Kiểm toán nội bộ là gì? Vai trò và Chức Năng cần biết 2023
Kiểm toán nói chung và kiểm toán nội bộ nói riêng đang là vấn đề được quan tâm, chú ý tại hầu hết các công ty nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh. Vì vậy, nhằm giúp bạn đọc có thêm thông tin về kiểm toán nội bộ và dịch vụ mà Công ty Luật ACC cung cấp, mời tham khảo bài viết chi tiết dưới đây.
Mục Lục
1. Kiểm toán nội bộ là gì?
Kiểm toán nội bộ
là hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập nhằm gia tăng giá trị và cải thiện hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Họ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng đạt được các mục tiêu đề ra nhờ vào việc áp dụng các phương pháp, thiết kế các hệ thống và nâng cao hiệu quả các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị.
2. Vai trò, chức năng của kiểm toán nội bộ là gì?
Dựa vào hệ thống vận hành và phát triển của một doanh doanh nghiệp, kiểm toán nội bộ có vai trò, chức năng:
– Đảm bảo với các bên liên quan của doanh nghiệp là hoạt động kiểm soát tài chính đã được vận hành hữu hiệu và hiệu quả trong phạm vi đạo đức nghề nghiệp.
– Duy trì việc quản lý rủi ro của doanh nghiệp để đảm bảo giám sát và đánh giá hợp lý.
– Phát hiện kịp thời, điều tra các hành vi gian lận trong doanh nghiệp.
– Phát hiện những sai sót trong hoạt động của doanh nghiệp để từ đó kịp thời tư vấn, tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp có những định hướng trong hoạt động quản trị rủi ro.
Bạn đang tìm đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán có nhiều ưu đãi nhất…Và hơn hết, bạn mong muốn tìm được bảng giá dịch vụ kiểm toán phải chăng, Công ty Luật ACC mời bạn tham khảo bài viết Bảng giá dịch vụ kiểm toán
3. Phạm vi công việc của kiểm toán viên nội bộ trong doanh nghiệp
Kiểm toán nội bộ
Nhìn chung, công việc của một kiểm toán viên nội bộ trong một doanh nghiệp khá rộng. Và cụ thể các công việc đó như sau:
- Thực hiện và kiểm soát các chu trình vận hành đầy đủ bao gồm quản lý rủi ro, quản lý và kiểm soát hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, độ tin cậy của các thông tin tài chính và việc tuân thủ tất cả các chỉ thị, quy định hiện hành.
- Thu thập, phân tích, đánh giá các chứng từ kế toán, báo cáo những năm trước đó,…
- Chuẩn bị và trình bày, thuyết minh các báo cáo phản ánh kết quả và quy trình của kiểm toán.
- Tư vấn độc lập khách quan để đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp các mục tiêu doanh nghiệp cần đạt được.
- Xác định những sai sót và đề xuất các biện pháp loại trừ hoặc giảm thiểu rủi ro đến mức chấp nhận được và tiết kiệm chi phí.
- Theo dõi và báo cáo về việc thực hiện các kiến nghị sau kiểm toán, nếu cần thiết.
- Tham gia công tác đánh giá rủi ro và xây dựng Kế hoạch kiểm toán hàng năm định hướng rủi ro. Công tác báo cáo của phòng Kế toán – Kiểm toán.
- Tham gia hoàn thiện, xây dựng các chuẩn mực kiểm toán cho phòng Kế toán – Kiểm toán, như:
- Chương trình kiểm toán;
- Quy trình phòng Kế toán – Kiểm toán;
- Hệ thống mẫu biểu phục vụ công tác kiểm toán.
- Giám sát, hướng dẫn một/một số cán bộ kiểm toán theo phân công của Trưởng phòng Kế toán – Kiểm toán; đề xuất các biện pháp về nhân sự kiểm toán; tham gia bồi dưỡng, đào tạo, quản lý tri thức.
Dịch vụ kiểm toán được thúc đẩy cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng kinh doanh trong những năm gần đây. Bài viết: Dịch vụ kiểm toán là gì? của Công ty Luật ACC sẽ giúp cho người đọc có được sự hiểu biết về lĩnh vực kiểm toán và lợi ích mà nó mang lại cho các doanh nghiệp.
4. Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nội bộ
Kiểm toán nội bộ
Các nguyên tắc đạo đức căn bản của người hành nghề bao gồm:
a) Tính chính trực: thẳng thắn, trung thực trong tất cả các cuộc kiểm toán và các mối quan hệ chuyên môn;
b) Tính khách quan: Không thiên vị, xung đột lợi ích hay các tác động làm ảnh hưởng đến xét đoán chuyên môn của mình;
c) Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Kiểm toán viên phải duy trình hiểu biết và kỹ năng chuyên môn cần thiết để cung cấp cuộc kiểm toán chất lượng, đồng thời cần cẩn trọng và có hành động phù hợp với chuẩn mực.
d) Tính bảo mật: Phải bảo mật thông tin có được từ cuộc kiểm toán, không được tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của khách hàng.
e) Tư cách nghề nghiệp: Tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp.
5. Các trường hợp bắt buộc phải kiểm toán nội bộ theo quy định của Pháp luật Việt Nam
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 05/2019/NĐ–CP thì các doanh nghiệp sau đây bắt buộc phải thực hiện kiểm toán nội bộ:
(1) Công ty niêm yết.
(2) Doanh nghiệp có vốn điều lệ của nhà nước trên 50% là công ty mẹ theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
(3) Doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
Các doanh nghiệp nêu trên có thể thuê ngoài các tổ chức kiểm toán độc lập đủ tiêu chuẩn hoạt động theo quy định để thực hiện kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đảm bảo rằng các tổ chức kiểm toán phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ và các yêu cầu theo Điều 5, Điều 6 tại Nghị định 05/2019/NĐ–CP
6. Quy trình cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ của ACC
- Khảo sát thực tế khách hàng, đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm toán
- Đánh giá chung về các yếu tố: Môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro và Giám sát các hoạt động kiểm soát.
- Kiểm tra tính tuân thủ pháp lý.
- Thực hiện kiểm tra các quy trình, nghiệp vụ nhằm phát hiện các sai sót, gian lận và đưa ra các đánh giá, giải pháp về tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ:
- Dịch vụ kiểm toán nội bộ về lương và các khoản phải trả khác.
- Dịch vụ kiểm toán nội bộ nội bộ về tài sản cố định và xây dựng cơ bản.
- Dịch vụ kiểm toán nội bộ đối với mua hàng, bán hàng.
- Dịch vụ kiểm toán nội bộ về khoản phải thu, phải trả.
- Dịch vụ kiểm toán nội bộ về hàng tồn kho, giá thành.
- Kiểm toán các khoản mục trong báo cáo tài chính.
- Soát xét rủi ro về các loại thuế trong doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế đang phát triển kiểm toán không còn là một ngành nghề quá xa lạ đối với chúng ta, tuy nhiên để hiểu rõ kiểm toán là gì?, những việc mà kiểm toán cần làm là gì?, các quy định về kiểm toán là gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết Kiểm toán là gì
7. Phân biệt kiểm toán nội bộ với kiểm toán bên ngoài
Kiểm toán nội bộKiểm toán bên ngoàiMục đíchxem xét các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp và đưa ra các đề xuất cải tiếnphân tích và xác minh tính chính xác và độ tin cậy của báo cáo tài chínhNội dungđưa ra ý kiến về tính hiệu quả của các hoạt động tác nghiệp của tổ chứcđưa ra ý kiến về quan điểm trung thực và hợp lý của báo cáo tài chínhBáo cáo chohội đồng quản trị và quản lý cấp cao là những người trong cơ cấu quản trị của tổ chứccổ đông hoặc thành viên không thuộc cơ cấu quản trị của tổ chứcThời gian hoạt độngmột quá trình liên tụcđược thực hiện hàng năm
8. Dịch vụ kiểm toán nội bộ của ACC tại TP.Hồ Chí Minh và cho các doanh nghiệp trên toàn quốc
- Kiểm toán nội bộ không chỉ là để kiểm tra báo cáo tài chính mà còn tham gia vào quá trình kiểm soát tài chính, đánh giá tính hiệu quả, tính tuân thủ của mọi hoạt động nhằm giảm thiểu sai sót và gian lận. Kiểm toán nội bộ sẽ giải quyết các vấn đề khó khăn một cách toàn diện và triệt để nhất. Với một đội ngũ chuyên gia uy tín, am hiểu các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ kiểm toán nội bộ của Công ty Luật ACC cam kết sẽ mang đến hiệu quả cao nhất cho quý khách hàng tại các tỉnh/thành trên toàn quốc.
- Được một đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, đã từng làm việc với rất nhiều công ty lớn và nhỏ ở TpHCM và các tỉnh/thành khác thuộc nhiều ngành nghề khác nhau để tư vấn hệ thống kiểm soát nội bộ cho doanh nghiệp bạn.
- Cung cấp những báo cáo đánh giá chi tiết về rủi ro trong hệ thống quản lý, điều hành của công ty.
- Đưa ra những nhận định và giải pháp tốt nhất để khắc phục sự cố, cũng như phương án phòng ngừa rủi ro trong hệ thống quản lý, điều hành của công ty.
- Công ty Luật ACC đảm bảo tư vấn toàn diện tất cả các vấn đề quản trị nội bộ trong và ngoài công ty.
-
Bộ phận dịch vụ kiểm toán nội bộ sẽ hỗ trợ đánh giá hiệu quả hoạt động mỗi bộ phận. nhằm sắp xếp các nguồn lực phù hợp với yêu cầu quản trị và phát triển của doanh nghiệp.
>>>> Ngoài kiểm toán nội bộ, ACC còn đem đến các loại dịch vụ kiểm toán khác khi quý khách có nhu cầu, chi tiết vui lòng tham khảo Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính
9. Công ty Luật ACC giải đáp câu hỏi thường gặp
9.1. Báo cáo kiểm toán nội bộ được gửi cho ai?
Các báo cáo kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp được gửi cho:
Cấp trên trực tiếp (đối với doanh nghiệp niêm yết là Ban kiểm soát hoặc Hội đồng Quản trị (với các thành viên độc lập và không điều hành));
Cấp quản lý điều hành (Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc/ Giám đốc);
Các đối tượng khác theo quy chế kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp (Xem thêm Điều 16, Nghị định 05/2019).
9.2. Các loại kiểm toán nội bộ?
Báo cáo kiểm toán hàng năm; Báo cáo đột xuất.
9.3. Trường hợp nào phải tiến hành kiểm toán nội bộ đột xuất?
Bộ phận kiểm toán nội bộ báo cáo đột xuất trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp phát hiện các sai phạm nghiêm trọng hoặc khi nhận thấy có nguy cơ rủi ro cao có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của đơn vị, bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị phải báo cáo ngay cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 05/2019/NĐ-CP;
b) Thông báo kịp thời cho người đứng đầu bộ phận/đơn vị được kiểm toán nếu các tồn tại nêu trong báo cáo kiểm toán không được sửa chữa và khắc phục kịp thời sau một khoảng thời gian quy định;
c) Sau khi đã thông báo cho người đứng đầu bộ phận/đơn vị được kiểm toán theo quy định tại điểm b khoản này, nếu các tồn tại vẫn chưa được sửa chữa và khắc phục, phải báo cáo kịp thời bằng văn bản cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 05/2019/NĐ-CP.
9.4. Kiểm toán nội bộ có điểm gì khác với các dịch vụ kiểm toán khác?
Kiểm toán nội bộ là hoạt động đảm bảo, tư vấn độc lập nhằm gia tăng giá trị và hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Họ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng đạt được các mục tiêu đề ra nhờ vào việc áp dụng các phương pháp, thiết kế các hệ thống và nâng các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị.
Trong khi đó, kiểm toán độc lập là những người xác minh tính chính xác của thông tin tài chính trên báo cáo của doanh nghiệp từ đó hình thành ý kiến độc lập của minh. Hoạt động của họ chỉ mang tính đảm bảo và mang lại giá trị gia tăng thêm trong quá trình kiểm toán.
9.5. Mục tiêu của kiểm toán nội bộ là gì?
Dựa vào hệ thống vận hành và phát triển của một doanh doanh nghiệp, kiểm toán nội bộ có mục tiêu:
- Đảm bảo với các bên liên quan của doanh nghiệp là hoạt động kiểm soát tài chính đã được vận hành hữu hiệu và hiệu quả trong phạm vi đạo đức nghề nghiệp.
- Duy trì việc quản lý rủ ro của doanh nghiệp để đảm bảo giám sát và đánh giá hợp lý.
- Phát hiện kịp thời, điều tra các hành vi gian lận trong doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Kiểm toán nội bộ là gì? Vai trò và Chức Năng cần biết. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về kiểm toán nội bộ. Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng !
Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán hãy liên hệ ngay
CÔNG TY LUẬT ACC
Tư vấn: 1900.3330
Zalo: 084.696.7979
Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn
Mail: [email protected]
Địa chỉ Công ty Luật ACC
Hồ Chí Minh:
565A Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh
Tầng 8, 520 Cách Mạng Tháng 8, P. 11, Q. 3
Quận 1: 221 Trần Quang Khải, P. Tân Định
Hà Nội: Tầng 8, 18 Khúc Thừa Dụ, P. Dịch Vọng, Q. Cầu giấy
Quận 4: 192 Nguyễn Tất Thành, P. 13
Bình Dương: 97 Huỳnh Văn Cù, Phường Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một
Quận 6: 33G Tân Hoà Đông, P. 13
Đà Nẵng: Tầng 3, Số 5 Cao Thắng, P. Thanh Bình, Q. Hải Châu
Quận 11: 8 Hòa Bình, P. 5
Đồng Nai: 45 Đồng Khởi, Tổ 41, KP8, Phường Tân Phong, Tp Biên Hòa
Quận 12: B99 Quang Trung, P. Đông Hưng Thuận
Quận Bình Thạnh: 395 Nơ Trang Long, P.13
Quận Gò Vấp: 1414 Lê Đức Thọ, P. 13
Quận Tân Bình: 264 Âu Cơ, P. 9
Quận Tân Phú: 385 Lê Trọng Tấn, P.Sơn Kỳ
Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
5/5 – (706 bình chọn)
✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin