Kiếm tiền không khó với các ý tưởng kinh doanh đồ handmade

Kinh doanh đồ handmade là xu hướng mới và độc đáo trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công ngay từ đầu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại như: không xác định đúng đối tượng khách hàng, sản phẩm lỗi thời, thiếu quảng bá sản phẩm hiệu quả…

Bài viết này Salekit sẽ giúp bạn làm sao để để kinh doanh đồ handmade một cách tốt nhất nhé!

Kinh doanh đồ handmade có dễ không?

kinh doanh đồ handmade

Đồ handmade còn có tên gọi khác là DIY (do it yourself). Bắt đầu từ việc một số bạn trong trường Đại học Mỹ thuật tự làm, tự sáng tạo những món đồ: vòng tay, dây buộc tóc, váy… cho riêng mình, đồ handmade đã nhanh chóng được biết đến và lan rộng thành một xu hướng. Độc đáo, không đụng hàng, lạ mắt, thể hiện được tâm huyết tình cảm của người làm ra sản phẩm và thể hiện cá tính, cái tôi khác biệt của người sở hữu món đồ đó là những lý do khiến đồ handmade trở nên cực kỳ “ăn khách” và thu hút hàng triệu người. Đặc biệt là những người luôn mong muốn sự mới lạ, hợp thời và tôn sùng ý thích tự sáng tạo.

Không chỉ trở thành một xu hướng “hot” đối với giới trẻ, đồ handmade còn trở thành những vật dụng, những món quà lưu niệm mang dấu ấn riêng được khách du lịch quốc tế thích thú và tìm kiếm sưu tầm. Do đó, tự làm một sản phẩm bằng tay đã cần nhiều công sức và thời gian. Quyết định kinh doanh đồ handmade với số lượng sản phẩm lớn hơn, chắc chắn bạn cần phải đầu tư nhiều hơn.

Tuy nhiên, làm đồ handmade để bán cũng có khá nhiều thuận lợi. Thường khi chọn một sản phẩm thông thường, khách hàng sẽ phải cân nhắc về tính năng của nó. Nhưng với đồ handmade thì khác, khách hàng có thể dễ dàng chọn mua sản phẩm đấy chỉ vì đẹp, độc, thú vị mà không quá quan tâm đến việc sử dụng nó chính xác cho việc gì.  Điều này đặc biệt đúng với các khách hàng nữ.

Bán đồ handmade bắt đầu từ đâu?

Để có thể gắt hái được thành công khi bán đồ handmade, bạn cần đi từ những bước đầu tiên từ việc trang bị kiến thức, xác định tài chính kinh doanh.. cho đến vạch ra những chiến lược quảng cáo cho shop đồ handmade của bạn. Cùng SaleKit đi vào từng bước nhé!

1. Trang bị kiến thức

Kinh doanh đồ handmade ngoài năng khiếu, sự khéo tay, bạn phải có sự đam mê và yêu thích. Vì đây là mặt hàng đòi hỏi sự sáng tạo, không ngừng học hỏi mới có thể đáp ứng được thị hiếu luôn thay đổi của khách hàng. Bạn có thể tham gia các lớp học, câu lạc bộ làm đồ handmade, hoặc xem các video dạy kỹ năng trên mạng.

bán đồ handmade

Các mặt hàng đồ handmade rất đa dạng, có ý nghĩa riêng. Là một chủ cửa hàng, bạn phải hiểu rõ những kiến thức này để tư vấn cho khách hàng, cũng như sáng tạo những món đồ phù hợp nhất. Bên cạnh đó, việc tự tìm hiểu các kiến thức cơ bản về đồ handmade cũng sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc góp phần giúp bạn đưa ra các quyết định trong việc đổi mới thương hiệu hay phối hợp nhiều thể loại để đưa ra một sản phẩm hoàn toàn mới mà không lo bị tác dụng ngược.

Tự sản xuất, tự kinh doanh đồ handmade là quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và đầu tư. Vì vậy, hãy bắt đầu từ những sản phẩm bạn có kinh nghiệm. Chọn những nguyên vật liệu bạn đã có sẵn nguồn hàng quen, bắt đầu làm từ các mẫu bạn đã thành công và được mọi người khen ngợi, tiếp cận từ khách quen đến lạ. Đi chậm nhưng chắc, điều này sẽ giúp hạn chế được tình trạng “sớm nở tối tàn” dễ gặp trong bán đồ handmade.

2. Xác định nguồn vốn kinh doanh đồ handmade

Không phải ai cũng có một số vốn lớn để bắt đầu kinh doanh khởi nghiệp. Hiện nay với số vốn ít ỏi thì tốt nhất bạn nên lựa chọn kinh doanh online, vừa không tốn mặt bằng kinh doanh mà lại có thể tận dụng các mối quan hệ. Bạn có thể lập Fanpage trên Facebook để bán hàng, tuy nhiên để tạo dựng được thương hiệu và buôn bán được cho nhiều người bạn cần phải có thêm các kiến thức về chạy quảng cáo và cách viết content hay chụp ảnh mặt hàng để thu hút khách hàng.

Khi hoạt động bán đồ handmade online của bạn đã đi vào ổn định, bạn nên xây dựng một cửa hàng handmade offline để chuyên nghiệp hóa hoạt động của mình, tạo niềm tin cho khách hàng. Bạn cần chuẩn bị số vốn ban đầu khoảng 50 triệu đồng để bắt đầu công việc kinh doanh này. Khoản tiền 50 triệu sẽ được phân chia như sau: 30 triệu dành cho thuê địa điểm (vì nhiều chủ nhà sẽ yêu cầu đặt cọc trước 6 tháng tiền thuê nhà), bàn ghế, tủ bày hàng: 10 triệu, các nguyên liệu làm đồ: 5 triệu, 5 triệu còn lại sẽ dành cho biển hiệu quảng cáo, in ấn tờ rơi… và các chi phí phát sinh khác. 

3. Xác định đối tượng khách hàng

Đây là một phần không thể thiếu trong kinh doanh dù là lớn hay nhỏ. Bạn cần phải biết đối tượng mình phục vụ là ai, họ mong muốn gì, sở thích hay thói quen của họ là gì, từ đó mới có thể thay đổi sản phẩm và cạnh tranh được với các đối thủ khác trên thị trường.

Những món đồ handmade được kinh doanh phổ biến nhất hiện nay với mức giá từ vài nghìn đến vài trăm nghìn đồng, vì vậy đối tượng hướng đến thường là học sinh, sinh viên các trường trung học phổ thông, đại học hoặc dân văn phòng công sở…. Các mặt hàng được mua chủ yếu từ các bạn tuổi teen nên hình thức, mẫu mã cần đa dạng, độc, dễ thương. Một số sản phẩm có thể kể đến như thiếp, túi xách, đồ trang trí, đồ lưu niệm….. Đây là hình thức bán đồ handmade phù hợp nhất với những người vốn thấp.

Ngoài ra, nếu bạn có nguồn vốn “dày” thì hãy thử kinh doanh thêm đồ handmade cao cấp, thủ công hoàn toàn như trang sức được gắn đá quý, kim cương, gốm sứ, lụa… với giá tiền khá cao, có thể lên tới hàng chục triệu, trăm triệu.

kinh doanh đồ handmade 

4. Tìm nguồn hàng giá rẻ

Việc bán đồ handmade không quá khó khăn. Quan trọng là bạn phải tạo được nét độc đáo, cá tính riêng cho sản phẩm của mình giữa vô số các mặt hàng hiện có trên thị trường.

Bạn có thể tham khảo một số địa nhập hàng giá sỉ sau đây:

  • Hà Nội: Khu vực Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, Đại học Kiến Trúc với các loại màu, giấy, bút vẽ…; Phố Cửa Đông chuyên bán các loại vải thô; Phố Hà Trung chuyên vải bạt, vải da; Phố Hàng Mã có giấy trang trí, giấy gấp origami,….
  • Hồ Chí Minh: Chợ da Hòa Hảo (ngã tư Hòa Hảo – Lý Thường Kiệt), chợ Kim Biên, khu vực đối diện Đại học Kiến Trúc (Nguyễn Đình Chiểu, quận 3), Chợ Đại Quang Minh (quận 5), Chợ vải đường Lê Minh Xuân (quận Tân Bình), Chợ vải Soái Kình Lâm (Trung tâm thương mại Đồng Khánh, Q5),….

Xem thêm: Kế hoạch kinh doanh để biết được những nguồn hàng giá rẻ trên thị trường

5. Chiến lược quảng cáo cho cửa hàng kinh doanh đồ handmade

Dù mở cửa hàng truyền thống hay bán đồ handmade online thì việc xây dựng thương hiệu cá nhân vẫn rất quan trọng. Đã qua rồi cái thời khách hàng tự tìm đến mua hàng, ngày nay nhà nhà kinh doanh, người người kinh doanh nên buộc bạn phải tận dụng sức mạnh của truyền thông để quảng cáo tiếp thị cho mình. Điều cơ bản nhất nếu bạn muốn nhiều khách hàng biết đến thì hãy sử dụng công cụ Facebook và Instagram. Giới trẻ hiện nay sử dụng mạng xã hội khá nhiều vì vậy bạn yên tâm lựa chọn hình thức này.

