Kiểm toán nội bộ là gì? Vai trò đối với sự phát triển của doanh nghiệp?

Kiểm toán nội bộ được biết đến là một hoạt động có vai trò quan trọng với hoạt động của doanh nghiệp. Vậy kiểm toán nội bộ là gì, quy trình kiểm toán nội bộ ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây từ E-invoice!

Khái niệm kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ được quy định thế nào?

1. Kiểm toán nội bộ là gì?

Nghị Định 05/2019/NĐ-CP về Kiểm toán nội bộ chưa đưa ra định nghĩa cụ thể về hoạt động này. Tuy nhiên,  theo Hiệp hội kiểm toán nội bộ IIA (The institute of Internal Auditor – “IIA”), kiểm toán nội bộ được hiểu là “một hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được thiết kế nhằm gia tăng giá trị và cải thiện các hoạt động của tổ chức. Kiểm toán nội bộ giúp cho tổ chức đạt được các mục tiêu của mình bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận có tính nguyên tắc và hệ thống nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị.”
Hiểu đơn giản, kiểm toán nội bộ là cung cấp những đánh giá khách quan, độc lập về hệ thống, tổ chức kinh doanh, được thực hiện bởi bộ phận/ một tổ chức gồm những người trong doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo tính toàn vẹn của các thông tin tài chính, kế toán, quá trình sản xuất, kinh doanh.
Qua đó, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp cũng như hiệu quả của hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ.
>> Có thể bạn quan tâm: Khái niệm báo cáo tài chính.

2. Vai trò, mục tiêu của kiểm toán nội bộ

Vai trò của hoạt động kiểm toán nội bộ.

Hoạt động kiểm toán nội bộ có vai trò vô cùng quan trọng.

Vì sao có thể khẳng định kiểm toán nội bộ nắm giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp? Để tìm ra câu trả lời, chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn về vai trò, mục tiêu của hoạt động này.

2.1. Vai trò của kiểm toán nội bộ

Đối với quá trình quản trị doanh nghiệp, kiểm toán nội bộ nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Thông qua hoạt động kiểm toán nội bộ, doanh nghiệp, tổ chức sẽ nhìn nhận, đánh giá được hiệu quả của các quy trình kiểm soát nội bộ, khả năng quản lý rủi ro.
Cụ thể, cũng bởi đơn vị thực hiện kiểm toán nội bộ phải đảm bảo tính chính xác, trung thực, không chịu bất cứ sự can thiệp nào trong khi thực hiện nhiệm vụ nên sẽ đưa ra được những đánh giá khách quan về tính tuân thủ, hiệu quả và hiệu suất kiểm soát.
Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ nhận được sự tư vấn sát sao liên quan đến xây dựng quy trình, kiểm soát các dự án mới cũng như đánh giá quản trị rủi ro. Hệ thống hệ thống kiểm soát nội bộ theo đó cũng được liên tục kiểm tra định kỳ và ngày càng hoàn thiện.

2.2. Mục tiêu của kiểm toán nội bộ

Về mục tiêu của kiểm toán nội bộ, Điều 4, Nghị Định 05/2019/NĐ-CP quy định rằng thông qua các hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn, kiểm toán nội bộ đưa ra các đảm bảo mang tính độc lập, khách quan và các khuyến nghị về các nội dung sau đây:
– Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đã được thiết lập và vận hành một cách phù hợp nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý các rủi ro của đơn vị.
– Các quy trình quản trị và quy trình quản lý rủi ro của đơn vị đảm bảo tính hiệu quả và có hiệu suất cao.
– Các mục tiêu hoạt động và các mục tiêu chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ công tác mà đơn vị đạt được.
Nói một cách khái quát, kiểm toán nội bộ phải thực hiện được vai trò làm gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, đồng thời cải thiện, nâng cao các hoạt động của doanh nghiệp.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

3. Quy trình kiểm toán nội bộ

Quy trình kiểm toán nội bộ.

Quy trình kiểm toán nội bộ gồm 4 giai đoạn.

Thông thường, một quy trình kiểm toán nội bộ hoàn chỉnh sẽ trải qua 4 giai đoạn. Cụ thể gồm: Lập kế hoạch – Điều tra thực địa – Báo cáo – Theo dõi. 

Lập kế hoạch

– Nhóm đánh giá nội bộ xác định phạm vi, mục tiêu.
– Xem xét hướng dẫn liên quan và kết quả của những cuộc đánh giá trước đó.
– Lên lịch trình, ngân sách.
– Xác định các chủ sở hữu quá trình tham gia.

Đánh giá thực địa

Ở bước hoạt động kiểm toán thực tế này sẽ bao gồm những đầu việc sau:
– Thông qua việc phỏng vấn đội ngũ nhân viên chủ chốt của doanh nghiệp để đánh giá sự hiểu biết về các quy trình, biện pháp kiểm soát.
– Xem xét tài liệu, hiện vật liên quan để làm ví dụ về việc thực hiện các kiểm soát, thử nghiệm các kiểm soát với một mẫu trong một giai đoạn nhất định.
– Ghi lại các đầu việc đã thực hiện, xác định các ngoại lệ khuyến nghị.

Báo cáo

Quy trình phát hành báo cáo kiểm toán nội bộ bao gồm:
– Soạn thảo báo cáo kiểm toán một cách rõ ràng, ngắn gọn
– Khuyến khích đối tượng dự kiến đọc, hiểu báo cáo.
– Xem xét bản thảo với người đứng đầu doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính chính xác của các phát hiện, phát hành, phân phối báo cáo.

Theo dõi

Trong quy trình kiểm toán nội bộ, đây là giai đoạn thường bị bỏ qua nhiều nhất vì không ít người nhầm tưởng rằng chỉ cần hoàn thiện báo cáo kiểm toán nội bộ là “xong”. Tuy nhiên, phải theo dõi sát sao các khuyến nghị mới đảm bảo việc các thay đổi sẽ được thực hiện để giải quyết những phát hiện đã được xác định trong báo cáo. 
Trên đây là giải đáp cơ bản cho câu hỏi “Kiểm toán nội bộ là gì?” và những vấn đề liên quan đến kiểm toán nội bộ. Các doanh nghiệp cần nắm được để đảm bảo tuân thủ khi xây dựng quy chế kiểm toán nội bộ riêng cho doanh nghiệp của mình.
Ngoài ra, để được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội

  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768

  • Tel : 024.37545222

  • Fax: 024.37545223

  • Website: https://einvoice.vn/

  • Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice