Kiểm toán là gì? Chức năng và công việc của kiểm toán viên

Mục Lục

Với sự phát triển của xã hội ngày nay thì khái niệm kiểm toán không còn quá xa lạ với mọi người. Đây là ngành khá hot và được rất nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay đặc biệt là những bạn có niềm đam mê với các con số và đang theo đuổi ngành Kiểm toán. Bài viết này sẽ giúp các bạn biết được Kiểm toán là gì? Chức năng và công việc của kiểm toán viên một cách chi tiết nhé!

Kiểm toán là gì? Chức năng và công việc của kiểm toán viên

Có thể bạn chưa biết: Kế toán là gì

I. Kiểm toán là gì?

Kiểm toán là gì?

1. Kiểm toán là gì?

Thuật ngữ kiểm toán thường đề cập đến một cuộc kiểm tra, đánh giá, kết luận và xác nhận tính đầy đủ, hợp pháp của số liệu, tài liệu kế toán, báo cáo tài chính của các cơ quan, tổ chức. Hay nói một cách dễ hiểu, kiểm toán là hoạt động kiểm tra lại các thông tin tài chính được cung cấp bởi kế toán nhằm xác định và đối chiếu mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Kiểm toán thường dành cho các đối tượng có niềm đam mê đến tình hình tài chính của một tổ chức nào đó nhưng lại không có nghiệp vụ về tài chính, kế toán. Vì thế, các doanh nghiệp thường cần đến những người kiểm toán viên để đưa ra những đánh giá đúng đắn cho doanh nghiệp của họ.

Tìm việc làm, tuyển dụng kiểm toán có thể bạn quan tâm:

– Chuyên viên Kiểm Toán thị trường Đông Dương (Campuchia)

– Nhân viên Tính chiết khấu và Quản lý công nợ

2. Lịch sử ra đời của ngành kiểm toán

Ngành kiểm toán thế giới được ra đời vào thế kỷ thứ 3 TCN, được gắn liền với nền văn minh của hai nước là La Mã và Ấn Độ. Ban đầu, ngành kiểm toán chỉ ở mức độ sơ khai. Các kiểm toán viên sẽ đọc to những số liệu lên cho bên độc lập nghe. Sau đó là tiến hành thực hiện đánh giá, chứng thực. Mãi cho đến năm 1991, ngành kiểm toán mới được du nhập vào Việt Nam. Luật kiểm toán Việt Nam được ban hành vào năm 2015, hiện đã qua 2 lần sửa, bổ sung bao gồm số 81/2015/QH13 và 93/2015/QH13.  

3. Bản chất của kiểm toán là gì?

Kiểm toán có bản chất hoạt động độc lập, được động kiểm tra từ bên ngoài vào. Quy trình kiểm toán sẽ được thực hiện bởi các kiểm toán viên. Những người này có trình độ chuyên môn cao và có chứng chỉ hành nghề rõ ràng. Dựa trên các dữ liệu của doanh nghiệp, các kiểm toán viên sẽ đánh giá và đưa ra nhận định của mình. Và kiểm toán viên sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp lý về những gì mình đánh giá, nhận định.

2. Tầm quan trọng của kiểm toán

– Củng cố hoạt động tài chính – kế toán và hướng dẫn nghiệp vụ: Kiểm toán giúp xác định tính chính xác của các hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán đã được lập. Không những thế, kiểm toán còn biểu hiện tính chính xác của các giao dịch. Về mặt nghiệp vụ, chủ thể kiểm toán sau khi xác nhận hồ sơ kiểm toán sẽ đưa ra những kết luận cũng như kiến nghị giải pháp phù hợp đối với việc sử dụng tài chính vừa kiểm toán.

– Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý: Kiểm toán sẽ giúp kiểm tra lại tính xác thực của bảng cân đối kế toán do kế toán cung cấp. Quá trình kiểm tra đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của , cấp trên.Từ đó, có thể kiểm soát chặt chẽ khả năng thu chi của doanh nghiệp một cách đúng đắn hơn.

