Kiến thức là gì và cách học tập kiến thức hiệu quả nhất
Kiến thức là gì vẫn còn chưa có thống nhất về khái niệm. Những chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp nhiều thông tin thú vị và bổ ích dành cho bạn về chủ đề này đấy.
1. Khái niệm về kiến thức là gì?
1.1. Khái niệm về kiến thức
Kiến thức hay còn gọi là tri thức (dịch ra tiếng Anh là Knowledge) gồm những thông tin, dữ kiện, sự mô tả cùng kỹ năng có được qua các trải nghiệm và học tập của bản thân. Theo đó, kiến thức có thể chỉ sự hiểu biết về một sự việc, đối tượng qua lý thuyết hay thực hành có thể ít nhiều mang tính hình thức hay hệ thống. Đồng thời, kiến thức có thể là những điều không nhìn thấy như năng lực, kỹ năng.
Trên thực tế, người ta đưa ra nhiều khái niệm về kiến thức, tri thức nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất được mọi người chấp nhận. Khái niệm tri thức của nhà hiền triết thời cổ đại Platon được công nhận, phổ biến rộng rãi hơn cả cho rằng tri thức là một niềm tin đúng đã được biện minh. Tiếng Anh là Knowledge is a justified true belief.
Tóm lại, kiến thức là sự hiểu biết của con người về thế giới khách quan và về chính bản thân mình, được hình thành qua quá trình nhận thức phức tạp của con người với sự tham gia của tri giác, liên hệ, truyền đạt và suy luận.
1.2. Các dạng của kiến thức
Kiến thức gồm có 2 dạng chính là kiến thức hiện và kiến thức ẩn. Trong đó:
* Kiến thức hiện là những tri thức xuất hiện trên các tài liệu, phim ảnh, văn bản, âm thanh… theo dạng chữ viết hoặc ngôn ngữ có lời hoặc không lời. Những kiến thức này được giải thích và mã hóa theo hệ thống, dễ chuyển giao, thường có phổ biến ở hệ thống giáo dục và đào tạo.
* Kiến thức ẩn là những tri thức lấy được từ các trải nghiệm thực tế ở mỗi người, khó mã hóa và chuyển giao. Đó là những kiến thức như kinh nghiệm, giá trị, bí quyết, niềm tin và kỹ năng… nằm trong bản thân của từng người riêng và khác nhau mà không thể chuyển giao hay mã hóa lên văn bản. Chúng ta chỉ có cách tự mình tập luyện lấy.
1.3. Hình thức chia sẻ kiến thức của con người
Tuy nhiên, trong xã hội loài người, việc chia sẻ kiến thức cho nhau là không thể thiếu. Người nọ học của người kia, thế hệ này truyền cho thế hệ trước. Từ đó, kiến thức được chia sẻ theo các hình thức như:
* Hình thức Hiện – Hiện: Là cách tập hợp các kiến thức hiện đã có để sáng tạo ra một dạng kiến thức khác qua việc sao lưu dữ liệu, chuyển giao hay tổng hợp dữ liệu.
* Hình thức Ẩn – Hiện: Là cách mà một người có những kiến thức ẩn như kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân học được thực hiện mã hóa tri thức của mình ra dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh… Đó chính là quá trình biến đổi từ kiến thức ẩn trong đầu họ thành kiến thức hiện dưới dạng văn bản, tài liệu.
* Hình thức Hiện – Ẩn: Là hình thức biến những kiến thức được mã hóa ở các văn bản, tài liệu thành kiến thức ẩn trong đầu của mỗi người. Đó chính là quá trình lĩnh hội tri thức của con người qua sách vở, hình ảnh… Điển hình của hình thức này là quá trình đọc sách, học tập qua sách, tài liệu. Ví dụ học sinh đọc sách là những tri thức hiện để ghi nhớ, rút ra các bài học, kiến thức cho mình, đó là tri thức ẩn.
2. Tìm hiểu thêm về khái niệm kiến thức ngày nay một cách cụ thể hơn
Khái niệm về kiến thức và cách thức để đạt được kiến thức đúng đắn vẫn còn có nhiều khía cạnh cần phải bàn tới. Chúng ta cùng xem xét một vài luận điểm sau đây.
