Kiên Giang Mình Đẹp Làm Sao! HT1- Công Ty Cổ Phần Xi Măng Vicem Hà Tiên | KAMETHOD- PHƯƠNG PHÁP KA
Chiều xuống đứng bên cầu nghe sóng biển
Nắng thu vàng chiếu rạng bến bờ
Kiên Giang mình đẹp làm sao
…
(Trích Kiên Giang mình đẹp lắm)
Cùng KAMETHOD điểm qua một số điểm cần được chú ý xung quanh HT1 để có nhiều thông tin hữu ích cho việc đầu tư nhé! Nếu cảm thấy hay và thiết thực, các bạn có thể liên hệ KAMETHOD để có những điểm mua tốt nhất với chứng khoán HT1.
Hình: Bản đồ tỉnh Kiên Giang
Theo bản đồ trên, có thể thấy vị trí địa lí của Kiên Giang rất quan trọng để cung ứng nguyên vật liệu ngành xây dựng cho việc phát triển cơ sở hạ tầng phía Nam đặc biệt là các tỉnh miền Tây và thị trường Campuchia.
Công ty Cổ phần Xi Măng Vicem Hà Tiên: HT1
Dẫn đầu thị phần miền Nam với công suất 4,3 triệu tấn clanh-ke và 7,5 triệu tấn xi măng/năm.
Clinker là gì?
Clinker hay là clanh-ke là sản phẩm mà chúng ta thu được từ quá trình nung hỗn hợp đá vôi cùng với đất sét cùng 1 số phụ gia khác (như quặng sắt, cát, boxit…) ở nhiệt độ lò lên đến 1450 độ C.
Trong Clinker có thành phần hóa học chủ yếu là các oxit kim loại như: CaO (đá vôi), Al2O3 ( đất sét), Fe2O3 (sắt), SiO2 và các phụ gia khác được bổ sung thêm.
Khi nung ở nhiệt độ 1450 độ C, các loại oxit kim loại sẽ phản ứng với nhau tạo thành 4 khoáng chính có trong Clinker, đó là: C2S(2Cao.SiO2), C3A (3CaO.Al2O3), C3S (3CaO. SiO2), C4AF (4CaO. Al2O3. Fe2O3). Những chất khoáng này sẽ có cấu trúc tinh thế không đồng nhất nên sẽ quyết định và ảnh hưởng đến tính chất của Clinker. Từ đó nó cũng quyết định tính chất đặc trưng của từng loại xi măng.
Các dự án đầu tư công lớn khu vực miền Nam gồm: Dự án xây mới sân bay Long Thành, T3 Tân Sơn Nhất, cao tốc Mỹ Thuận Cần Thơ có thể giúp cho nhu cầu xi măng cải thiện hơn.
Hình xi măng trong quá trình xây dựng
Phân tích kỹ thuật và điểm mua HT1 của KAMETHOD
Nếu anh chị em đã đồng hành cùng KAMETHOD trong những năm vừa qua thì sẽ không lạ với những mẫu hình biểu đồ kiểu như vầy. Tham khao thêm PET, SHI, DIG,…
Chart tháng HT1
Hình: HT1 chart tháng
HT1 chart tuần
Hình: HT1 chart tuần
Quan điểm KAMETHOD
Chúng tôi khuyến nghị: MUA với HT1 cho trung và dài hạn.
Thời gian nắm giữ và các nhịp mua bán được khuyến nghị trong danh mục cổ phiếu KAMETHOD, các tỉ lệ lãi lỗ, kịch bản chi tiết nhất và sự theo dõi sát với thị trường được KAMETHOD cập nhật liên tục. Vui lòng liên hệ để được tham gia cùng chúng tôi.
Tài nguyên khoáng sản tại Kiên Giang
Có thể nói Kiên Giang là tỉnh có nguồn khoáng sản dồi dào bậc nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Qua điều tra, khảo sát xác định được 237 mỏ khoáng sản (trong đó có 167 điểm mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn). Than bùn, đất sét là một trong những nguyên liệu để tạo thành xi măng.
Trong đó quy hoạch thăm dò, khai thác 86 mỏ (đá xây dựng: 21 mỏ, cát xây dựng: 01 mỏ, sét gạch ngói: 19 mỏ, vật liệu san lấp: 32 mỏ và than bùn: 13 mỏ); 45 mỏ nằm trong khu vực cấm hoạt động khoáng sản.