– Xây dựng niềm tin đối với thông tin tài chính – kế toán được công bố: Mọi thông tin kế toán – tài chính mà kế toán đưa lên chưa thể xác định mức độ phù hợp với việc thu chi thực tế của doanh nghiệp. Vì thế, kiểm toán sẽ củng cố niềm tin đối với thông tin tài chính – kế toán được công bố. Từ đó, mọi thông tin liên quan đến kế toán – tài chính sẽ được tin cậy hơn.

II. Phân loại kiểm toán

Phân loại kiểm toán

1. Theo loại hình tổ chức kiểm toán

– Kiểm toán Nhà nước: Thông thường đối tượng được kiểm toán là các công ty, doanh nghiệp nhà nước. Loại kiểm toán này do cơ quan nhà nước tiến hành theo luật định và không mất phí.

– Kiểm toán độc lập: Loại hình kiểm toán này thường được thực hiện do các kiểm toán viên tại các công ty độc lập chuyên về dịch vụ này thực hiện. Các kiểm toán viên này có nhiệm vụ phải kiểm tra lại các báo cáo tài chính mà khách hàng đưa ra hoặc thực hiện thêm một số dịch vụ khác tùy theo yêu cầu của khách hàng. Loại hình kiểm toán này thường được nhận sự tin cậy từ các nhà đầu tư hay bên thứ ba vì đảm bảo được tính xác thực của doanh nghiệp.

– Kiểm toán nội bộ: Là loại hình kiểm toán dùng các kiểm toán viên nội bộ của các công ty để thực hiện kiểm toán theo lệnh của các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc. Thường kiểm toán nội bộ chỉ nhận được sự tin cậy của công ty mà không được các nhà đầu tư tin cậy vì các kiểm toán viên chỉ làm việc dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc.

2. Theo mục đích của kiểm toán

– Kiểm toán tuân thủ: Kiểm toán này nhằm mục đích xem xét, kiểm tra các doanh nghiệp có tuân thủ đầy đủ các quy định mà cơ quan nhà nước hay cấp trên ban hành hay không.

– Kiểm toán hoạt động: Đây là hoạt động kiểm toán nhằm đánh giá hiệu quả của các hoạt động kiểm toán. Cụ thể như sau:

+ Tính kinh tế: Dựa trên việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế đã đề ra giúp doanh nghiệp, đơn vị hay tổ chức tiết kiệm tối đa nguồn lực cho doanh nghiệp của mình.

+ Tính hiệu quả: Dựa vào hiệu quả đạt được của doanh nghiệp với nguồn lực tương xứng.

+ Tính hiệu lực: Xem xét khả năng có thể hoàn thành mục tiêu đề ra của doanh nghiệp hay tổ chức thực hiện kiểm toán.

– Kiểm toán báo cáo tài chính: Đây là hình thức kiểm toán nhằm kiểm tra về tính xác thực của các bản báo cáo tài chính được đưa ra. Một số báo cáo tài chính được kiểm toán như: Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính,…

III. Vai trò và chức năng của kiểm toán

Vai trò và chức năng của kiểm toán

1. Vai trò của kiểm toán viên

Vai trò của kiểm toán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế mới hiện nay. Nó thể hiện được chuẩn mực của kế toán trong các hoạt động kinh tế, quản trị kinh doanh do kế toán cung cấp. Bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng giữ một vai trò quan trọng không kém đối với cơ quan nhà nước, doanh nghiệp hay tổ chức.

Kiểm toán viên giúp kiểm soát ngân quỹ nhà nước và sự vận động của toàn bộ ngân quỹ và tài sản quốc gia. Không những thế, nó còn giúp cơ quan nhà nước đưa ra được những chính sách hiệu quả dựa trên kết quả thu nhận được. Ngoài ra, kiểm toán viên còn giúp cho doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá các thông tin tài chính – kế toán và đưa ra những quyết định kinh doanh kịp thời.

2. Chức năng của kiểm toán viên

– Chức năng kiểm tra và xác minh: Đây được xem là chức năng cơ bản nhất gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của hoạt động kiểm toán. Chức năng này dùng để thể hiện độ  trung thực của các tài liệu, tính pháp lý của các nghiệp vụ hay việc lập báo cáo tài chính.

