Kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Yêu cầu khi kiểm toán BCTC | MAN
Kiểm toán báo cáo tài chính (kiểm toán BCTC) là hoạt động vô cùng quan trọng để tăng cường sự công khai, minh bạch và độ tin cậy của các tổ chức, doanh nghiệp. Nếu chưa thực sự hiểu rõ về loại hình kiểm toán này, mời bạn theo dõi bài viết sau đây của MAN để có một cái nhìn cụ thể nhất về kiểm toán BCTC nhé.
Mục Lục
Giới thiệu chung về kiểm toán báo cáo tài chính là gì
Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?
Kiểm toán là hoạt động thu thập các bằng chứng làm căn cứ để đánh giá tính trung thực, chính xác của một thông tin tài chính. BCTC đã được kiểm toán từ đó lập báo cáo về nhận xét về sự tương thích giữa thông tin đó với những tiêu chuẩn và quy định pháp luật hiện hành. Công việc kiểm toán phải được tiến hành bởi những kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề và có đủ năng lực.
Kiểm toán BCTC (Audit of Financial Statements) là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình kiểm tra, nhận xét về tính hợp lý, chính xác và trung thực về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán, xét trên những phương diện trọng yếu nhất của bản báo cáo. Kiểm toán BCTC có thể được thực hiện bởi chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán có văn phòng tại Việt Nam, công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán Việt Nam và các kiểm toán viên được cấp phép hành nghề kiểm toán. Việc kiểm toán phải tuân theo chuẩn mực kiểm toán và quy định pháp luật. Kiểm toán BCTC nghiên cứu những đối tượng sau đây:
- Bảng cân đối tài khoản
- Báo cáo tình hình tài chính
- Bảng cân kế toán
- Kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (trực tiếp hoặc gián tiếp)
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Mục đích của kiểm toán BCTC
Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế ISA 200 chỉ ra rằng, mục đích chính của kiểm toán BCTC là nâng cao mức độ tín nhiệm của người sử dụng đối với báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, kiểm toán BCTC còn giúp chỉ ra những hạn chế, bất cập để đơn vị được kiểm toán có thể sớm giải quyết. Từ đó nâng cao chất lượng và độ chính xác của thông tin tài chính. Như vậy có coi báo cáo kiểm toán như một phương tiện giao tiếp giữa người sử dụng báo cáo tài chính và kiểm toán viên. Thông qua báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên sẽ trình bày kết quả kiểm toán và truyền tải nó đến người sử dụng BCTC.
Kiểm toán báo cáo tài chính gồm những chu trình gì?
Kiểm toán BCTC sẽ xoay quanh 5 chu trình cơ bản đó là:
- Kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền.
- Kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán.
- Kiểm toán chu trình hàng tồn kho.
- Kiểm toán chu trình lương và số tiền phải trả người lao động.
- Kiểm toán chu trình Tài sản cố định (TSCĐ) và Xây dựng (XD) cơ bản.
Tất cả những chu trình trên đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Sơ đồ dưới đây sẽ thể hiện rõ mối quan hệ của những chu trình này: Sơ đồ trên cho thấy mọi chu trình đều có liên hệ với chu trình hàng tồn kho một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Đặc biệt, chu trình hàng tồn kho quan hệ mật thiết với các chu trình bán hàng – thu tiền, tiền lương nhân viên và mua hàng – thanh toán. Đây là những đầu mối quan trọng mà cả công ty kiểm toán và khách hàng đều quan tâm. Đối với hoạt động kế toán, chu trình hàng tồn kho sẽ tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh và những chỉ tiêu được nêu ra trong Bảng cân đối kế toán. Trong công tác kiểm toán, kết quả hàng tồn kho cho phép kiểm toán viên kiểm tra, đối chiếu và kết hợp với các chu trình khác như tiền lương, mua hàng… Điều này vừa giúp tối ưu hiệu quả kiểm toán, vừa góp phần giảm thiểu chi phí và thời gian kiểm toán.
Xem thêm: Dịch vụ Kiểm toán Báo cáo Tài chính
Những lợi ích của kiểm toán báo cáo tài chính
Đối với ngân hàng và những đơn vị cho vay vốn
Thông qua kiểm toán BCTC, ngân hàng và những đơn vị cho vay vốn sẽ biết được số vốn cho vay có được dùng vào đúng mục đích đã cam kết hay không. Ngoài ra, họ còn nắm được khả năng hoàn trả vốn vay thông qua tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp được kiểm toán.
Đối với cơ quan thuế, cơ quan chức năng
Dựa trên BCTC đã qua kiểm toán, cơ quan thuế có thể tính toán và truy thu mức thuế phù hợp. Kiểm toán BCTC cũng là cơ sở để các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình.
Đối với doanh nghiệp được kiểm toán
Thông qua kiểm toán BCTC, đơn vị được kiểm toán mong muốn nhận diện các gian lận, sai sót và có biện pháp ngăn ngừa, khắc phục kịp thời. Từ đó có được một bản báo cáo tài chính hoàn thiện, đáp ứng được các chuẩn mực, nguyên tắc của luật kế toán, kiểm toán hiện hành.
Đối với cổ đông của công ty
BCTC đã được kiểm toán là căn cứ quan trọng để những người góp vốn và các cổ đông nắm bắt được một cách chính xác, đầy đủ về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Yêu cầu đối với kiểm toán báo cáo tài chính và ví dụ
Yêu cầu đối với kiểm toán BCTC
Kiểm toán BCTC cần đáp ứng được một số những yêu cầu cơ bản sau đây:
- Tính có thực: Thông tin thể hiện tài sản, nguồn vốn cần được đảm bảo bằng sự tồn tại của tài sản và nguồn vốn đó. Thông tin thể hiện nghiệp vụ phải có thực tế xảy ra nghiệp vụ làm bằng chứng đảm bảo.
- Tính đầy đủ: Trong khi tiến hành kiểm toán không được bỏ sót những thông tin được nêu ra trong bảng khai tài chính.
- Tính đúng đắn khi tính giá: Giá tài sản, giá thành… phải được tính toán dựa trên giá thực tế mà doanh nghiệp đã chi trả.
- Tính đúng đắn trong việc phân loại, trình bày: Mọi hoạt động như phân loại vốn và tài sản, trình bày quá trình kinh doanh thông qua hệ thống tài khoản tổng hợp/chi tiết… cần đảm bảo đúng theo các quy định pháp luật.
- Tính đúng đắn trong thể hiện quyền và nghĩa vụ: Tài sản phản ánh được nêu trong bảng khai tài chính phải thuộc quyền sử dụng, sở hữu lâu dài của doanh nghiệp. Các khoản vốn, công nợ… cũng cần thể hiện chính xác nghĩa vụ của doanh nghiệp.
- Tính chính xác xét về mặt cơ học khi thực hiện các phép tính như chuyển số, sang trang…
Ví dụ về kiểm toán BCTC
Giả sử một kiểm toán viên đang tiến hành kiểm toán số hàng tồn kho của doanh nghiệp. Có một số yêu cầu, định hướng xác minh mà kiểm toán viên cần tuân thủ như sau:
- Tính có thực: Sự tồn tại của hàng tồn kho so với số dư đã được thể hiện trên bảng cân đối kế toán.
- Tính đầy đủ: Số dư hàng tồn kho khi lập bảng cân đối kế toán đã bao gồm các sản phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ…
- Tính đúng đắn khi tính giá, sự chính xác cơ học: Số dư hàng tồn kho cần được thể hiện đúng theo giá trị thuần/giá trị thực của nó và cần đáp ứng những nguyên tắc chung được thừa nhận.
Tính đúng đắn trong thể hiện quyền và nghĩa vụ: Khi lập bảng cân đối kế toán, số dư hàng tồn kho vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm: Cẩm nang về kiểm toán nhà nước 2023
Quy định về kiểm toán báo cáo tài chính đối với các tổ chức, doanh nghiệp
Những tổ chức, doanh nghiệp phải kiểm toán BCTC
Theo quy định, những tổ chức, doanh nghiệp sau đây buộc phải thực hiện kiểm toán BCTC:
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Tổ chức tín dụng được lập ra và tuân theo quy định áp dụng cho các tổ chức tín dụng, kể cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam.
- Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, Ngân hàng, Tổ chức tài chính…
- Đơn vị trong ngành bảo hiểm như doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm & tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài về bảo hiểm phi nhân thọ.
- Các tổ chức, doanh nghiệp có từ 20% quyền biểu quyết được nắm giữ bởi những tổng công ty, tập đoàn nhà nước.
- Tổ chức phát hành & kinh doanh chứng khoán, công ty đại chúng.
Thời hạn và nơi nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán
Bộ phận kế toán của các công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân phải nộp báo cáo tài chính năm đã qua kiểm toán trong thời gian tối đa là 30 ngày (tính từ thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm). Bộ phận kế toán của các đơn vị khác phải nộp BCTC năm đã kiểm toán trong vòng 90 ngày. Thời hạn nộp BCTC năm của đơn vị kế toán trực thuộc trong nội bộ doanh nghiệp sẽ do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
Sau đây là những địa điểm tiếp nhận BCTC năm của doanh nghiệp:
Phân loại doanh nghiệp
Kỳ lập báo cáo
Nơi tiếp nhận BCTC
Cơ quan tài chính
Cơ quan Thuế
Cơ quan Thống kê
DN cấp trên
Cơ quan đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp Nhà nước
Quý, Năm
x
x
x
x
x
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Năm
x
x
x
x
x
Các doanh nghiệp khác
Năm
x
x
x
x
Không nộp báo cáo kiểm toán tài chính bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 12 Nghị định 41/2018, doanh nghiệp không nộp báo cáo kiểm toán tài chính sẽ bị phạt từ 40 – 50 triệu đồng.
Các phương pháp kiểm toán báo cáo tài chính
Khi tiến hành kiểm toán BCTC, các kiểm toán viên có thể thu thập bằng chứng kiểm toán bằng những phương pháp như:
Thử nghiệm cơ bản
Đây là phương pháp kiểm toán giúp nhận diện những sai sót trọng yếu thuộc cấp cơ sở dẫn liệu. Thử nghiệm cơ bản được phân chia thành 2 hình thức đó là:
- Kiểm tra chi tiết.
- Thủ tục phân tích cơ bản.
Thử nghiệm kiểm soát
Đây là phương pháp cho phép kiểm toán viên đánh giá xem hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả không. Thử nghiệm kiểm soát giúp nhận diện và khắc phục những sai sót, hạn chế thuộc cấp cơ sở dẫn liệu.
Nội dung kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm những gì?
Nội dung kiểm toán BCTC sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng phương pháp tiếp cận kiểm toán khác nhau. Cụ thể có 2 phương pháp tiếp cận là:
Phương pháp tiếp cận kiểm toán trực tiếp
Tiếp cận kiểm toán trực tiếp được thực hiện dựa trên các chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu bao gồm tài sản cố định, hàng tồn kho, tiền mặt… Với phương pháp này, đối tượng thông tin trực tiếp và nội dung kiểm toán là giống nhau. Mặc dù vậy, các chỉ tiêu thuộc báo cáo tài chính thường không độc lập mà có mối liên hệ với nhau. Vì vậy phương pháp tiếp cận này thường không mang lại hiệu quả cao.
Phương pháp tiếp cận kiểm toán chu kỳ
Đây là phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên những chỉ tiêu thuộc cùng loại nghiệp vụ và có mối liên hệ với nhau. Ví dụ như các chu kỳ nhân sự & tiền lương, bán hàng & thu tiền, mua vào & thanh toán… Nội dung kiểm toán trong từng giai đoạn thuộc những chu kỳ trên sẽ là kiểm toán số tiền/số dư của các chỉ tiêu có liên quan trên BCTC và kiểm toán nghiệp vụ.
Kiểm toán báo cáo tài chính gồm những bước nào?
Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán sẽ trải qua hai giai đoạn, đó là tiền kế hoạch và lập kế hoạch: Giai đoạn tiền kế hoạch: Kiểm toán viên sẽ tiến hành thu thập những thông tin về doanh nghiệp được kiểm toán. Đồng thời trao đổi, tìm hiểu về doanh nghiệp để nắm được nhu cầu kiểm toán của khách hàng và đánh giá các dịch vụ có thể cung cấp… Đây là căn cứ để công ty kiểm toán đưa ra quyết định ký hợp đồng hoặc không. Giai đoạn lập kế hoạch: Khi lập kế hoạch, kiểm toán viên cần nghiên cứu nhiều khía cạnh của doanh nghiệp. Ví dụ như hệ thống kiểm soát nội bộ, đặc điểm kinh doanh… Đồng thời xây dựng các thủ tục kiểm toán, lập mức trọng yếu để đảm bảo cuộc kiểm toán diễn ra thuận lợi nhất.
Bước 2: Thực hiện kiểm toán
Sau khi đã hoàn thành kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tiến hành các thủ tục kiểm toán. Bao gồm các thủ tục là:
- Thử nghiệm kiểm soát
- Thử nghiệm cơ bản
Bước 3: Kết luận và đưa ra ý kiến kiểm toán
Cuối cùng, kiểm toán viên sẽ tổng hợp và kiểm tra lại toàn bộ những bằng chứng kiểm toán. Từ đó đưa ra ý kiến kiểm toán để cung cấp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp xem xét.
Xem thêm: Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty MAN
Để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, Công Ty TNHH Quản Lý Tư Vấn Thuế MAN đem đến cho khách hàng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính với chất lượng hàng đầu hiện nay. MAN quy tụ đội ngũ chuyên gia và kiểm toán viên giàu kinh nghiệm. Đó là những người có am hiểu sâu rộng về lĩnh vực kiểm toán, kế toán, thuế và nắm vững Luật thương mại, lao động, đầu tư…
Hiện MAN đã và đang cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC, báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho những khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau. Chúng tôi cam kết mang lại cho doanh nghiệp những giải pháp tốt nhất và tư vấn hữu ích. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp.
Ngoài ra, khách hàng sử dụng dịch vụ của MAN còn được tư vấn về thuế, tài chính kế toán hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi cũng đảm bảo mức phí dịch vụ hợp lý căn cứ trên khảo sát thực tế tình hình doanh nghiệp và đảm bảo đúng luật định. Trong bối cảnh hiện nay, kiểm toán báo cáo tài chính đang ngày càng cho thể hiện được vai trò và tầm quan trọng của mình. Tuy nhiên để đảm bảo tính chính xác của kết quả kiểm toán, doanh nghiệp cũng cần sáng suốt để lựa chọn các công ty kiểm toán uy tín. Và Công Ty TNHH Quản Lý Tư Vấn Thuế MAN luôn là địa chỉ vàng được nhiều doanh nghiệp trên cả nước tin tưởng lựa chọn.
Ban biên tập: Man.net.vn
Câu hỏi thường gặp trong báo cáo tài chính
Khi kiểm toán BCTC phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản nào?
Có một số nguyên tắc cơ bản mà kiểm toán viên phải thực hiện theo, đó là:
Tuân thủ pháp luật.
Tuân theo nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp.
Tuân theo các chuẩn mực kiểm toán.
Luôn giữ thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp.
Kết quả của kiểm toán BCTC là gì?
Kiểm toán BCTC có kết quả là bản báo cáo kiểm toán. Trong bản báo cáo này, kiểm toán viên sẽ trình bày ý kiến, đánh giá của mình về tính hợp lý, trung thực, chính xác của các thông tin có trong báo cáo tài chính.
Bên cạnh kết quả kiểm toán BCTC, kiểm toán viên có thể gửi kèm thư quản lý. Nội dung của thư quản lý là trình bày những thiếu sót, hạn chế của đơn vị được kiểm toán trong quá trình lập BCTC, xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ, công tác vận hành và quản lý…
Bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC là gì?
Trong kiểm toán BCTC, bằng chứng có thể được hiểu là những thông tin thu thập được liên quan đến doanh nghiệp. Ví dụ như tình hình tuân thủ pháp luật, ngành nghề hoạt động, hệ thống kiểm soát nội bộ, tình hình kinh doanh, số dư tài khoản… Những bằng chứng này tồn tại dưới các hình thức đa dạng và đến từ nhiều nguồn khác nhau.
Chuẩn mực kiểm toán BCTC là gì?
Chuẩn mực kiểm toán (Audit Standards) là bộ tiêu chuẩn, quy phạm đóng vai trò là thước đo chung để đánh giá chất lượng công việc kiểm toán. Đồng thời, chuẩn mực kiểm toán còn là căn cứ pháp luật đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt của các kiểm toán viên , thành viên kiểm toán cùng những bên liên quan.
5/5 – (1 bình chọn)