Trữ lượng mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn đáp ứng cho nhu cầu của tỉnh đến năm 2025. Đá xây dựng: 2.550.000 m³, cát xây dựng: 1.050.000 m³, sét gạch ngói: 500.000 m³, vật liệu san lấp: 13.500.000 m³, than bùn: 400.000 m³.
Thông tin doanh nghiệp
(Được tổng hợp từ phân tích của SSI và Mirae Asset Vn)
Sản lượng tiêu thụ ước tính phục hồi trong năm 2021 nhờ nhu cầu trong nước tăng trưởng trở lại.
Chi phí lãi vay tiếp tục giảm theo dư nợ vay.
Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 12,5% so với cùng kỳ trong năm 2021.
Rủi ro: Giá than tăng và dư cung có thể gây áp lực lên tỷ suất lợi nhuận. Cạnh tranh từ sự xuất hiện của các doanh nghiệp Thái Lan.
Với triển vọng giá clinker hồi phục từ 2021, dự phóng giá bán của HT1 sẽ cải thiện 5% cùng kỳ trong năm FY21, tương đương VND1.16 triệu/tấn. Sản lượng và doanh thu của HT1 năm FY21 dự kiến đạt lần lượt 7.8 triệu tấn (+9.2% YoY) và VND8,525 tỷ (+14% YoY). Bên cạnh hoạt động kinh doanh cải thiện, việc HT1 thanh toán toàn bộ nợ dài hạn cũng như khả năng tăng tỷ suất cổ tức cũng là các yếu tố tích cực trong 2021.
Giảm nợ dài hạn và LNR vượt đỉnh lịch sử 2015: Trong năm FY21, HT1 sẽ tất toán toàn bộ VND550 tỷ nợ dài hạn còn lại, qua đó giúp tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu giảm về mức 30% (sv 42% năm FY20), trong đó 98% là nợ vay ngắn hạn. Cho rằng từ năm FY21, lợi nhuận ròng của HT1 sẽ vượt đỉnh lịch sử FY15, đạt VND840 tỷ (+20% YoY).
Giá than giảm 49% trong 2020 giúp biên lợi nhuận gộp (Biên LNG) dự phóng duy trì ở mức 18%: Tính từ đầu năm FY20 tới nay, giá than cốc đã giảm 49% về mức US$107/tấn. Hiện nay, than cốc chiếm từ 30% chi phí sản xuất clinker, và clinker chiếm từ56-62% tỷ trọng trong chi phí nguyên liệu (nguyên liệu chiếm 74-77% giá vốn của HT1).
Ước tính HT1 sẽ được tiết giảm 7-8% giá thành sản xuất nhờ giá than thấp, qua đó tăng tỷ lệ chiết khấu cho đại lý để duy trì thị phần. Chúng tôi cho Biên LNG vẫn duy trì tích cực ở mức 17.7% trong 2020 (~ FY19).Năm 2021, với triển vọng giá bán phục hồi, dự phóng biên lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ cải thiện lên mức 14%.
Tỷ suất cổ tức ổn định ở mức 9.5%/năm từ FY22.
Năm FY20, HT1 dự kiến trả cổ tức tiền mặt VND 1,200/cp (tương đương tỷ suất cổ tức 6%). Giai đoạn FY17-19, HT1 luôn duy trì tỷ lệ chia cổ tức/LNST cao trên 65% (Tỷ lệ chia cổ tức các năm: FY17: 78%; FY18: 89%; FY19: 61%). Cho năm FY21 và FY22, SSI dự phóng dòng tiền hoạt động kinh doanh lần lượt đạt VND1,544 tỷ (+20% YoY) và VND1,723 tỷ (+11.6% YoY). Theo đó, HT1 sẽ tăng mức cổ tức lên VND 1,500/cp và VND 2,000/cp, tương ứng với tỷ suất cổ tức/giá mục tiêu là 7.1% và 9.5%.
Điểm nhấn của ngành trong năm 2020
Tăng trưởng xuất khẩu bù đắp cho mức giảm của nhu cầu trong nước
Tổng sản lượng tiêu thụ ước tính trong năm 2020 sẽ đạt 101,5 triệu tấn, tăng 1,5% so với năm trước.
Nhu cầu trong nước bị ảnh hưởng đáng kể bởi dịch Covid-19, đặc biệt là trong những tháng đầu năm
Sản lượng tiêu thụ xi măng toàn ngành tại thị trường nội địa trong 11T2020 giảm -5% so với cùng kỳ đạt 56,1 triệu tấn do hoạt động xây dựng chững lại. Điều này đặc biệt xảy ra trong 4 tháng đầu năm do dịch Covid-19, với mức giảm -10% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, nhu cầu trong những tháng tiếp theo đã có dấu hiệu phục hồi, với mức giảm thấp hơn chỉ giảm -2,3% từ tháng 5 đến tháng 11, trong đó sản lượng tiêu thụ trong tháng 11 cho thấy tín hiệu phục hồi, với mức tăng 7% so với cùng kỳ và 19% so với tháng trước đó. Nhu cầu xi măng phục hồi có thể là do nhu cầu bị dồn nén từ những tháng đầu năm, sự phục hồi của xây dựng dân dụng và đặc biệt là việc đẩy nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng.
Xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhờ thị trường Trung Quốc
Sản lượng xi măng xuất khẩu trong 11T2020 tăng trưởng mạnh +15% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng mạnh nhất diễn ra từ tháng 5 đến tháng 9, với tốc độ tăng trưởng là +47% so với cùng kỳ nhờ thị trường Trung Quốc. Xuất khẩu sang thị trường này tăng 102% so với cùng kỳ về sản lượng, Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu có dấu hiệu chững lại trong tháng 10 và tháng 11, với tổng sản lượng giảm nhẹ -2% so với cùng kỳ. Sự sụt giảm nhẹ này có thể là do sản xuất xi măng ở quốc gia này dần hồi phục.
Lợi nhuận doanh nghiệp sụt giảm do sản lượng tiêu thụ trong nước giảm.
Triển vọng tăng trưởng năm 2021
Nhu cầu trong nước phục hồi nhưng xuất khẩu có thể chững lại
Ước tính nhu cầu trong nước trong năm 2021 sẽ đạt mức tăng trưởng bình thường từ 5% -7% so với mức thấp trong năm 2020. Điều này là nhờ đầu tư cơ sở hạ tầng, FDI, và xây dựng bất động sản phục hồi.
Mặt khác, sản lượng xuất khẩu trong năm 2021 được kỳ vọng duy trì ổn định do nhu cầu của Trung Quốc dự kiến sẽ vẫn tích cực nhờ đầu tư cơ sở hạ tầng tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, xuất khẩu sẽ khó đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ như trong năm 2020, do nguồn cung ở Trung Quốc dần ổn định trở lại.
Các vấn đề và rủi ro
Tỷ suất lợi nhuận có thể bị giảm do công suất và chi phí nhiên liệu tăng
Điều này sẽ khiến áp lực cạnh tranh gay gắt hơn trên thị trường trong nước và ảnh hưởng đến giá xi măng.
Ngoài ra, giá than trên thế giới tăng cũng có thể tác động tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận của các nhà sản xuất xi măng.
Sự phụ thuộc của xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc
Thị trường Trung Quốc chiếm 57% sản lượng xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam và 22% tổng sản lượng tiêu thụ trong năm 2020. Sự phụ thuộc vào Trung Quốc ngày càng tăng có thể là một mối lo ngại, đặc biệt là khi chính sách tài khóa tại quốc gia này có thể bị thắt chặt lại trong tương lai.
Để biết thêm thông tin về việc giao dịch cổ phiếu HT1 và các cổ phiếu tiềm năng khác trong năm 2021. Vui lòng liên hệ với KAMETHOD để được hướng dẫn chi tiết nhất. Hiện tại KAMETHOD hỗ trợ mở tài khoản và tư vấn tại 2 công ty chứng khoán là: Chứng khoán HSC và Chứng khoán Rồng Việt.
LIÊN HỆ
Họ tên
Địa chỉ Email
Số điện thoại
SẢN PHẨM CẦN TƯ VẤN
Mở tài khoản chứng khoánMở tài khoản hàng hóaTư vấn danh mục Chứng khoán