Kiểm toán nội bộ là gì? Mục đích, Quyền hạn, và Nhiệm vụ? | Crowe Vietnam
Kiểm toán nội bộ là gì?
Khái niệm “Kiểm toán nội bộ” chưa được định nghĩa rõ tại Nghị Định 05/2019/NĐ-CP nên chúng ta sẽ tham khảo thêm định nghĩa phiên bản tiếng Việt từ Hiệp hội kiểm toán nội bộ IIA (The institute of Internal Auditor, viết tắt là “IIA”) như sau:
“Kiểm toán nội bộ là một hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được thiết kế nhằm gia tăng giá trị và cải thiện các hoạt động của tổ chức. Kiểm toán nội bộ giúp cho tổ chức đạt được các mục tiêu của mình bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận có tính nguyên tắc và hệ thống nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị.”
(Nguồn)
Với định nghĩa trên, chúng ta cần lưu ý các điểm quan trọng sau:
- Kiểm toán nội bộ là hoạt động đảm bảo & tư vấn mang tính độc lập & khách quan liên quan tới các công việc quản trị, quản lý rủi ro, và kiểm soát trong doanh nghiệp, theo đó góp phần giúp doanh nghiệp đạt các mục tiêu của mình. Để bảo đảm tính độc lập và khách quan, Kiểm toán nội bộ thường phải trực thuộc cấp lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp (gồm các thành viên độc lập và không điều hành). Tùy thuộc vào mô hình tổ chức cụ thể, cấp lãnh đạo cao nhất để phê duyệt và làm việc với kiểm toán nội bộ có thể là: Ban Kiểm Soát (thuộc Đại hội đồng cổ đông), Ủy ban Kiểm toán (thuộc Hội đồng quản trị, có các thành viên độc lập và không điều hành), Hội đồng thành viên,….
- Kiểm toán nội bộ phải làm gia tăng giá trị cho doanh nghiệp (lợi ích đem lại khi thực hiện kiểm toán nội bộ phải nhiều hơn những chi phí bỏ ra để triển khai nó) và cải thiện các hoạt động của doanh nghiệp (hiệu lực và hiệu quả được nâng cao).
- Kiểm toán nội bộ có tính nguyên tắc và hệ thống cao. Các quy trình làm việc, chương trình thực hiện, những đánh giá và kết luận của kiểm toán nội bộ đều phải được liên kết chặt chẽ và hợp lý với nhau.
Mặc dù không đưa ra định nghĩa về Kiểm toán nội bộ như IIA, nhưng Điều 4 Nghị Định 05/2019/NĐ-CP có trình bày mục tiêu của kiểm toán nội bộ được như sau:
“Thông qua hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn, kiểm toán nội bộ đưa ra các đảm bảo mang tính độc lập, khách quan và các khuyến nghị về các nội dung sau đây:
- Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đã được thiết lập và vận hành một cách phù hợp nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý các rủi ro của đơn vị.
- Các quy trình quản trị và quy trình quản lý rủi ro của đơn vị đảm bảo tính hiệu quả và có hiệu suất cao.
- Các mục tiêu hoạt động và các mục tiêu chiến lược, kế hoạch và nhiệm vụ công tác mà đơn vị đạt được.”
- Dựa vào mô tả trên, chúng ta có thể cho rằng là khái niệm của Kiểm toán nội bộ tại Việt Nam cũng tương đồng với định nghĩa được đưa ra bởi IIA.
Mục đích, Quyền hạn, và Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ?
Với định nghĩa như trên, chúng ta có thể hiểu khái quát như sau:
Mục đích: Kiểm toán nội bộ nhắm tới mục đích là đem lại giá trị và cải thiện hoạt động của doanh nghiệp.
Quyền hạn: Để thực hiện nhiệm vụ/trách nhiệm của mình một cách đầy đủ, kiểm toán nội bộ phải được:
- có quyền tiếp cận với các tài liệu/ con người/ tài sản liên quan tới nhiệm vụ của mình;
- có quyền báo cáo và trao đổi trực tiếp với cấp lãnh đạo cao nhất về kế hoạch thực hiện, các phát hiện và các trở ngại trong quá trình thực hiện công việc để nhận được những hỗ trợ kịp thời và đầy đủ.
Các quyền này cần được quy định rõ trong quy chế kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp để mọi bộ phận hiểu rõ và tuân thủ. Ngoài ra, trong mô hình tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ cần phải trực thuộc cấp lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp (có bao gồm các thành viên độc lập và không điều hành) để bảo đảm tính độc lập về mặt tổ chức. Tùy thuộc vào mô hình tổ chức cụ thể, cấp lãnh đạo cao nhất để phê duyệt và làm việc với kiểm toán nội bộ có thể là: Ban Kiểm Soát (thuộc Đại hội đồng cổ đông), Ủy ban Kiểm toán (thuộc Hội đồng quản trị, có các thành viên độc lập và không điều hành), Hội đồng thành viên,….
Với định nghĩa như trên, chúng ta có thể hiểu khái quát như sau: Mục đích: Kiểm toán nội bộ nhắm tới mục đích là đem lại giá trị và cải thiện hoạt động của doanh nghiệp. Quyền hạn: Để thực hiện nhiệm vụ/trách nhiệm của mình một cách đầy đủ, kiểm toán nội bộ phải được:Các quyền này cần được quy định rõ trong quy chế kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp để mọi bộ phận hiểu rõ và tuân thủ. Ngoài ra, trong mô hình tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ cần phải trực thuộc cấp lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp (có bao gồm các thành viên độc lập và không điều hành) để bảo đảm tính độc lập về mặt tổ chức. Tùy thuộc vào mô hình tổ chức cụ thể, cấp lãnh đạo cao nhất để phê duyệt và làm việc với kiểm toán nội bộ có thể là: Ban Kiểm Soát (thuộc Đại hội đồng cổ đông), Ủy ban Kiểm toán (thuộc Hội đồng quản trị, có các thành viên độc lập và không điều hành), Hội đồng thành viên,….
Nhiệm vụ (trách nhiệm): Kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các hoạt động đảm bảo & tư vấn mang tính độc lập & khách quan liên quan tới các công việc quản trị, quản lý rủi ro, và kiểm soát trong doanh nghiệp, theo đó góp phần giúp doanh nghiệp đạt các mục tiêu của mình (Về chiến lược, hoạt động, tài chính, và tuân thủ).
Dưới góc độ luật pháp, các quyền và nhiệm vụ của bộ phận kiểm toán nội bộ cũng được quy định cụ thể trong Nghị Định 05/2019/NĐ-CP. Các doanh nghiệp cần nắm rõ khi xây dựng quy chế kiểm toán nội bộ riêng cho mình để bảo đảm tuân thủ.