[Kiến thức] Hướng dẫn cách trồng cây lá dứa thủy canh tại nhà

Cây lá dứa có tác dụng gì trong cuộc sống con người?

Trồng cây lá dứa có dễ không? Kỹ thuật trồng cây như thế nào để tăng năng xuất thu hoạch khi loại cây này được nhiều người ưa chuộng làm gia vị chế biến các món ăn như xôi chè, thạch rau câu,… Ngoài ra, loại cây này còn có công dụng ổn định đường huyết, điều trị thấp khớp, người bị yếu dây thần kinh. 

> Tham khảo:

Cây lá dứa là loại cây như thế nào? 

Lá dứa hay còn được biết đến tên gọi là cây lá nếp thuộc loài thân thảo với chiều cao từ 30 đến 40cm, sinh trưởng trong điều kiện đất ẩm nên là cây có rễ chùm thường mọc thành bụi. Lá cây có màu xanh thẫm và bóng ở mặt trên, mặt dưới có lông mịn và không có gai, lá thuôn dài, có mùi thơm như mùi cơm nếp chín. 

Cây lá dứa (cây lá thơm, cây lá nếp)

Thành phần hóa học trong cây lá thơm

Các thành phần hóa học có trong lá bao gồm enzyme không bền dễ bị oxy hóa tạo nên mùi đặc trưng của lá dứa thơm. Không chỉ vậy trong lá còn chứa các thành phần hóa học rất tốt cho sức khỏe con người như chất xơ, nước glycosides, alkaloid, …..

Cây lá dứa có tác dụng gì trong cuộc sống con người? 

Cây lá nếp có chứa nhiều hoạt chất có giá trị dinh dưỡng cao, trong chữa bệnh vài hỗ trợ cải thiện các bệnh lý như là: 

  • Bệnh tiểu đường 

Cây lá dứa giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động mạch và cao chiết từ lá dứa giúp hạ đường huyết, không chỉ vậy hoạt chất này còn có tác động tích cực đến quá trình chuyển hóa glucose, chức năng insulin trong cơ thể và ngăn ngừa sự tăng đột biến lượng đường trong máu và kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Theo y học hiện đại, lá dứa có nhiều chất diệp lục, chất chống oxy hóa, các hoạt chất này đều có tác dụng ngăn chặn sự phá hủy thành mạch của các tế bào gốc tự dự do, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa biến chứng bệnh tim. 

  • Điều trị bệnh khớp

Cây lá nếp là bài thuốc dân gian nổi tiếng giúp điều trị bệnh thấp khớp khi kết hợp với dầu dừa sẽ đem lại hiệu quả rất tốt. 

  • Thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu

Cây lá dứa giúp tiêu độc, mát gan, lợi tiểu, rất thích hợp cho những ai bị chứng bệnh nóng trong người, đái buốt, đái rắt. 

  • Hỗ trợ chữa bệnh cho người yếu dây thần kinh 

Những người hay lo lắng, bồn chồn không yên có thể dùng lá nếp thơm để điều trị chứng bệnh yếu dây thần kinh. 

  • Trị gàu

Khi dùng nước lá dứa không chỉ giúp cho tóc trở nên mềm mượt, óng ả hơn mà còn sạch gàu cùng mảng bám trên da đầu. 

  • Làm đẹp da

Với nhiều chị em cây lá nếp còn có tác dụng cứu làn da cháy nắng, bỏng rát hiệu quả, khi ngâm mình trong bồn tắm, pha trà lá dứa sẽ thấy làn da được làm dịu.

Ngoài những tác dụng hữu ích như trên cây lá dứa còn mang nhiều ý nghĩa trong phong thủy, giúp loại bỏ khí độc và đuổi các loài côn trùng gây hại. 

Ngoài tác dụng chữa bệnh, lá nếp còn hỗ trợ làm đẹp

Hướng dẫn trồng cây lá dứa thủy canh tại nhà

Cây lá dứa có thể được trồng trên nhiều hình thức khác nhau như trồng thủy canh, trong hộp xốp, trong chậu, tuy nhiên cách trồng tại nhà đơn giản, được nhiều người sử dụng nhất chính là trồng cây lá dứa thủy canh. 

Để làm được điều này chúng ta chỉ chần chuẩn bị một chậu thủy tinh, thêm sỏi, nhựa để cố định cây và dung dịch dinh dưỡng giúp cho cây phát triển nhanh hơn. 

Khi trồng cây thủy canh thì cần phải tách cây đã được trồng trong chậu đất, cây có màu xanh tươi, phát triển tốt. Sau đó mang rễ đi rửa sạch loại bỏ những phần rễ xấu, bị hỏng, để lại phần rễ chính và những nhánh khỏe mạnh. 

Mang cây đặt vào chậu thủy sinh đã chuẩn bị từ trước, hòa vào nước một ít dung dịch dinh dưỡng để cây phát triển nhanh hơn. Sau khi hoàn thành công đoạn này, cho thêm đá vào cố định phần bên trên để trang trí cho cây đẹp hơn. Chỉ sau từ khoảng 15 – 20 ngày thì cây sẽ thích nghi được với môi trường và phát triển bình thường. 

Một vài lưu ý khi trồng cây lá dứa thủy canh: tốt nhất nên trồng cây trực tiếp vào đáy bể và được lấp đầy sỏi để cây có thể phát triển đều đặn. 

Không để lá không bị đụng vào nước gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước khi lá bị úng.

Cho cây hấp thụ ánh sáng mặt trời khoảng 1h/ngày để cây không bị héo úa. 

Chú ý trồng cây đều đặn, thường xuyên thay nước cho cây. 

Kỹ thuật trồng cây lá thơm thủy canh

Hướng dẫn trồng cây lá dứa trong thùng xốp 

Để trồng cây lá dứa chúng ta cần chuẩn bị dụng cụ trồng như: bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây lá dứa. 

Cây lá nếp không quá kén đất, chính vì thể loại cây này dễ dàng phát triển ở nhiều nền đất khác nhau. Có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ…. 

Có hai giống lá dứa đó là lá dứa gai đỏ và dứa lá đốm. Ta chọn giống cây có thân mập, lá mượt và tươi. Tiến hành trồng cây đào gốc cây trực tiếp xuống đất rồi lấp lại. Cần nén gốc để cây không bị nhổ lên. Say 10 ngày thì tưới nước cho cây. 

Sau khi trồng 15 ngày tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân dê, phân bò,… Sau mỗi đợt thu hoạch thì bón phân cho cây.

Thu hoạch sau khi trồng từ 1 -1,5 tháng, đến tháng thứ 2 cây sẽ bắt đầu để nhánh.

Hy vọng thông qua những chia sẻ về trồng cây lá dứa sẽ giúp cho các bạn có thêm các kiến thức hữu ích khi trồng các loại cây này trong nhà.