Kiến trúc nhà Việt Nam thời xưa có đặc điểm gì?
Mục Lục
Kiến trúc nhà Việt Nam thời xưa có đặc điểm gì?13>
Kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam thời xưa đa phần đều sử dụng kết cấu khung gỗ, kết hợp cùng các nguyên vật liệu khác như gạch ngói, đất, rơm và tre…
Lịch sử kiến trúc nhà Việt Nam thời xưa
Theo cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc, nguồn gốc các không gian sống của con người cũng được hình thành từ khoảng 4000 năm về trước.
Lịch sử Việt Nam được tính từ lúc khởi dựng đất nước – thời của vua Hùng từ trước những năm 207 TCN, với nền văn hóa Văn Lang – Âu Lạc và trình độ đúc đồng nổi tiếng Đông Sơn.
Vào thời kỳ này, qua di tích khảo cổ, đặc biệt là những hình ảnh trên mặt trống đồng Ngọc Lũ ghi lại, phong cách thiết kế kiến trúc xưa thường là loại nhà sàn.
Đây được xem là kiểu kiến trúc nhà ở lâu đời, khá phù hợp với điều kiện môi trường thiên nhiên của đất nước ta lúc bấy giờ.
Dấu ấn rõ nét của kiểu kiến trúc cổ xưa còn hiện hữu cho đến tận ngày nay. Chúng ta có thể kể đến các công trình từ thời Lý, Trần, Hồ, Lê, Tây Sơn, Nguyễn.
Bây giờ, do các di sản kiến trúc đã phải trải qua và chịu nhiều tác động từ lịch sử như chiến tranh, thời tiết… nên tình trạng cũng không còn được nguyên vẹn như trước.
Kiến trúc nhà Việt Nam thời xưa có đặc điểm gì?
Đa phần, những công trình kiến trúc nhà Việt Nam thời xưa đều mang đậm nét đặc trưng của văn hóa dân tộc. Chúng được thể hiện qua hầu hết yếu tố sau đây:
- Kiến trúc có bố cục, tính biểu tượng, ẩn dụ, hàm súc và thể hiện rõ nét hình ảnh nghệ thuật.
- Kiến trúc thể hiện rõ nét từ nội dung đến hình thái, tất cả đều chứa đựng tính triết lý, kín đáo và đầy thâm thúy.
- Kiến trúc hài hòa với thiên nhiên, không gian và hình khối như một yếu tố hữu cơ của cảnh quan.
- Không gian sử dụng linh hoạt, đa chức năng, dễ dàng biến đổi để thích ứng với mọi điều kiện sinh sống và hoạt động.
- Có sự kết hợp khéo léo của 03 loại không gian, bao gồm kín, bán kín – bán hở và hở.
- Tỷ lệ giữa các bộ phận trong công trình kiến trúc được thiết kế hài hòa và thống nhất.
- Trong kiến trúc có sử dụng nghệ thuật điêu – chạm khắc màu sắc, được xem như một yếu tố phụ trợ giúp làm tăng tính nghệ thuật cho công trình. Mặt khác, nó còn là phương tiện diễn đạt ý nghĩa biểu trưng, thể hiện rõ “cái hồn” cho không gian sống thông qua việc sử dụng hoa văn mang đầy nét hợi hình.
- Kiến trúc có tính hợp lý về kết cấu, đơn giản, thống nhất, điển hình và tiêu chuẩn… đều được thể hiện rõ trong bộ khung gỗ chịu lực của công trình.
- Ngoại hình của kiến trúc nhà Việt Nam thời xưa đều được xây dựng với mái dốc thẳng, phần đầu có loại uốn cong, kết hợp với nhiều hoạ tiết trang trí phong phú.
Kiến trúc nhà Việt Nam ngày nay có đặc điểm gì?
Trong điều kiện phát triển của xã hội hiện nay, cùng với đó là sự giao thoa giữa văn hóa Đông – Tây ngày càng mạnh mẽ, việc xây dựng các công trình nhà ở tại Việt Nam cũng vì vậy mà có khá nhiều thay đổi, từ khâu thiết kế đến sử dụng nguyên vật liệu…
Kiến trúc nhà biệt thự
Đây là loại nhà biệt lập, có kích thước đất và không gian sống vô cùng rộng.
Bên cạnh đó, không gian xung quanh nhà biệt thự cũng thường khá rộng rãi với nhiều cảnh quan được bố trí sống động.
Bên trong nhà đều được sử dụng những loại vật liệu cao cấp và ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại, góp phần mang lại vẻ ấn tượng ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy.
Kiến trúc nhà liền kề
Đây là dạng kiến trúc được chia lô với diện tích đất hạn chế. Nó còn được xem như loại hình nhà phố có cách bố trí bám theo trục giao thông.
Kiến trúc này là mô hình nhà ở mang tính xu hướng chính trong quy hoạch đô thị ngày nay.
Loại hình nhà ở liền kề khá phù hợp với bối cảnh kinh tế thời đại dựa vào tập tính văn hóa của người Việt.
Nhờ có mô hình này mà đã tạo nên được một nét đặc trưng riêng trong kiến trúc nơi thành thị.
Sự linh hoạt mà kiến trúc nhà liền kề mang lại cho người sử dụng là vô cùng cao khi vừa có thể ở mà lại kinh doanh được.
Kiến trúc nhà chung cư
Đây là dạng nhà ở căn hộ chung cư – xu hướng phát triển nhanh chóng bởi sự bùng nổ của dân số Việt Nam tại các khu đô thị lớn.
Vì nhu cầu nhà ở ngày càng tăng một cách mạnh mẽ nên tại các khu đô thị lớn như TPHCM, người ta đã và đang thúc đẩy phát triển nhiều hơn loại hình kiến trúc này.