Một vài ý tưởng khi bán đồ handmade

1. Làm đồ handmade từ len

kinh doanh đồ handmade

Từ những cuộn len hoặc dải ruy băng màu sắc, bạn có thể tự tay tạo nên những sản phẩm độc đáo như: thú nhồi bông, găng tay, giày, quần áo, khăn len cho bé. Ngoài ra, với len và ruy bằng bạn có thể tạo thêm điểm nhấn cho những vật dụng thông thường. Biến những thứ đơn giản thành độc đáo là điều khách hàng rất thích khi tìm đến một cửa hàng đồ handmade. 

2. Làm đồ handmade từ giấy

bán đồ handmade

Giấy là một vật liệu dễ dàng biến hóa, cho bạn thỏa sức sáng tạo với vô vàn ý tưởng khác nhau. Với đôi tay khéo léo và một chút tinh ý khi tìm hiểu thị hiếu khách hàng, bạn có thể tạo ra nhiều sản phẩm handmade đắt hàng: hộp quà, thiệp chúc mừng, tranh giấy nghệ thuật, hoa giấy,…  

Ngoài ra, nếu bạn chưa biết kinh doanh đồ handmade như nào thì nên chọn loại mặt hàng nào thì hộp quà handmade có lẽ là một gợi ý khá hay ho cho bạn. Hộp quà thủ công từng là món đồ handmade bán chạy và được khá nhiều các bạn teen quan tâm, nhờ thiết kế độc đáo, không đụng hàng. Nguyên liệu làm hộp có thể là bìa cứng, hoặc que dẹt có độ bền cao. 

3. Làm đồ handmade theo trend

bán đồ handmade

Xu hướng sử dụng đồ handmade của khách hàng thường chịu ảnh hưởng bởi phim ảnh, truyện tranh, phong cách thời trang của thần tượng. Vì thế, ý tưởng làm đồ handmade của cửa hàng phải nắm bắt theo những xu hướng dẫn đầu sẽ “đắt khách” hơn.

Điển hình như trào lưu mua Dream Catcher cuối năm 2013, chịu ảnh hưởng bởi bộ phim The Heir, rất nhiều cửa hàng handmade bày bán mặt hàng này. Bên cạnh đó các lớp dạy thiết kế Dream Catcher cũng được mở ra thu được lượng người học rất cao. Có thể nói chỉ trong 1, 2 tháng nhiều cửa hàng handmade thu được hàng chục triệu đồng nhờ đi theo xu hướng này.

Hãy thường xuyên cập nhật phong cách của những ngôi sao nổi tiếng, đặc biệt là thần tượng xứ Hàn. Lên ý tưởng làm đồ handmade dựa trên xu hướng thời trang các idol ưa chuộng. Vì fan luôn sẵn sàng chi tiền để sở hữu những món đồ giống thần tượng của mình.

4. Làm đồ handmade từ đồ tái chế

Sử dụng đồ tái chế để làm đồ handmade không chỉ giúp giảm thiểu rác thải, góp phần bảo vệ môi trường mà còn tạo ra những sản phẩm độc nhất vô nhị, đánh trúng tâm lý khách hàng. Biến bóng đèn đã hỏng thành chậu hoa, thiết kế ống cắm bút cho dân văn phòng từ vỏ lon cũ hay tân trang lại lọ thủy tinh bỏ đi để làm đồ trang trí, đều là ý tưởng bạn có thể khai thác.

5. Bán bánh kẹo handmade

bán đồ handmade

Bạn đang ấp ủ kế hoạch kinh doanh đồ handmade nhưng chưa biết nên kinh doanh mặt hàng nào? Tại sao bạn không thử làm bánh ngọt homemade? Xu hướng kinh doanh bánh handmade nở rộ vào khoảng vài năm trở lại đây và trở thành một trong những mô hình kinh doanh bánh mới mẻ, độc đáo khiến giới trẻ yêu thích. Nhưng để xây dựng được thương hiệu và có chổ đứng trong thị trường bánh handmade màu mỡ thì cũng phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Không những phải đảm bảo chất lượng, hương vị thơm ngon, nguyên liệu tự nhiên àn toàn mà còn phải luôn cập nhật và sáng tạo nên những món bánh ngon hợp xu hướng để có thể cạch tranh với các đối thủ khác trong nghề.

Tóm lại

Làm đồ handmade để bán không dễ, nhưng nếu bạn đam mê và kiên trì học hỏi, tìm tòi, chẳng gì có thể làm khó bạn. Hi vọng với những gợi ý trên của Phần mềm quản lý bán hàng Salekit, bạn sẽ có cho mình những định hướng ban đầu để kinh doanh đồ handmade thành công.