Kinh Nghiệm Leo Núi Bà Đen – Chinh Phục Nóc Nhà Đông Nam Bộ – Klook Blog
leo núi bà đen
do Klook tổng hợp và lên kế hoạch vi vu cuối tuần này thôi.
Mục Lục
Núi Bà Đen ở đâu?
Cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km, núi Bà Đen toạ lạc ở phía Đông Bắc thành phố Tây Ninh, thuộc quần thể di tích văn hoá – lịch sử cùng tên. Bên cạnh độ cao ấn tượng, địa điểm này còn thu hút du khách bởi thiên nhiên hữu tình, núi non hùng vĩ cùng vô số điển tích dân gian được truyền miệng qua hàng trăm năm.
Mặc dù đã có tuyến cáp treo hiện đại đưa du khách lên đỉnh núi (ga Bà Đen thậm chí còn được công nhận là “nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới”), hầu hết giới trẻ khi đến đây đều có chung một mục đích là chinh phục nóc nhà Đông Nam Bộ.
Muốn chinh phục núi Bà Đen tiện lợi và tiết kiệm? Đặt
mua vé cáp treo núi Bà Đen
trên Klook để tiết kiệm 10%, cộng thêm nhiều quà tặng và tiện ích ĐỘC QUYỀN khác.
Hướng dẫn cách đi đến núi Bà Đen từ thành phố Hồ Chí Minh
Bạn có thể chọn hai loại phương tiện là
xe hơi riêng
(nếu đi theo nhóm từ ba người trở lên) hoặc đi núi Bà Đen bằng xe máy. Có hai cung đường chính dẫn đến núi Bà Đen từ thành phố Hồ Chí Minh.
-
Khởi hành từ quốc lộ 22A, bạn đi đến ngã ba Trảng Bàng thì rẽ phải vào tỉnh lộ 782; sau đó, đi khoảng 62km nữa là đến núi Bà Đen. Thời gian di chuyển khoảng ba tiếng. Bạn nên dừng lại ở các quán nước ven đường nghỉ chân, dưỡng sức để còn leo núi nha.
-
Vẫn đi trên quốc lộ 22A đến ngã ba Trảng Bàng, bạn rẽ trái vào thị trấn Gò Dầu rồi rẽ phải đi tiếp trên quốc lộ 22B tầm 72Km nữa là núi Bà Đen. Cung đường này tuy dài nhưng lại dễ đi, khung cảnh đẹp, phù hợp cho những bạn thích check-in.
Xem chi tiết đường đi núi Bà Đen từ thành phố Hồ Chí Minh
tại đây
.
(*) Ngoài ra, bạn cũng có thể đi xe buýt từ trạm Bến Thành đến Gò Dầu; sau đó, chuyển xe đi từ Gò Dầu đến Long Hoa, Tây Ninh.
Có bao nhiêu cung đường trekking ở núi Bà Đen?
Ít người biết rằng có đến tận bảy cung đường trekking, leo núi Bà Đen, bao gồm đường chùa, đường cột điện, đường ống nước, đường Ma Thiên Lãnh, đường núi Phụng, đường đá trắng và đường HCM.
Nếu mới leo núi Bà Đen lần đầu, bạn nên chọn các cung đường phổ biến như dưới đây:
1. Leo núi Bà Đen đường chùa
Đường chùa nằm ở phía sau lưng chùa Bà, được xem là cung đường ngắn nhưng cũng dốc nhất để lên núi Bà Đen. Trên đường đi, cây cối hoang sơ mọc tầm thấp khá rậm rạp, có nhiều dốc đá lớn nên hơi khó leo trèo. Bạn hãy mặc áo tay dài để tránh bị côn trùng đốt hay cây cối quẹt trầy xước. Không gian xanh dọc theo đường chùa rất thơ mộng nên khá lý tưởng cho người thích chụp ảnh.
2. Leo núi Bà Đen đường cột điện
Có thể nói đường cột điện là một trong những cung đường được các phượt thủ yêu thích nhất. Cung đường này đi qua rừng xoài, rừng chuối mát mẻ. Trên đường còn có mũi tên hướng dẫn và các cột điện được đánh số thứ tự (từ 1 đến 117) thẳng lên đỉnh núi nên #teamKlook không sợ đi lạc đâu nè. Đường cột điện bắt đầu từ đài Liệt Sĩ và khá là dài, ít người qua lại và không có các cửa hàng “tiếp tế” dọc đường. Bạn có thể dừng chân nghỉ ngơi, uống nước, ngắm cảnh ở các mốc 55 và 65. Thời gian leo núi dao động từ ba tiếng đến năm tiếng tuỳ thể lực.
3. Leo núi Bà Đen theo các cung đường khác
Đường HCM và đường đá trắng là hai cái tên mới toanh nhưng lại có độ khó cao nhất. Thời gian chinh phục thường mất khoảng hai ngày, đòi hỏi rất nhiều thể lực và hành trang chu đáo. Bạn chỉ nên đi khi có hướng dẫn viên người địa phương am hiểu về trekking, leo núi ở khu vực này. Bên cạnh đó, đường ống nước (ở phía sau chùa Bà), đường Ma Thiên Lãnh và đường núi Phụng cũng khá “căng”, rất dễ đi lạc. #teamKlook chú ý nhé!
Nên leo núi Bà Đen khi nào?
Như đã nói ở trên, tuỳ theo cung đường mà thời gian leo núi Bà Đen sẽ dao động từ nửa ngày đến tận hai ngày. Bạn nên chọn giờ khởi hành vào tờ mờ sáng (nếu muốn đi về trong ngày) và chiều tối (nếu muốn cắm trại qua đêm để săn mây). Tránh đi vào ban trưa vì thời tiết nắng gắt cộng với tình trạng sốc độ cao rất nguy hiểm.
Bên cạnh các tháng cao điểm mưa bão, bạn nên hạn chế đi leo núi vào tháng giêng và tháng hai âm lịch, vì đó là lúc diễn ra hội xuân núi Bà nên du khách rất đông đúc, khó có thể thư thả tận hưởng chuyến đi. Đầu tháng năm âm lịch thì có lễ hội núi Bà; bạn cũng nên tránh thời điểm này nhé.
Những điều cần chú ý khi leo núi Bà Đen
1. Sẵn sàng về tâm lý và thể lực
Trước khi leo núi Bà Đen khoảng một tháng, bạn hãy rèn luyện cơ thể bằng các bài tập sức bền như chạy bộ, nhảy cóc, kiễng chân…, tầm một giờ mỗi ngày. Bằng cách này, cơ thể sẽ quen dần với cường độ vận động cao, hạn chế chấn thương không đáng có (chuột rút, trẹo chân, đau cơ…) trong hành trình.
#teamKlook cũng cần hiểu rõ rằng leo núi Bà Đen là hoạt động phượt giúp bạn phá vỡ giới hạn bản thân. Đường đi gian nan và bạn phải tự làm hầu như tất cả mọi thứ, từ việc mang vác balô, nấu nướng đến dựng lều cắm trại; đôi khi còn phải đối diện với lũ côn trùng hay cỏ gai rắc rối. Đường đi tuy chẳng ngập tràn hoa hồng nhưng chắc chắn sẽ là trải nghiệm cực kỳ đáng nhớ.
2. Có một đôi giày tốt
Bạn nên dùng loại giày thể thao chuyên dụng cho trekking, có phần đế gai dễ bám trụ trên dốc đá. Đừng quên một đôi vớ thật dày nữa nhé.
3. Chuẩn bị trước đồ ăn, nước uống và thuốc
Hãy mang theo đồ ăn khô để chống đói trong suốt chuyến đi. Mì gói, xúc xích, trứng luộc, bánh kẹo… miễn là nhẹ và no là có thể “triển” hết. Về phần nước thì bạn nên mang theo ít nhất hai lít nước; nếu có ở lại qua đêm thì cần tầm ba đến bốn lít nước. Nếu tự tin về thể lực thì bạn có thể mang theo đồ ăn và dụng cụ để tổ chức tiệc nướng BBQ lúc cắm trại. Trải nghiệm này rất là “chill” luôn đó.
Ngoài thuốc cảm, thuốc giảm đau, thuốc tiêu hoá, đồ sơ cứu,…, thuốc chống muỗi dạng xịt cũng là “người bạn đường” hữu ích, giúp bạn tạm thời tránh khỏi sự đe doạ của đội quân muỗi hầu như lúc nào cũng đói.
4. Chọn trang phục phù hợp
Ưu tiên quần áo làm từ chất liệu mỏng, nhẹ, thấm hút mồ hôi. Nên mang thêm áo khoác và một bộ quần áo nữa để thay nếu đi vào ban đêm. Mang theo giấy tờ tuỳ thân, áo mưa, đèn pin, pin sạc dựng phòng, lều bạt, túi ngủ, giấy vệ sinh… sao cho phù hợp nhất với lịch trình.
Bạn đã sẵn sàng chinh phục ngọn núi cao nhất Đông Nam Bộ hay chưa? Đừng quên chia sẻ kinh nghiệm leo núi Bà Đen của bạn với cộng đồng #teamKlook qua trang
Blog
và
của
Klook Việt Nam
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH: