể là sẽ bao gồm một hệ thống mạng lưới các công ty đơn lẻ kết hợp với nhau để hình thành một doanh nghiệp ảo. Doanh nghiệp ảo này sẽ hoạt động với mục đích giao dịch chung và thu về lợi nhuận cho các công ty.

V. Sự khác nhau E-business và E-commerce

Kinh doanh điện tử (E-business) được xem là một khái niệm rộng lớn và bao quát hơn so với thương mại điện tử (E-commerce). Nếu E-Business đề cập đến việc thực hiện tất cả các loại hoạt động kinh doanh bao gồm: mua bán hàng hóa, giáo dục khách hàng, hoạt động cung ứng mua bán sản phẩm, thực hiện các giao dịch tiền tệ thông qua internet,… thì E-Commerce là việc thực hiện các hoạt động thương mại trực tuyến, giao dịch qua internet. Bên cạnh đó, ưu điểm vượt trội của E-Business là các giao dịch không bị giới hạn nhưng E-commerce lại bị giới hạn bởi các giao dịch.

Sự khác nhau E-business và E-commerce

Ngoài ra, E-business cũng yêu cầu sử dụng  nhiều trang web hơn so với E-commerce như: CRMs, ERPs kết nối các quy trình kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp. Nếu mọi giao dịch kinh doanh của E-business được thực hiện trong kinh doanh điện tử thì mọi giao dịch kinh doanh của E-commerce sẽ được thực hiện trong thương mại điện tử. Không những thế, E-Business phù hợp hơn trong quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp khác (B2B) còn E-Commerce thích hợp hơn trong trong quan hệ Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C).

VI. Cách bắt đầu kinh doanh điện tử

1. Nghiên cứu thị trường

Bước đầu tiên mà bạn cần làm để kinh doanh điện tử là nghiên cứu thị trường. Nếu bạn chọn sản phẩm có lợi nhuận cao thì bạn dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh trong tương lai. Bạn nên xem xét thật kĩ về một số lĩnh vực quan trọng khi tiến hành nghiên cứu thị trường đó là: khả năng cạnh tranh, chiến lược giá và giá trị duy nhất cho sản phẩm của bạn. Bạn cần nghiên cứu kỹ xem sản phẩm của mình có sức ảnh hưởng như thế nào đến thị trường và người tiêu dùng. Cụ thể là nghiên cứu về sở thích, nhu cầu sử dụng, biến động giá của sản phẩm trên thị trường kinh doanh để có thể đặt ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

Cách bắt đầu kinh doanh điện tử

2. Lập kế hoạch kinh doanh

Bạn nên phác thảo lên một kế hoạch kinh doanh ảo trước vì nó sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về những hạn chế về doanh nghiệp của mình. Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn lường trước được những rủi ro không mong muốn để có thể tìm ra cách xử lý nhanh chóng nhất. 

3. Xây dựng thương hiệu

Sau khi đã nghiên cứu về thị trường cũng như lên kế hoạch cụ thể thì bạn hãy bắt đầu nghĩ đến các yếu tố chính của cửa hàng như:  tên thương hiệu, tên miền, nguyên tắc thương hiệu và biểu tượng logo. Bạn cần vào đầu tư vào khoản này bởi nó sẽ giúp doanh nghiệp của bạn gây ấn tượng tốt với khách hàng trong những lần mua bán đầu tiên. Từ đó, có thể đưa thương hiệu của doanh nghiệp đến với nhiều người và thu về được nhiều lợi nhuận hơn.

VII. Triển vọng nghề nghiệp E-business

1. Công việc E-commerce

Công việc E-commerce sẽ chú trọng xây dựng kế hoạch và nền tảng trực tuyến như: 

– Chuyên viên ngành hàng: sẽ đảm nhận vai trò triển khai hoạt động kinh doanh trong một ngành hàng nhất định. Các hoạt động này cụ thể là: tìm kiếm nhà bán hàng, kiểm soát thông tin sản phẩm, lên kế hoạch hoạt động kinh doanh ngành hàng trên nền tảng E-commerce,…

– Nhân viên, chuyên viên kế hoạch phát triển: Đây là người chịu trách nhiệm lên kế hoạch phát triển chung cho toàn bộ hệ thống E-commerce nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp. .

– Chuyên viên IT: Đây là bộ phận không thể thiếu đối với E-business và E-commerce. Vị trí chuyên viên IT rất đa dạng và chịu trách nhiệm về nhiều nền tảng khác nhau.

Triển vọng nghề nghiệp E-business

2. Công việc Logistics

Logistics là một bộ phận không thể thiếu đối với E-business. Chính vì thế, công việc này rất đa dạng cùng quy mô không hề nhỏ chút nào:

– Bộ phận kho vận: Vị trí này giúp quản lý hệ thống kho vận của công ty. Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm về vận đơn, quản lý quá trình vận chuyển,… của toàn bộ công ty.

– Bộ phận quản lý đối tác cung ứng: Vị trí này yêu cầu nhân sự tìm kiếm, kết nối và xử lý các vấn đề liên quan đến đối tác vận chuyển.

– Bộ phận kế hoạch Logistics: Bộ phận này khá quan trọng, có nhiệm vụ thiết kế kế hoạch phát triển chung cho hệ thống Logistics.

3. Công việc Marketing

Không giống như Marketing ở các ngành kinh doanh khác, marketing trong E-business sẽ có những hoạt động rộng rãi hơn so với marketing thông thường:

– Nhân viên,chuyên viên Digital Marketing: Đây là bộ phận thực hiện các chiến dịch mở rộng phạm vi nhằm đưa công ty, doanh nghiệp  được xuất hiện trên các nền tảng số của trang web, ứng dụng với tần suất cao hơn.

– Nhân viên, chuyên viên Affiliate Marketing: Đây là bộ phận quản lý các đối tác truyền thông nhằm tìm kiếm, kết nối và duy trì quan hệ đối tác truyền thông. 

– Nhân viên, chuyên viên Social Marketing: Đây là bộ phận chịu trách nhiệm triển khai marketing trên các trang mạng xã hội để đưa các sản phẩm đến gần với khách hàng hơn.

– Chuyên viên kế hoạch, phát triển: Đây là bộ phận lên kế hoạch hoạt động Marketing chung cho các bộ phận nhỏ khác. Không những thế, bộ phận còn này phải chịu trách nhiệm về các chiến dịch truyền thông nói chung cho cả công ty nên khá áp lực ở vị trí này.

Xem thêm:

– Thương mại điện tử là gì? Cơ hội việc làm và trường đào tạo

– Kinh doanh thương mại điện tử: Cơ hội việc làm và điều kiện đăng ký

– Những sự thật về ngành thương mại điện tử mà bạn muốn biết

Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ biết được kinh doanh điện tử (E-business) là gì? Cũng như tìm hiểu được xu hướng việc làm hiện nay.  Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, vậy thì đừng quên chia sẻ với mọi người nhé. Chúc bạn luôn thành công trong công việc lẫn cuộc sống!

Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_doanh_điện_tử