Kiến thức: Quản trị nguồn nhân lực là gì? – Domain Name
Quản trị nguồn nhân lực từ lâu đã không còn xa lại đối với nền kinh tế, đồng thời là vấn đề rất được các doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên, để hiểu được bản chất khái niệm Quản trị nguồn nhân lực là gì, cũng như vai trò, mục tiêu và ý nghĩ của nó đối với chiến lược phát triển nguồn nhân sự thì không phải ai cũng nắm được. Cùng tìm hiểu các vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Định nghĩa: Quản trị nguồn nhân lực là gì?
Dù ở bất cứ xã hội nào vấn đề mấu chốt của quản trị vẫn là quản trị nguồn nhân lực. Theo Mathis & Jackson (2007), khái niệm Quản trị nguồn nhân lực được hiểu là việc thiết lập các hệ thống chính thức trong một tổ chức, nhằm đáp ứng hiệu quả việc sử dụng tài năng của con người trong quá trình thực hiện mục tiêu của tổ chức đó.
Như vậy, quản trị nguồn nhân lực sẽ bao gồm tất cả những quyết định và hoạt động quản lý tác động đến mối liên hệ giữa doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên của mình. Đây là công việc liên quan đến chiêu mộ, duy trì, phát triển, sử dụng, và cung cấp tiện nghi cho nguồn nhân lực nhằm bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu doanh nghiệp về cả mặt số lượng và chất lượng.
Nguyên tắc trong quản trị nguồn nhân lực
Giờ đây, khái niệm quản trị nguồn nhân lực đang dần thay thế cho khái niệm quản trị nhân sự bởi trong quá trình sản xuất kinh doanh, con người không đơn thuần chỉ là một yếu tố mà là một tài sản quý báu của doanh nghiệp. Khi thay đổi phương thức “tiết kiệm chi phí lao động để giảm giá thành” sang “đầu tư nguồn nhân lực”, doanh nghiệp sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ, tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động.
Từ quan điểm này, quản trị nguồn nhân lực được phát triển dựa trên cơ sở các nguyên tắc chính yếu sau:
-
Thứ nhất,
nhân sự doanh nghiệp cần được đầu tư tương xứng để phát triển tối đa năng lực, nhằm thỏa mãn các nhu cầu cá nhân và tạo ra năng suất lao động, hiệu quả làm việc cao. Từ đó, đóng góp tốt nhất cho tổ chức.
-
Thứ hai,
khi xây dựng các chính sách, chương trình và thực tiễn quản trị nguồn nhân lực cần lưu ý sao cho thỏa mãn cả nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân viên.
-
Thứ ba,
môi trường làm việc cần tích cực điều chỉnh thể kích thích nhân viên phát triển và sử dụng tối đa các kỹ năng của mình.
-
Thứ tư,
vai trò của nhân sự cần được thực hiện phối hợp và gắn liền với chiến lược kinh doanh của tổ chức.
-
Thứ năm,
nhiệm vụ quản trị con người là của tất cả các nhà quản lý chứ không đơn thuần của trưởng phòng nhân sự hay tổ chức cán bộ.
-
Thứ sáu,
quản trị nhân lực phải đảm bảo đúng số lượng, trình độ và kỹ năng phù hợp, đúng nơi, đúng lúc.
>> Xem thêm: Cách thức xây dựng quy trình quản lý nhân sự
Xu hướng quản trị nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số
Ngày nay, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang tạo ra sự thay đổi nhanh chóng trong cách quản lý, điều hành cũng như phát triển của DN. Điều này tác động trực tiếp đến xu hướng phát triển trong quản trị NNL ở mỗi công ty trong thời đại kỷ nguyên số. Theo nhiều nghiên cứu, hiện có 10 xu hướng quản trị NNL đã, đang và sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Cụ thể gồm: Xây dựng tổ chức của tương lai; Sự nghiệp và học tập luôn song hành cùng nhau; Thu hút nhân tài – Tập trung vào kinh nghiệm của ứng viên; Chú trọng trải nghiệm của nhân viên đối với công ty; Quản lý hiệu quả làm việc; Xóa nhòa biên giới giữa lãnh đạo và nhân viên; Lãnh đạo nhân sự số hóa – nền tảng, con người và công việc; Tập trung phân tích yếu tố con người; Sự đa dạng và tính toàn diện – Khoảng cách thực tế; Tăng lực lượng lao động.
>> Tham khảo: Quản trị nhân lực hiệu quả với Phần mềm nhân sự BRAVO
>> Tham khảo thêm: Chi tiết công việc của bộ phận nhân sự gồm những gì?