– Tính trung thực của các con số: Chức năng kiểm tra và xác minh được thể hiện qua 2 mặt đó là tính đúng đắn của các số liệu và tính hợp thức của các biểu mẫu phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp. Theo tính hợp thức của các biểu mẫu phản ánh tình hình tài chính thì các thông tin đã được lượng hóa sẽ được xác minh qua hệ thống kiểm soát nội bộ, kết quả sau khi xác minh sẽ được điều chỉnh cho phù hợp để có hệ thống thông tin tin cậy và lập các bảng khai tài chính. Đối với các nghiệp vụ thì chức năng này được thực hiện bởi hệ thống ngoại kiểm hay nội kiểm. Sau khi xác minh hoàn tất thì sẽ hình thành nên các văn bản phù hợp với doanh nghiệp. 

– Chức năng bày tỏ ý kiến: Chức năng này kiểm soát viên có quyền đưa ra ý kiến, đánh giá về mức độ hợp lý của các thông tin tài chính kế toán. Ví dụ như chức năng bày tỏ ý kiến dùng để nêu lên ý kiến của các kiểm toán viên khi phát hiện những bất cập trong chế độ tài chính kế toán. Từ đó, kiến nghị lên cấp trên như cơ quan nhà nước xem xét và có cách xử lý phù hợp. Không những thế, chức năng này còn hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức khắc phục những nhược điểm mà các doanh nghiệp đang gặp phải trong vấn đề tài chính để có thể phát triển tốt hơn.

IV. Quy trình thực hiện công việc của kiểm toán viên

Quy trình thực hiện công việc của kiểm toán viên

1. Lập kế hoạch kiểm toán

Kế hoạch kiểm toán bao gồm thời gian dự kiến cũng như những dự tính hay cách thức thực hiện các hoạt động kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán cần phải đầy đủ, chi tiết và có cơ sở hợp lý. Lập nên kế hoạch kiểm toán là việc thu thập tất cả các thông tin liên quan đến tình hình tài chính nội bộ doanh nghiệp nhằm để kiểm tra và đánh giá xem có sự sai sót nào hay không. Đó là cơ sở để hình thành nên các kế hoạch thực hiện các hoạt động cũng như hạn chế rủi ro mắc phải.

2. Xây dựng quy trình kiểm toán

Đây là công đoạn không thể thiếu đối với bất kỳ kiểm toán viên nào bởi nhờ có nó mà công việc của kiểm toán viên được chính xác và diễn ra suôn sẻ hơn. Trong công đoạn xây dựng quy trình kiểm toán, các kiểm toán viên có nhiệm vụ xác định số lượng và thứ tự các bước kể từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc công việc kiểm toán.

3. Sử dụng các phương pháp kiểm toán thu thập thông tin

Một số phương pháp kiểm toán thu thập thông tin thường hay sử dụng:

– Kiểm toán cân đối: Phương pháp này yêu cầu sử dụng các phương trình kế toán để thực hiện quá trình kiểm toán.

– Đối chiếu trực tiếp: Phương pháp này thu thập các nguồn dữ liệu khác nhau để đối chiếu vào một mục tiêu được nhắm đến.

– Đối chiếu logic: Phương pháp này dùng để nghiên cứu các mối liên hệ giữa các chỉ tiêu xem chúng có quan hệ với nhau hay không.

– Kiểm kê: Phương pháp này dùng để kiểm tra các đối tượng kiểm toán xem có lỗi hay sự cố gì không.

– Điều tra: Phương pháp này dùng mọi cách khác nhau để tiếp cận và đưa ra đánh giá các đối tượng kiểm toán.

– Trắc nghiệm: Phương pháp này tái diễn lại các hoạt động nghiệp vụ nhằm xác minh lại kết quả của một quá trình đã thực hiện trước đó.

4. Ghi chép cẩn thận phát hiện, nhận định

Đây là một thao tác tất yếu mà bất kể kiểm soát viên nào cũng cần thực hiện. Thao tác này để kiểm toán viên ghi lại tất cả các nhận định về các nghiệp vụ, các con số, các sự kiện nhằm đưa ra những bằng chứng khách quan cho những kết luận 

5. Lập báo cáo, đưa ra kết luận khái quát

Đây là thao tác cuối cùng mà kiểm toán viên cần thực hiện để hoàn thành quy trình thực hiện công việc của mình. Sau khi tiến hành điều tra, phân tích thì kiểm toán viên sẽ đưa ra những kết luận khái quát về báo cáo tài chính của một tổ chức. 

Lưu ý: Bạn cần phải có khả năng diễn đạt tốt để bản báo cáo đạt kết quả tốt nhất.

V. Yêu cầu cơ bản của nhân viên kiểm toán

Yêu cầu cơ bản của nhân viên kiểm toán

1. Quy định về đăng ký hành nghề kiểm toán viên

Theo khoản 1 điều 15 Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12, để đăng ký hành nghề kiểm toán cần đáp ứng các điều kiện:

“a) Là kiểm toán viên;

b) Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên;

c) Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.” 

2. Tiêu chuẩn của kiểm toán viên

Theo quy định tại điều 14 Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 quy định về tiêu chuẩn của kiểm toán viên, cụ thể:

“1. Kiểm toán viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

c) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;

d) Có Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính.

2. Trường hợp người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận, đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam và có đủ các tiêu chuẩn quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì được công nhận là kiểm toán viên.”

3. Tố chất cần có của nhân viên kiểm toán

– Yêu cầu về tính độc lập: Tính độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản mà kiểm toán viên cần phải có. Thông thường lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức tin tưởng vào các đánh giá của kiểm toán viên có tính độc lập và khả năng về chuyên môn nghiệp vụ.

– Yêu cầu về năng lực nghiệp vụ: Để hành nghề kiểm toán thì kiểm toán viên cần phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững chắc, có kinh nghiệm thực tế trong vòng 36 tháng và đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. 

– Yêu cầu hiểu biết quy định pháp luật: Ngoài các yếu tố cần thiết thì vị trí kiểm toán viên đòi hỏi phải am hiểu về pháp luật và một số chính sách về tài chính liên quan đến lĩnh vực kiểm toán. 

– Yêu cầu về tư chất đạo đức: Đây là yếu tố quan trọng mà bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải có không riêng về kiểm toán. Yêu cầu này nhằm đảm bảo cho công việc kiểm toán được diễn ra theo đúng chuẩn mực. Kiểm toán viên phải làm việc một cách cẩn trọng và tinh thần làm việc thẳng thắn, trung thực để đảm bảo đánh giá các thông tin tài chính kế toán một cách chính xác.

VI. Mức lương và cơ hội nghề nghiệp Kiểm toán

Mức lương và cơ hội nghề nghiệp Kiểm toán

1. Mức lương ngành Kiểm toán hiện nay

Mức lương và cơ hội nghề nghiệp kiểm toán là vấn đề được khá nhiều người quan tâm đặc biệt là những bạn đang theo đuổi ngành học này. Những bạn sinh viên vừa ra trường sẽ có mức lương khởi điểm 400-500 USD/tháng (8 – 10 triệu đồng/tháng). Tuy nhiên, con số này có thể cao hơn nữa tùy thuộc vào công ty, doanh nghiệp bạn làm lớn hay nhỏ, công việc nhiều hay ít. Nếu có kinh nghiệm từ 2 – 5 năm, mức lương có thể lên đến 12 – 15 triệu đồng/tháng. Với những ai có kinh nghiệm trên 5 năm, lương có thể lên đến hơn 20 triệu đồng/tháng.

2. Cơ hội nghề nghiệp ngành Kiểm toán

Khi theo học ngành này bạn sẽ có cơ hội làm việc trong môi trường đa dạng với quy mô lớn. Nếu bạn có năng lực tốt, bạn sẽ có cơ hội làm việc ở 1 trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới: Ernst & Young, KPMG, PwC và Deloitte. Đây là 4 công ty thuộc top 10 công ty cần có năng lực thật sự mới có thể làm việc được.

Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể làm việc tại các doanh nghiệp như doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng, chứng khoán, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,… Lộ trình thăng tiến của ngành kiểm toán vô cùng rõ ràng, chi tiết như sau:

– Thực tập sinh kiểm toán

– Nhân viên kiểm toán 

– Trưởng nhóm kiểm toán

– Phó phòng kiểm toán

– Giám đốc kiểm toán

VII. Khối thi, điểm chuẩn và các trường đào tạo chuyên ngành Kiểm toán

Khối thi, điểm chuẩn và các trường đào tạo chuyên ngành Kiểm toán

1. Khối thi ngành Kiểm toán

Để có thể học ngành kiểm toán, các bạn có thể xét theo tổ hợp môn sau:

– A00: toán, vật lý, hóa học

– A01: toán, vật lý, anh văn

– D01: toán, văn, anh văn

– D07: toán, hóa, anh văn

– D96: toán, anh văn, KHXH

2. Danh sách trường đào tạo và điểm chuẩn

Trường đào tạo chuyên ngành Kiểm toán

Khu vực miền Bắc

– Trường Đại học Ngoại Thương: Đây là trường đại học công lập của Việt Nam, trường có 3 cơ sở, ngoài trụ sở chính ở Hà Nội thì có Trường Đại học Ngoại thương cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh và cơ sở III ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Trường tập trung đào tạo đa dạng các lĩnh vực chuyên về kinh tế bao gồm kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế, thương mại quốc tế, hợp tác kinh tế quốc tế, quản trị cùng các mảng khác như tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, luật kinh tế và ngoại ngữ. Ngành Kế toán- Kiểm toán là một trong những chuyên ngành thuộc khoa Tài chính của trường. Lĩnh vực này trường tập trung giảng dạy kỹ năng đo lường, xử lý và truyền đạt thông tin tài chính và bảo đảm đầu tư cho doanh nghiệp, ngân hàng và cả thị trường tài chính.

– Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là trường đại học định hướng nghiên cứu đứng đầu trong khối các trường đào tạo về Kinh tế, Quản lý và Quản trị kinh doanh ở Việt Nam. Không những thế, trường còn là trung tâm nghiên cứu kinh tế chuyên sâu, tư vấn các chính sách vĩ mô cho Nhà nước, chuyển giao và tư vấn công nghệ quản lý và quản trị. Các ngành và chương trình đào tạo của trường bao trùm gần như toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế. Tại đây, bạn có thể lựa chọn học tập hoàn toàn bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Ngành Kế toán – Kiểm toán của trường chuyên giảng dạy kỹ năng xử lý và truyền đạt thông tin tài chính, phân tích vốn đầu tư, chính sách tư vấn để bảo đảm đầu tư cho doanh nghiệp.

– Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Đây là một trường đại học công lập, đa cấp, đa ngành nghề, định hướng ứng dụng và thực hành trực thuộc Bộ Công thương. Trường đào tạo đa cấp, đa ngành từ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, cao đẳng kỹ thuật đến kỹ sư thực hành, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Ngành kiểm toán là một trong những ngành mà trường chú trọng đào tạo. Với chất lượng đào tạo tuyệt vời trường đã đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cho các doanh nghiệp, tổ chức.

– Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội: Đây là một trong hai hệ thống Đại học Quốc gia của Việt Nam, được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục của Việt Nam. Ngành Kiểm toán thuộc khoa Quốc tế của trường đại học này. Với chất lượng đào tạo bằng tiếng anh trường đã đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp lớn trong khu vực và ngoài quốc gia. 

Khu vực miền Nam

– Trường Đại học Kinh tế – Luật TP. HCM: Đây là trường đại học đào tạo và nghiên cứu khối ngành kinh tế, kinh doanh quản lý và luật tại Việt Nam nói chung và tại khu vực phía Nam nói riêng, nổi bật với thế mạnh về năng lực giảng viên, được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Bên cạnh chương trình đại trà trường Đại học Kinh tế – Luật còn triển khai các chương trình đào tạo đặc biệt như chương trình Chất lượng cao, chất lượng cao bằng tiếng Anh và chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp. Trong đó, ngành Kiểm toán được đào tạo một cách bài bản và là một trong những ngành triển vọng của trường.

