Kiểm soát chất lượng sản phẩm là gì? Nội dung và ví dụ về kiểm soát chất lượng
Kiểm soát chất lượng sản phẩm là gì? Nội dung và ví dụ về kiểm soát chất lượng? 6 bước triển khai quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm?
Hiện nay với thị trường hàng hóa đa dạng và phong phú thì cả nhà sản xuất lần người tiêu dùng đều rất quan tâm tới yếu tố chất lượng sản phẩm để làm sao đem đến thị trường những sản phẩm chất lượng nhất. Theo đó việc kiểm soát chất lượng là công việc không thể thiếu với doanh nghiệp.
1. Kiểm soát chất lượng sản phẩm là gì?
Kiểm soát chất lượng trong tiếng Anh là Quality Control, viết tắt là QC.
Khi nhắc tới việc kiểm soát chất lượng là quá trình doanh nghiệp tìm cách đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm được duy trì hoặc cải thiện, đồng thời giảm thiểu lỗi và sai sót và kiểm soát chất lượng đòi hỏi doanh nghiệp tạo ra một môi trường trong đó cả người quản lí và nhân viên đều cố gắng hướng tới sự hoàn hảo điều này được thực hiện bằng cách đào tạo nhân viên, tạo ra điểm chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm; thử nghiệm sản phẩm để kiểm tra các biến có ý nghĩa thống kê.
Một trong những khía cạnh chính của kiểm soát chất lượng là thiết lập các tiêu chuẩn rõ ràng và với những tiêu chuẩn này giúp chuẩn hóa sản xuất và cách phản ứng đối với các vấn đề về chất lượng có thể nảy sinh đồng thời hạn chế khả năng xảy ra lỗi bằng cách chỉ định rõ nhiệm vụ của nhân viên; làm giảm khả năng một nhân viên tham gia thực hiện những công việc mà anh ta/cô ta chưa đủ trình độ để thực hiện.
Yếu tố nguyên vật liệu là yếu tố chính đầu vào, có ảnh hưởng chủ yếu đến chất lượng sản phẩm. Để sản phẩm đầu ra có chất lượng thì nguyên vật liệu đầu vào phải có chất lượng với các yếu tố thiết bị và công nghệ là các yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng đến sự hình thành chất lượng sản phẩm. Yếu tố con người ở đây bao gồm toàn bộ nguồn nhân lực trong một tổ chức từ lãnh đạo cao nhất đến các nhân viên đều tham gia vào quá trình tạo chất lượng. Tuy nhiên ở đây người ta nhấn mạnh đến vai trò của lãnh đạo và trưởng các phòng, ban, bộ phận, những người chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Khi đánh giá chất lượng, có thể tin tưởng những khách hàng đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ nhiều lần. Mức độ sử dụng lặp lại với tần suất cao cho thấy chất lượng đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng và bên cạnh đó, cũng có thể dựa vào các trung tâm, tổ chức có chuyên môn, hoạt động độc lập với nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ. Đừng đánh giá chất lượng dựa trên những quan điểm chủ quan, phiếm diện hay theo số đông.
2. Nội dung và ví dụ về kiểm soát chất lượng:
Kiểm soát chất lượng bao gồm kiểm tra các đơn vị và xác định xem chúng có đáp ứng các thông số kỹ thuật cho sản phẩm cuối cùng hay không với mục đích của việc thử nghiệm là xác định xem liệu có cần thực hiện bất kì hành động khắc phục sai sót nào đối với qui trình sản xuất không. Kiểm soát chất lượng tốt giúp các công ty đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm chất lượng quá trình kiểm tra chất lượng có liên quan đến mọi bước trong quá trình sản xuất. Nhân viên thường bắt đầu bằng việc kiểm tra nguyên liệu thô, kiểm tra chọn mẫu những sản phẩm trên dây chuyền sản xuất và kiểm tra thành phẩm.
Việc kiểm tra các giai đoạn khác nhau trong qui trình sản xuất giúp xác định nơi xảy ra sai sót và các bước khắc phục cần thực hiện để ngăn chặn sai sót trong tương lai.Các bước kiểm soát chất lượng được thực hiện trong một công ty phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp, lĩnh vực hoạt động và sản phẩm mà công ty đó chế tạo. Trong sản xuất thực phẩm và dược phẩm, kiểm soát chất lượng bao gồm đảm bảo sản phẩm không làm cho người tiêu dùng bị bệnh, vì vậy công ty thực hiện các kiểm tra hóa học và vi sinh của các mẫu sản phẩm lấy từ dây chuyền sản xuất.
Ngoài ra, vì vẻ ngoài của thực phẩm chế biến có ảnh hưởng lớn đến nhận thức của người tiêu dùng, các nhà sản xuất có thể chuẩn bị sản phẩm theo hướng dẫn đóng gói của chúng để kiểm tra trực quan trong sản xuất ô tô, kiểm soát chất lượng tập trung vào việc xem xét cách các bộ phận khớp và tương tác với nhau; đảm bảo cho động cơ hoạt động trơn tru và hiệu quả. Trong ngành công nghiệp điện tử, thử nghiệm có thể bao gồm việc sử dụng đồng hồ đo luồng công suất điện.
3. 6 bước triển khai quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm:
Bước 1: Triển khai tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
Doanh nghiệp có thể tuân theo một số tiêu chuẩn chất lượng do các cơ quan, tổ chức bên ngoài quy định như: thanh tra an toàn thực phẩm, hiệp hội ngành, cơ quan quản lý chính phủ,… Tuy nhiên, một số lĩnh vực sẽ không có các tiêu chuẩn chất lượng nhất định. Thế nên, bạn cần xây dựng những tiêu chuẩn riêng cho mình. Tiêu chuẩn chất lượng sẽ phụ thuộc vào mỗi bộ phận trong doanh nghiệp bạn. Dù vậy, chúng vẫn có một điểm chung là: phải được đo lường một cách khách quan.
Bước 2: Xác định tiêu chuẩn chất lượng trọng tâm
Trong chúng ta chắc chắn ai cũng sẽ rất muốn đảm bảo chất lượng trong mọi khía cạnh sản xuất sản phẩm nhưng trên thực tế, chẳng mấy ai thực hiện được điều đó một cách dễ dàng và đầu tiên bạn cần tập trung vào các tiêu chuẩn quan trọng nhất đây là những tiêu chuẩn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và trải nghiệm khách hàng của bạn và việc chọn tiêu chuẩn trọng tâm giúp bạn đạt kết quả nhanh chóng. Đồng thời, nhóm làm việc của bạn cũng không bị quá tải bởi các tiêu chuẩn ít quan trọng hơn.
Bước 3: Thiết lập quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm
Sau khi đã hoàn thành bước như trên tiếp theo bạn cần làm là lên kế hoạch thật chi tiết và khoa học để xây dựng một quy trình kiểm soát chất lượng hiệu quả nhất có thể và theo W.Edwards Deming – nhà sáng lập kiểm soát chất lượng hiện đại, quy trình được thiết kế tốt sẽ mang lại các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao. Khi bạn tạo ra một quy trình mang tính nhất quán, sản phẩm và dịch vụ của bạn sẽ được cải thiện tốt hơn. Bạn có thể dựa trên tiêu chuẩn trọng tâm để thiết kế một quy trình phù hợp nhất.
Bước 4: Đánh giá lại kết quả
Bạn có thể đánh giá quy trình của mình dựa trên: phần mềm kinh doanh, ứng dụng tài chính và kế toán hoặc các công cụ quản lý khách hàng và những thông tin thu thập được sẽ giúp bạn đánh giá chính xác việc kiểm soát chất lượng của mình tốt nhất, bạn nên thực thi công đoạn này nhiều lần để đưa ra những nhận định trực quan và hiệu quả hơn.
Bước 5: Tiếp nhận phản hồi
Sau khi nắm bắt được tình hình nội bộ ở bước trên, bạn cần “tiếp thu” thêm nguồn ý kiến bên ngoài và để có bức tranh đầy đủ hơn về chất lượng sản phẩm dịch vụ, bạn có thể khảo sát khách hàng, tạo bảng đánh giá và xếp hạng trực tuyến, xét điểm số người quảng cáo ròng (NPS – Net Promoter Score), Bên cạnh đó, bạn có thể nhận phản hồi từ các nhân viên của mình hãy đặt ra một số câu hỏi như:
+ Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm đang hoạt động ra sao? Có mang lại chất lượng tốt?
+ Làm sao cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt hơn?
+ Cần chú trọng tiêu chuẩn nào để duy trì và cải thiện chất lượng sản phẩm?,…
Bước 6: Bắt tay thực hiện
Công đoạn cuối cùng chính là hiện thực hóa quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm ở bước này, bạn chỉ cần xem lại, sửa đổi hoặc bổ sung cho bản kế hoạch của mình được hoàn thiện hơn, sau đó bắt tay vào và thực hiện chúng nếu đã đáp ứng được các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng đã đặt ra, đừng dừng lại tại đó. Bạn hãy thực hiện quy trình này nhiều lần để chất lượng sản phẩm đạt mức tối ưu nhất.
Như vậy chúng ta thấy quy trình này đảm bảo những sản phẩm bạn cung cấp ra thị trường là tốt nhất. Người tiêu dùng thông minh luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu vì vậy, nếu việc kiểm soát chất lượng sản phẩm hiệu quả, doanh nghiệp bạn sẽ được khách hàng tin cậy và chọn lựa. Lúc này, giá cả sẽ không còn là trở ngại lớn đối với các mặt hàng của bạn. Bên cạnh đó, khi làm việc theo quy trình, ý thức trách nhiệm của nhân viên sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ. QC có khả năng truyền cảm hứng cho nhân viên để họ tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Phương pháp này chính là nhân tố giúp bạn chinh phục người tiêu dùng hiệu quả. Ngoài ra, bạn sẽ tiết kiệm chi phí cho việc kiểm tra và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả.