Kinh Doanh Thể Thao Là Ngành Gì?

**Vậy thì rốt cục ngành Kinh Doanh Thể Thao là Ngành gì? **⚽️🏀Tui xin giới thiệu sơ qua một xíu về bản thân để mọi người biết người đang chia sẻ là ai, không phải là một thằng ất ơ nào đó nhá. Tui là Sơn, hiện đang là du học sinh ngành QUẢN LÝ KINH DOANH THỂ THAO tại Manchester, nước Anh.Nên đừng lo, tui biết là tui đang nói gì. Và vào thôiiii

1. ĐỊNH NGHĨA NGÀNH KINH DOANH THỂ THAO

Tên đầy đủ của ngành học siêu mới mẻ này là QUẢN LÝ KINH DOANH THỂ THAO. Tuy nhiên để tiện cho việc chia sẻ tui sẽ tóm gọn lại thành kinh doanh thể thao nhé.Để nắm rõ và hiểu sâu sắc về ngành này tui giải thích trước 2 chữ đầu tiên của ngành học đó là:KINH DOANH: Kinh Doanh là một cụm từ không hề xa lạ. Giải thích đơn giản theo hiểu biết của tui là những hoạt động kinh tế nhằm tạo ra sản phẩm, có thể là hàng hóa hoặc dịch vụ, để phục vụ và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. ( Định nghĩ chưa ổn góp ý cho tui nhá)**KINH DOANH THỂ THAO LÀ GÌ?:Đối với kinh doanh thể thao là những hoạt động kinh tế liên quan đến THỂ THAO VÀ GIẢI TRÍ. ( Các giải đấu thể thao, từ phong trào đến chuyên nghiệp, những sự kiện thể thao như SEA GAMES 31 vừa rồi vừa được tổ chức ở Việt Nam chính là một ví dụ đó)Hiểu ở mức độ cơ bản và đơn giản nhất thì đó chính là định nghĩ của ngành học này. Nếu bạn đã nắm rõ thì ta cùng sang chương thứ 2 thôi. Nếu bạn chưa rõ đặt ngay cho tui câu hỏi dưới comment nhé!!

2. HỌC KINH DOANH THỂ THAO, TA SẼ ĐƯỢC HỌC GÌ?

Chắc chắn mỗi trường sẽ có các tín chỉ khác nhau. Nhưng chung quy sẽ có những môn học nền tảng của ngành này và tui sẽ chia sẻ chính những môn học của tui trong chương trình học 3 năm của đại học Manchester Metropolitan ở nước Anh nhe.(Cấu trúc môn học và ngành học đầy đủ ở dưới comment nhé, viết trên này sẽ dài dòng lắm)Năm 1: Chúng ta sẽ được học cơ bản về những chức năng trong kinh doanh: Là Marketing trong thể thao, Kinh tế trong thể thao, Sự kiện, các kỹ năng chuyên nghiệp, thể thao toàn cầu…Nếu mà khi đọc đến dòng này, mọi người thắc mắc những môn học kha khá tương tự với một ngành khác có cái tên khá tương tự, đó là QUẢN TRỊ KINH DOANH.Thì để tui giải thích, đương nhiên là sẽ có những sự tương đồng nhất định,NHƯNG những môn học mọi người được học sẽ được đặt trong bối cảnh THỂ THAO và chính việc này sẽ đem lại cho những sinh viên học ngành KDTT mội góc nhìn sâu sắc hơn và hiểu biết cụ thể hơn về những **ĐẶC THÙ NGÀNH.**🔥Ví dụ cụ thể về đặc thù ngành:Trong kinh doanh thông thường: Sản phẩm có thể là một dịch vụ ( rửa xe, massage,bar,…) hoặc hàng hóa ( thịt, cá, trứng sữa, Iphone,…).Trong kinh doanh thể thao: Lấy ví dụ là một đội bóng: Sản phẩm của các đội bóng chính là những cầu thủ, và ( chỗ này mới xoắn não tí nè) cầu thủ cũng chính là người tạo ra một sản phẩm khác, đó là một trận bóng nhằm đem đến cảm xúc, giá trị và cảm xúc cho khán giả, là bạn và tui khi xem 1 trận banh đó.Còn nhiều những ví dụ khác nữa, có muốn thêm thì bình luận tui kể thêm cho he.Vào năm 2 và năm 3: Đây chính là lúc những môn học được nâng cao và đi vào chuyên sâu hơn. Đặc biệt hơn cả có 2 môn học rất đáng học trong tổng số 8 môn đó là:LUẬT THỂ THAO: Vận hành một đội bóng hay một CLB thể thao thì bạn đang nằm trong một ngành công nghiệp đó là công nghiệp thể thao. Và cuộc chơi này có luật chơi riêng của nó, không giống như mọi ngành nghề và lĩnh vực khác. Vì vậy, sẽ là một sự cần thiết siêu to khổng lồ trong việc nắm bắt một số kiến thức cơ bản về luật chơi của ngành thể thao này.VẤN NẠN THỂ THAO: Tham nhũng, phân biệt chủng tộc, bạo lực thể thao,…Như mọi ngành nghề khác, ngành thể thao cũng luôn có những góc khuất và những mảng màu đen tối, với những người có định hướng theo đổi ngành thể thao, chúng ta phải hiểu rõ hơn ai hết về chính những vấn đề còn tồn đọng trong thời điểm hiện tại để có được một tư duy và đạo đức trong khi hành nghề.Năm cuối: Là một năm với Luận án tốt nghiệp, khi nào học đến đây tui review tiếp cho nghe. Bây giờ qua tới phần hấp dẫn tiếp theo thui.**3. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP CỦA NGÀNH THỂ THAO **⚽️🏀🥎(ở cả Việt Nam và các nơi khác)Không giống như các ngành nghề khác, ngành thể thao tại Việt Nam không quá cạnh tranh. Đừng hiểu nhầm ý tui, không cạnh tranh không phải là không có nhiều người giỏi, nhưng thực tế là có quá nhiều vị trị và môi trường làm việc mà ở Việt Nam chưa hề tồn tại.Trong khi học ngành này ở nước ngoài ( cụ thể là Châu Âu và nước Anh, nơi tui đang du học) sẽ có một vài nơi làm việc như sau:

  1. Môi trường thể thao chuyên nghiệp (CLB chuyên nghiệp): Đây là một nơi làm việc đầu ngành, khi bạn chọn làm việc ở môi trường này vẫn sẽ có rất nhiều vị trí và phòng ban như những doanh nghiệp khác.
  2. Môi trường thể thao đại học: Môi trường này đặc biệt phổ biến ở các đất nước có nền thể thao phát triển như Nhật, Hàn, và đặc biệt là xứ sở cờ Hoa, đất nước Mỹ.
  3. Liên đoàn thể thao: Mỗi một bộ môn sẽ cần những liên đoàn từ cấp tỉnh thành cho đến quốc gia, châu lục và thế giới. Rất phổ biến với những liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) hay liên đoàn bóng rổ thế giới (FIBA).

Một bí mật sẽ được bật mí nho nhỏ đó là: Một trong những yếu tố nếu bạn muốn làm trong liên đoàn mà liên kết và giao thoa với nhiều đất nước thì tiêu chí rất quan trọng là ta phải giao tiếp và sử dụng được nhiều ngôn ngữ.

  1. Cuối cùng là những mảng vệ tinh trong thể thao: Đừng quên rằng thể thao không chỉ có mỗi thể thao, còn là những bên thứ 3 về sản xuất, bán lẻ, truyển thông, agency marketing, trung tâm thể thao (gym, hồ bơi, khách sạn)…

Nike, Adidas, Puma là những ông lớn trong ngành bán lẻ thể thao. Chưa dừng lại ở đó, những brand lớn như** Deloitte, Heineken, Tiktok**, hay chỉ cần tinh ý một xíu khi xem thể thao ta hoàn toàn có thể nhận ra những nhà tài trợ cho các câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp từ các hãng máy bay cho đến các loại thức uống và trong chính những Brand đó họ đều cần những con người có đam mê và hiểu biết về thể thao để tạo ra những sự hợp tác và tài trợ win-win cho đôi bên.Bên trên là một vài sự lựa chọn cho con đường nghề nghiệp cho các bạn có ý định theo ngành này. **Nó vô cùng RỘNG và LỚN.
****CÂU CHUYỆN VÀ CON ĐƯỜNG CỦA TUI **🔥Phần thông tin đến đây là hết rồi đó, còn dưới đây tui chia sẻ một xíu về con đường của tui đến với ngành học này, nếu mà đã đọc đến dòng này rùi thì dành thời gian đọc xíu cho zui nhá.Từ khi tui chia sẻ tui theo ngành thể thao, tui đã được nói chuyện và làm quen với rất nhiều bạn trẻ, lớn hơn có, nhỏ hơn cũng có và có 1 điểm chung là các bạn rất đam mê thể thao và cũng rất muốn đóng góp một điều gì đó cho thể thao nước nhà nhưng không phải ở vai trò vận động viên, vì thẳng thắn đi, không phải ai cũng đủ khả năng, sự kiên trì và cả sự may mắn để biến thể thao thành sự nghiệp.Nhưng vì thông tin hạn hẹp, cũng không có nhiều anh chị đi trước để học hỏi kinh nghiệm. Các bạn cũng mông lung và chưa dám chọn con đường này.Tui hoàn toàn hiểu và cảm thông cho các bạn, tui là một trong những người đầu tiên chọn theo học ngành này (nếu không phải là đầu tiên thì có ai chỉ tui làm quen với nhé, kiếm mỏi mắt hông ra). Và tui viết bài này để đem đến một chút thông tin nhưng quan trọng hơn đó chính là lan tỏa thông điệp đến với các bạn du học sinh vào những năm sau về SỰ TỒN TẠI của ngành QUẢN LÍ KINH DOANH THỂ THAO.Tui không phải nhà tiên tri và càng không phải là một nhà dự báo kinh tế, nhưng tui có sự nghiêm túc với con đường này. Và nhìn vào thể thao Việt Nam nói chung trong thời gian trở lại đây có quá nhiều điểm sáng và sự chuyên nghiệp đã được cải thiện rõ rệt, chẳng có cớ gì mà không nói Việt Nam sẽ là thị trường việc làm tiềm năng trong 5 năm tới?5 năm sau quay lại bài post này coi như nào nhé?Thế thui, kết thúc bài với một lời nho nhỏ: Video tui làm dưới comment có quá nhiều thông tin hữu ích và cấu trúc rõ ràng ngành KDTT. Nếu bạn đủ kiên nhẫn đọc tới những dòng này chắc chắn bạn đang rất tò mò về ngành, không xem thì phí lắm đấy nhá

Nguồn : https://www.facebook.com/son.nguyentrung.758