– Trường Đại học Kinh tế TP. HCM: Đây là trường đại học đa ngành tại Việt Nam, nằm trong nhóm đại học trọng điểm quốc gia. Ngoài ra, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh còn được đánh giá là một trong 1000 trường đại học chuyên ngành kinh tế – kinh doanh đứng đầu thế giới. Ngành Kế toán – Kiểm toán là một trong những ngành được trường chú trọng đào tạo, thường xuyên rèn luyện kĩ năng thực tế để thích ứng với công việc. Nếu bạn đang mong muốn theo đuổi ngành kiểm toán thì nơi đây là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn.

– Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM: Đây là một trong những trường đại học đứng đầu về đào tạo và nghiên cứu nhóm ngành quản lý, kinh tế, tài chính tín dụng và tiền tệ ngân hàng tại Việt Nam. Không những thế, trường nằm trong nhóm 6 trường đào tạo về kinh tế tốt nhất tại miền Nam Việt Nam. Khoa kiểm toán – kế toán chú trọng trọng đào tạo cho sinh viên biết cách đo lường, xử lý và truyền đạt thông tin tài chính. Nhờ đó, có thể đánh giá tình hình tài chính thực tế một cách khách quan.

– Trường Đại học Tài chính – Marketing: Đây là một trường đại học chuyên ngành về nhóm ngành tài chính và quản lý tại miền Nam Việt Nam, với thế mạnh thương hiệu về đào tạo nhóm ngành tài chính và marketing. Tuy trường có thế mạnh về ngành tài chính và marketing nhưng ngành kế toán- kiểm toán vẫn được ngành đặc biệt chú trọng và đạt được một số thành tựu nhất định trên thị trường Việt Nam hiện nay.

Tên trường

Điểm chuẩn ngành kiểm toán năm 2020

Điểm chuẩn ngành kiểm toán năm 2021

Điểm chuẩn ngành kiểm toán năm 2022

Trường Đại học Ngoại Thương

Khối A00: 27.65 điểm

Khối A00: 28.25 điểm

Khối A01, D01, D07: 27.75 điểm

Khối A00: 27.8 điểm

Khối A01, D01, D03, D05, D06, D07: 27.3 điểm

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Khối A00, A01, D01, D07: 27.55 điểm

Khối A00, A01, D01, D07: 28.1 điểm

Khối A00, A01, D01, D07: 28.15 điểm

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khối A00, A01, D01: 22.3 điểm

Khối A00, A01, D01: 25 điểm

Khối A00, A01, D01: 24.3 điểm

Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Khối A00, A01, D01, D96: 20.5 điểm

Khối A00, A01, D01, D03, D06, D96, D97, DD0: 25.5 điểm

Khối A00, A01, D01, D03, D06, D96, D97, DD0: 22.5 điểm

Trường Đại học Kinh tế – Luật TP. HCM

Khối A00, A01, D01, D07: 26.7 điểm

Khối A00, A01, D01, D07: 26.1 điểm

Khối A00, A01, D01, D07: 26.6 điểm

Trường Đại học Kinh tế TP. HCM

Khối A00, A01, D01, D07: 25.8 điểm

Khối A00, A01, D01, D07: 26.1 điểm

Khối A00, A01, D01, D07: 27.8 điểm

Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM

Khối A00, A01, D01, D07: 24.91 điểm

Khối A00, A01, D01, D07: 25.55 điểm

Khối A00, A01, D01, D07: 25.15 điểm

Trường Đại học Tài chính – Marketing

Khối A00, A01, D01, D96: 25 điểm

Khối A00, A01, D01, D96: 25.3 điểm

Khối A00, A01, D01, D96: 25.2 điểm


Xem thêm:

– Tổng hợp công việc của kế toán cần phải làm tại doanh nghiệp chi tiết

– Kế toán trưởng là gì? Nhiệm vụ của kế toán trưởng trong doanh nghiệp

– Kế toán quản trị là gì? Vai trò kế toán quản trị trong doanh nghiệp

Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành kiểm toán và nhận biết bản thân có phù hợp ngành này không. Nếu bạn thấy bài viết này giúp ích cho mình và nhiều người thì đừng quên chia sẻ và để lại bình luận nhé!

Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Kiểm_toán