2.1. Kiến thức dựa trên niềm tin đã được kiểm chứng
Chúng ta vẫn quen gọi xã hội hiện đại ngày nay là xã hội thông tin, khi mà bạn có thể bắt gặp rất nhiều thông tin qua các kênh từ truyền hình, phát thanh, sách báo cho tới mạng xã hội, trên internet. Tốc độ thông tin ngày nay cũng được đưa rất nhanh chóng với tốc độ chóng mặt. Nhưng mặt trái của xã hội thông tin là có quá nhiều thông tin khác nhau về một vấn đề, sự kiện khiến chúng ta không phân biệt được những thông tin đúng sai.
Do đó, có nhiều thông tin chưa chắc đã đồng nghĩa với kiến thức mà cần có một hiểu biết nhất định sẽ giúp mỗi người tránh tiếp thu những thông tin bừa bãi, sai lầm, biết định lượng kiến thức thật sự với những thứ chỉ là tin rác. Bởi kiến thức phải là sự thật khiến người sở hữu tin vào điều đó. Nếu người tiếp nhận thông tin không tin vào điều đó thì đó không phải là kiến thức cho dù thông tin đó là sự thật. Ngược lại, nếu niềm tin đặt vào kiến thức sai sẽ vẫn là một kiến thức sai lầm.
Vì vậy, kiến thức phải có niềm tin và kiến thức thật sự. Người có kiến thức tìm đến sự thật qua phương pháp đúng đắn nên có lý do để chứng minh và tin tưởng vào điều đó. Nếu không có kiến thức thật sự, họ sẽ khó có thể chứng minh được điều đó, từ đó niềm tin bị lung lay.
Cách kiểm tra tính xác thực của kiến thức qua phương pháp không chấp nhận sự may rủi (tiếng Anh là anti-luck intuition) và phương pháp đạt được kiến thức thông qua năng lực (ability intuition). Thông qua năng lực để tìm ra kiến thức thật sự, không có sự may rủi sẽ đáng tin cậy, đúng đắn và lý trí hơn so với những đánh giá cảm tính thuần tùy.
Tóm lại, chúng ta xác nhận một kiến thức bằng cách xây dựng trên niềm tin đúng đắn và biết cách chứng minh cho niềm tin ấy với những thông tin cụ thể.
2.2. Kiến thức là niềm tin dựa trên cơ sở đúng đắn
Tuy nhiên, có trường hợp của Gettier Edmund đã xuất bản một bài viết ngắn gọn khoảng hơn 2 trang giấy vào năm 1963 cho rằng, kiến thức không đủ chứng minh cho một niềm tin đúng đắn. Bài viết dẫn ra một loại các ví dụ mà sau này người ta gọi là trường hợp “Gettier-style case” cho rằng một niềm tin đúng dựa trên nền tảng đúng vẫn có thể chỉ là ăn may.
Một ví dụ của Gettier về một người nông dân thấy một người ăn mặc quần áo giống như một người nông dân hàng xóm của mình ở cánh đồng bên cạnh. Ông ta cho đó là người hàng xóm nọ. Sự thật người hàng xom đang bị che khuất mà ông ta không nhìn thấy được còn người ăn mặc giống ông hàng xóm ở cánh đồng chỉ là một hình nộm bằng rơm. Như vậy, mặc dù ông kia có niềm tin đúng đắn dựa trên một lý do đúng đắn là hình nộm có trang phục và hình dáng giống ông hàng xóm nhưng kiến thức hình thành chỉ theo dạng may rủi.
Do đó, để khái niệm về kiến thức đầy đủ hơn, chúng ta phải thêm vào trong đó niềm tin được chứng minh phải dựa trên cơ sở đúng. Cho nên người nông dân kia không thể có niềm tin đúng khi ông có phán đoán sai nên không áp dụng như nhau cho mọi trường hợp. Vì vậy, cho tới ngày nay, bản chất của kiến thức qua hiểu biết của chúng ta, cách đúng đắn nhất để có được vẫn là một thách thức.
2.3. Kiến thức dựa trên tư duy của con người
Chúng ta lại xét thêm trường hợp những hiểu biết thực sự đúng đắn của chúng ta mà ai cũng công nhận và coi đó như là một chân lý. Nhưng quan điểm củacác nhà chủ nghĩa hoài nghi thì khác. Họ cho rằng con người cứ nghĩ họ biết nhiều nhưng thực tế không biết gì cả về thế giới và bản thân. Chủ nghĩa hoài nghi bắt đầu từ Descarters (1596 – 1650) cho rằng “tôi tư duy tức là tôi tồn tại – cogito ergo sum. Nghĩa là những thứ nằm ngoài tư duy của bản thân đều không tồn tại. Có nhiều quan điểm chỉ trích của những người theo chủ nghĩa hoài nghi về câu nói nổi tiếng này.
Theo quan điểm của chủ nghĩa hoài nghi mặc dù chúng ta không thể phủ nhận sự tồn tại của cuộc sống hiện thực nhưng con người không thể phân biệt được. Chúng ta nghĩ rằng mình đang tương tác với mọi người trong một xã hội đông đúc qua tư duy của não bộ. Do đó, theo các nhà hoài nghi chủ nghĩa con người không biết gì nhiều, thậm chí không biết gì cả, không biết về tất cả mọi thứ. Đọc đến đây có thể cũng khiến bạn hoài nghi phải không nào? Có lẽ đây chỉ là sự khác biệt về mức độ cao của kiến thức của những nhà tư tưởng với quan điểm riêng của mình. Có thể họ đánh giá những tiêu chuẩn quá cao đánh giá hiện thực.
Còn bản thân chúng ta chỉ nên tham khảo và bằng lòng với những kiến thức mà mình tích lũy được trong quá trình học tập, về hiện thực cuộc sống được cảm nhận, cảm thấy và tư duy được.
3. Bí quyết trở thành người hiểu biết có kiến thức
Như ở trên đã đề cập, kiến thức là gì gồm nhiều khía cạnh khác nhau gồm kỹ năng học được từ sách vở, cách quản lý tài chính, cách giải quyết các vấn đề trong cuộc sống… Tất cả những điều này là kiến thức của mỗi người mà bạn phải học tập, rèn luyện lâu dài và suốt cả cuộc đời. Sau đây là những cách học hỏi kiến thức cần thiết cho cuộc sống mà bạn nên biết.
3.1. Biết thu thập kiến thức cho bản thân
* Để học hỏi kiến thức cho bản thân, bạn cần có tâm thể cởi mở đối với việc học, đối với các mối quan hệ, chấp nhận cả những ý kiến trái chiều để nhìn nhận vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đừng bỏ qua những kiến thức nào đó chỉ vì nó không phù hợp với tầm nhìn hiện tại của bạn. Do đó để không ngừng mở rộng kiến thức cho bản thân, bạn hãy cởi mở, học cách sai lầm và sửa sai sẽ giúp bạn có kinh nghiệm để học tập tốt hơn.
* Đồng thời, kiến thức của nhân loại và cuộc sống rất rộng lớn đối với tầm hiểu biết của một người. Do đó, bạn cần biết mình đang cần tìm kiếm loại kiến thức nào để tập trung vào học, bỏ qua chuyện khác. Kiến thức ở đây không chỉ là học ở trường học ở đại học mà là học tập suốt đời như V.Lenin đã từng nói học học nữa học mãi. Tập trung vào mảng kiến thức nhất định, bạn cần nắm được kiến thức bao quát cũng như chuyên sâu của thông tin hoặc kỹ năng mà mình muốn học. Bạn nên đọc và thử nghiệm nhiều cũng như nói chuyện với những chuyên gia trong lĩnh vực đó để lĩnh hội được những kinh nghiệm, kiến thức nghề không có trong sách vở.
* Bạn có thể học thêm những kiến thức nào đó mà mình không hoàn toàn yêu thích để khám phá, phát huy tiềm năng của bản thân, tiếp cận thêm các cơ hội học tập cho bản thân mình để có nhiều lựa chọn cuộc sống hơn.
* Cuối cùng, điều quan trọng là bạn đừng sợ thất bại mới có thể giúp bạn học tập được kiến thức cho bản thân. Thất bại là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống, đặc biệt trong quá trình học tập sẽ giúp bạn trưởng thành hơn. Bạn hãy ghi nhận những sai lầm của bản thân và tìm cách sửa chữa, học hỏi những bài học cho bản thân sẽ là những kiến thức quý giá mà bạn có được.
3.2. Lĩnh hội kiến thức bằng trải nghiệm thực tế của bản thân
Bạn không chỉ cần học tập lý thuyết mà cần học đi đôi với hành, tinh thần làm việc luôn đem lại cho bạn những trải nghiệm, những kiến thức quý giá như là những bài học theo suốt cuộc đời bạn. Những trải nghiệm thực tế có thể là:
* Học cách sửa chữa đồ vật trong nhà, tìm hiểu về cách hoạt động của xe hơi, máy vi tính, may vá… thậm chí tự mình làm những vật dụng như điêu khắc gỗ, gối chăn đắp… Những kỹ năng này có thể giúp bạn định hướng cuộc sống, thậm chí tìm được công việc tốt cho mình từ những sở thích cá nhân tưởng như nhỏ nhoi này. Ban đầu có thể bạn chưa quen nên hãy tham khảo ý kiến của những người thành thạo việc đó, tham khảo trên mạng internet. Nhưng bạn cần tự mình làm trước khi hỏi người khác. Hay tham gia các khóa học ngắn nếu có thể để làm những công việc này tốt hơn.
* Cố gắng học hỏi các kỹ năng về công nghệ. Công nghệ hiện nay mang lại nhiều lợi ích cho con người mà bạn không thể bỏ qua. Bạn nên học cách sử dụng các thiết bị công nghệ như điện thoại thông mình, máy tính bởi chúng có thể giúp bạn thu thập kiến thức tốt hơn từ mạng internet. Bên cạnh đó, bạn cần biết chọn lọc thông tin tìm kiếm trên mạng cho mình cũng là điều quan trọng mà bạn cần học hỏi để tìm kiếm hiệu quả, có được những thông tin đáng tin cậy cho mình.
* Học hỏi những kiến thức, kỹ năng cần thiết của người trưởng thành như cách quản lý tiền bạc, tìm hiểu thuật ngữ quản lý tiền bạc, cách thiết lập một ngân sách, tài sản là gì… Những kiến thức này có thể giúp bạn có những quyết định tài chính thông minh hơn cho cuộc đời của mình. Đồng thời tìm hiểu về thuế, trách nhiệm đóng những loại thuế nào.
* Đừng bỏ qua những kiến thức dân gian và liệu pháp tại nhà. Những người già, người lớn tuổi có thể là kho kiến thức tốt về điều này như cách dự báo thời tiết theo kinh nghiệm dân gian, cách chữa cảm cúm dân gian ra sao mà không cần dùng thuốc. Mặc dù những điều đó không phải lúc nào cũng chính xác hoàn toàn nhưng đến dự báo thời tiết còn có lúc sai mà.
3.3. Đọc sách để tích lũy kiến thức
Sách luôn là người bạn tốt của con người mà bạn không thể bỏ qua. Để có cơ hội học tập qua sách vở, bạn đừng bỏ qua:
* Học đại học, cao đẳng để có bằng cấp và kiến thức chuyên môn về một lĩnh vực nào đó cho mình. Ra trường bạn có một công việc với những kỹ năng và kiến thức học được. Bạn hãy lựa chọn trường học và chuyên ngành, hình thức học phù hợp với học lực, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân. Có thể là đại học chính quy, cao đẳng hay học tại chức, liên thông…
* Đọc sách theo nhiều hình thức khác nhau từ sách báo, tạp chí cho tới đọc trên mạng hay qua thư viện, nhà sách sẽ giúp bạn có cơ hội tiếp cận với nhiều thông tin, kiến thức hơn do đó mở mang thêm cho đầu óc, kiến thức đa dạng hơn. Đừng quên ghi nhớ những thông tin mới, thú vị cho mình.
3.4. Duy trì việc học tập, học hỏi suốt đời
Như đã nói ở trên, học kiến thức không chỉ ở trường mà là học mọi lúc mọi nơi, học tập suốt đời. Do đó, bạn nên:
* Nếu có thể nói chuyện với chuyên gia trong lĩnh vực mà mình quan tâm giúp bạn tương tác với người giỏi trong lĩnh vực đó. Bạn có thể đặt câu hỏi hay học hỏi được từ họ với những kinh nghiệm, bài học riêng. Đó có thể chỉ là một người thợ sửa xe cho bạn, người sửa nhà về công việc họ đang làm để khắc phục điều đó hay đặt các câu hỏi cho giáo viên trên lớp, gửi email cho giáo sư nào đó trong lĩnh vực bạn quan tâm.
* Không ngừng theo đuổi, học hỏi kiến thức mà mình quan tâm. Bạn nên chú ý đến thế giới xung quanh để học hỏi tìm kiếm những cơ hội cho mình. Học hỏi là một quá trình theo suốt cuộc đời nên bạn cần có thái độ cởi mở, học hỏi từ những thất bại của bản thân hay của người khác để rút kinh nghiệm. Hãy tập trung học hỏi trong lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp của mình để không ngừng phát triển bản thân.
Tóm lại, bạn đã hiểu được kiến thức là gì và những thông tin liên quan để có cái nhìn thấu đáo hơn về khái niệm còn chưa thống nhất này. Mong rằng những thông tin trên đã mang tới cho bạn những thông tin hữu ích.
>> Đọc thêm: