Kinh doanh bảo hiểm là gì? Những quy định chung của hợp đồng bảo hiểm có nội dung cụ thể như thế nào?


Dạo gần đây, ở xã tôi ở. Tôi thấy rất nhiều người tham gia vào kinh doanh bảo hiểm. Tôi không hiểu rõ lắm về hoạt động này. Cho nên tôi muốn hỏi là kinh doanh bảo hiểm là gì? Hợp đồng bảo hiểm được quy định như thế nào?

Kinh doanh bảo hiểm là gì?

Về khái niệm, căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về khái niệm kinh doanh bảo hiểm cụ thể như sau:

Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Về nguyên tắc cơ bản, căn cứ tại Điều 6 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010) quy định về những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động bảo hiểm cụ thể như sau:

– Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có nhu cầu bảo hiểm được lựa chọn tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam hoặc sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới.

– Doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm các yêu cầu về tài chính để thực hiện các cam kết của mình đối với bên mua bảo hiểm.

Kinh doanh bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 về hợp đồng bảo hiểm cụ thể như sau:

– Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

– Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:

+ Hợp đồng bảo hiểm con người;

+ Hợp đồng bảo hiểm tài sản;

+ Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

– Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được áp dụng theo quy định của Bộ luật hàng hải; đối với những vấn đề mà Bộ luật hàng hải không quy định thì áp dụng theo quy định của Luật này.

– Những vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không quy định trong Chương này được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Những quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm

Về hình thức, theo Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về hình thức của hợp đồng bảo hiểm cụ thể như sau:

Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.

Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.

Về nội dung, tại Điều 13 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về nội dung của hợp đồng bảo hiểm cụ thể như sau:

– Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây:

+ Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;

+ Đối tượng bảo hiểm;

+ Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;

+ Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;

+ Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;

+ Thời hạn bảo hiểm;

+ Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;

+ Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;

+ Các quy định giải quyết tranh chấp;

+ Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.

– Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội dung khác do các bên thỏa thuận.

Về thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm, căn cứ tại Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010) cụ thể như sau:

Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi có một trong những trường hợp sau đây:

– Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm;

– Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm;

– Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.

Về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, theo quy định tại Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 cụ thể như sau:

– Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

– Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng.

– Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:

+ Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý.